Đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong thời đại hiện nay – Tài liệu text

Đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong thời đại hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.74 KB, 13 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn: “Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện.
Phải ra sức làm nhưng làm vội cũng không được. Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ
nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai, rồi thứ ba mới đến bước thứ ba. Vội thì ngã. Phải làm
có kế hoạch, có từng bước”.
Như vậy để thấy được tầm quan trọng của Giáo dục, nhưng không phải phương pháp giáo
dục nào cũng đúng. Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát
triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền
giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập. Hiển nhiên việc đổi mới giáo dục đang
là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, từ lý thuyết đên thực tế là
1 quãng đường dài.
Nhưng đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục không phải là một quá trình đơn giản,
dễ dàng; không phải chỉ vì nền giáo dục đang có nhiều yếu kém, bất cập, thiếu nguồn lực
đầu tư, mà còn bởi nhiều vấn đề mới đang còn không ít nhận thức khác nhau, cần có
những nghiên cứu sâu để tìm ra lời giải có căn cứ cả về lý luận khoa học và thực tiễn. Hơn
nữa giáo dục là một hệ thống xã hội lớn, khá phức tạp với nhiều chủ thể tham gia và liên
quan, vận hành liên tục, năm này gắn với năm khác, bậc nọ gắn với bậc kia, không thể
dừng lại một cách dứt đoạn, làm lại từ đầu cả hệ thống cùng một lúc. Quá trình đổi mới
này cũng không thể là công việc của một năm, 5 năm, mà là công việc của 10 năm và có
thể lâu hơn. Do đó, quá trình đổi mới này phải được triển khai thống nhất, đồng bộ, có
bước đi phù hợp với những ưu tiên xác định, trên cơ sở gắn nghiên cứu khoa học với thử
nghiệm, với tổng kết thực tiễn, với tổ chức triển khai rộng trên thực tế, rút kinh nghiệm và
điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện, để không cho phép xảy ra những sai lầm nghiêm trọng.
Tất cả những vấn đề quan trọng liên quan đến quá trình đổi mới căn bản toàn diện nền
giáo dục phải được nghiên cứu một cách thấu đáo, khoa học, khách quan và có hệ thống.
Do tầm quan trọng, quy mô, tính chất và nội dung rộng lớn đó, nên công cuộc đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục không thể chỉ giao và là nhiệm vụ riêng của ngành giáo
dục. Đây là sự nghiệp lớn lao của cả Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy cần có một

Ban Chỉ đạo Trung ương (hay Ban Chỉ đạo Quốc gia) về đổi mới căn bản toàn diện nền
giáo dục, với sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Nhà nước, với sự tham gia của
đông đảo các nhà khoa học, quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp và những người am
hiểu sâu sắc về giáo dục…, trong đó ngành giáo dục là nòng cốt.
Vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài : Đổi mới nền giáo dục Việt Nam
trong thời đại hiện nay” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần Giáo dục học đại cương.

B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
– Giáo dục – đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chất
lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so với
yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt, chưa thực sự là quốc sách
hàng đầu.
– Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện
đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tính
sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
– Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối
sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn
yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ
năng thực hành, kỹ năng sống…
– Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân
đối.
– Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên
nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn
nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước.
– Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực
của một bộ phận còn thấp.
– Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kết

với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phương
châm.
– Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nước
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa
được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập.
– Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế,
chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyết
sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ đạo tổ

chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách về giáo dục còn
chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.
Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải quyết
khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời, thiếu
chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới chiều sâu bản
chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những người lãnh đạo quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy
đủ, khách quan, như các văn kiện của Đảng đã nêu, sâu hơn, bản chất hơn những gì nêu
trên báo chí và những báo cáo tổng kết thành tích.
Từ thực trạng đáng buồn nêu trên thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao
chất lượng dạy và học là vô cùng cần thiết.
II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Xu hướng chính.
– Xu hướng thứ 1 : Phát triển công nghệ dạy học hiện đại (Technology of teaching): Đây
là hướng lý luận dạy học ứng dụng, nghiên cứu dạy học theo chiều phân hóa
– cá thể hóa theo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội. Sử dụng tối đa, trong
thế chọn lựa tối ưu các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt
chú trọng tự học có hướng dẫn (Assisted Self – learring), có hệ đánh giá
định lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh.
– Xu hướng thứ 2 : Dạy học theo khuynh hướng sáng tạo học (Creatology): Một khuynh
hướng mới, đang thịnh hành ở các nước tiên tiến. Vượt chuẩn “công nghệ

cao”, họ bắt đầu quay về thu hút tất cả những ai có “chất xám” bất kể có
trình độ học vấn cỡ nào, ai cũng có thể học để phát huy sáng tạo. Vận dụng
tất cả thế mạnh của các phương pháp dạy học nhằm kích thích và bảo đảm
đầy đủ cho năng lực và môi trường sáng tạo của người học. Có hệ chuẩn
đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh theo năm cấp độ khác nhau.
Đây là khuynh hướng rất quan trọng, đẩy mạnh sự học, chịu khó sáng
tạo khi học để “đuổi kịp người và thời đại”.
– Xu hướng thứ 3: gọi là Cách tân truyền thống, chuyển mình đón
nhận những thành tựu dạy học hiện đại, lấy phương pháp nêu vấn đề – đối

thoại làm then chốt. Vận dụng linh họat tất cả các phương pháp nhằm đạt
hiệu quả tối ưu trong giảng dạy. Tùy tình hình cụ thể mà có một lộ trình
thích hợp, từng bước tiến tới đổi mới dạy học toàn diện.
2. Nhiệm vụ trọng tâm.
– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động.
Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo chí
chủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dung của
Nghị quyết 29.
– Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp
học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, triển khai phân
luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; phân loại các cơ sở giáo dục đại
học theo hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm
giáo dục kỹ thuật tổng hợp –hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
– Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực
Với nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng sẽ phải rà soát, hoàn thiện chương trình giáo
dục mầm non bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ,
hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khai

chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư
thục.
Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng việc tăng cường
các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng
cho học sinh. Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách in
và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
Cùng với đó, rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp
đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toàn
xã hội.

– Đổi mới thi cử, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung
Theo đó, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục được đổi mới
theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá
cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.
Trong đó, cần đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển
sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt
nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng,
đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập…
– Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà giáo đầu ngành ở các cấp học
Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cần đổi mới mạnh mẽ mục tiêu,
nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách
nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo: mức lương nhà giáo được hưởng trong hệ
thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;
phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính cho thời gian trực tiếp giảng dạy. Xây dựng cơ chế tín
dụng để tạo điều kiện về nhà ở và học tập nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên trẻ.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Cần sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục,
đào tạo, dạy nghề ngoài công lập; cơ chế cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục
mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.
Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp
giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong
và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo đảm sự công bằng về mọi
chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công
lập.
– Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Chương trình hành động cũng cho biết, Chính phủ sẽ xác định rõ trách nhiệm của các cơ

quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành,
lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnh
phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực, tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo
dục, đào tạo và dạy nghề.
– Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề
công lập hiện có, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất rèn luyện thể lực
và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
– Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Chính phủ xác định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và
dạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của
các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đào
tạo các trình độ phủ hợp với khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài
tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại Việt Nam và cử chuyên gia, giảng viên của Việt Nam
ra nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy…
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC
Mỗi giảng viên phải có khả năng làm việc cường độ cao, có tinh thần
đổi mới, tiếp cận thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ
năng mới. Giảng viên phải thành thạo trong các kỹ năng giảng dạy từ cách tổ
chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học
viên thảo luận, dẫn đắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện… Giảng viên
phải là những chuyên gia trong lĩnh vực phụ trách, phải là những nhà nghiên
cứu khoa học giỏi. Để đáp ứng yêu cầu trên cần thay đổi lại cơ chế tuyển
dụng giảng viên, chú trọng nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thực tiễn, xây dựng chiến
lược huấn luyện, thực tập thường xuyên, lâu dài, khai thác tối đa
bộ phận trợ giảng. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế động viên như thêm thời
gian, điểm đánh giá, tài chính,….

1. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm
trung tâm
Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” không có nghĩa
là loại trừ phương pháp thuyết giảng. Thực chất đó là sự kết hợp hài hoà
nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ
tính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của người học. Với phương pháp
này yêu cầu người giảng không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày
mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên
cơ sở đó người giảng có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến
người học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú.
Để có thực hiện tốt phương pháp giảng dạy này, đòi hỏi:
– Ngay từ đầu môn học, giảng viên phải giới thiệu các tài liệu học tập đã
chọn lọc theo từng vấn đề trong nội dung giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng
viên phải nêu vấn đề, gợi mở các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu tài liệu
tham khảo từ đó giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức trong sự so sánh đối
chiếu, tạo thuận lợi cho sinh viên tích lũy được vốn kiến thức đa dạng, khám

phá ra những ý tưởng mới, góp phần rèn luyện khả năng xử lý, tiếp nhận tri
thức và phát huy tư duy sáng tạo.
– Giảng viên phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng nội dung thảo luận và tăng
cường các hình thức trao đổi thảo luận cả về lý thuyết và thực hành. Trong
qúa trình thảo luận, giảng viên không làm thay, chỉ là người hướng dẫn, định
hướng cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, tự bồi dưỡng
niềm tin khoa học, từ đó giúp sinh viên nắm bắt nội dung học tập nghiên cứu
một cách sâu sắc và đầy đủ.
– Trong điều kiện thời gian có hạn, việc tổ chức thảo luận nhóm và học
đối thoại có thể làm “cháy” giáo án. Do đó phải lựa chọn những vấn đề trọng
tâm và phải xác định rõ thời lượng cho mỗi bài thảo luận.
– Để cho sinh viên tự tin trong tham gia phát biểu thảo luận, đối thoại,
đòi hỏi giáo viên cần phải tạo cho lớp học một không khí học tập thoải mái
thân thiện và không căng thẳng, mà vẫn không mất đi tính nghiêm túc của

nó.
– Kết cấu chương trình phải hợp lý sao cho sinh viên phải có quỹ thời
gian để đọc và nghiên cứu các tài liệu được giáo viên hướng dẫn.
– Lớp học phải bố trí số lượng sinh viên vừa phải. Nếu số lượng sinh
viên qúa đông thì khó có thể giảng dạy theo phương pháp mới một cách
hiệu quả được.
2. Nâng cao chất lượng giảng dạy
Chất lựợng giảng dạy có thể được đánh giá từ kết quả học tập của người
học, từ những đánh giá dành cho giảng viên, từ nhận xét của người sử dụng
“sản phẩm”…Vậy tiêu chí cụ thể là gì và tiêu chí đó có thể phân chia thành
yếu tố định tính và định lượng được không? Với ý kiến cá nhân, tôi mạnh
dạn liệt kê các tiêu chí để đánh giá chất lượng và lấy đó làm cơ sở để xét
đoán chất lượng giảng dạy thưc tế hiện nay của trường chúng ta như sau :
* Chỉ tiêu định lượng :

-Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiệp
-Dựa trên tổng hợp ý kiến thăm dò của sinh viên
* Chỉ tiêu định tính :
-Có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng học, từng
chuyên đề, môn học.
-Đảm bảo truyền đạt những thông tin chính yếu nhất mà môn học đòi
hỏi, thông tin được cung cấp có độ chính xác, logic, khoa học và có tính thực
tiễn, có sự kết nối với các môn học có liên quan.
* Cung cấp đầy đủ tài liệu:
Nêu tên tài liệu, hệ thống câu hỏi bài tập và có hướng dẫn cách thức tìm
hiểu thông tin, phương pháp giải bài tập.
* Nâng cao nhận thức :
Giúp cho người học nhận thức được khả năng ứng dụng kiến thức đã
học vào việc học các môn khác hoặc vào thực tiễn, các môn ngành có thể
thao tác, xử lý được nghiệp vụ ngay khi còn đang học.
* Phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên : hướng dẫn được cho

sinh viên cách thức nghiên cứu vấn đề, tạo sự hứng khởi, chủ động cho
người học.
* Biết sử dụng các phương tiện trợ giảng hợp lý.
Tuy nhiên các tiêu chí này cần được đặt trong một hoàn cảnh và môi
trường cụ thể, trong mối quan hệ giữa dạy và học cũng như sự hỗ trợ về cơ
sở vật chất, điều kiện, môi trường làm việc, cách thức quản lý thích hợp để
xét đoán
3. Sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại.
Phải chuẩn bị chu đáo và sử dụng hợp lý các phương tiện trợ giảng. Tuy
nhiên không nên qúa lạm dụng có thể gây phản tác dụng. Vẫn còn tình trạng
quá lạm dụng, ỷ lại phương tiện trợ giảng, không thoát ly được bài giảng, vì
vậy khi xảy ra bất trắc -ví dụ như mất điện-các phương tiện trợ giảng không

sử dụng được thì giảng viên trở thành bị động.
4. Chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập
Thực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưa
được xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ
thực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đề
rất đáng quan tâm.
Giống như lợi nhuận trong kinh doanh, trong học tập điểm số chính là
dấu hiệu chỉ báo cơ bản phản ánh kỹ năng kiến thức của một sinh viên cần
phải đạt được qua một khoá học. Đánh giá quá trình học tập phải được thể
hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn mực dùng để xác
định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thống
điểm số đánh giá được chuẩn hoá, sao cho vừa có thể chuyển tải được hết
mục đích của giáo dục, vừa giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có ích
năng lực của sinh viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng được
mục tiêu và điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bản
thân.
Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ở
chổ chất lượng của hệ thống xác định nó. Chất lượng càng cao mức độ

chuẩn hoá càng lớn, khả năng quốc tế hoá nền giáo dục đó càng rộng. Trước
yêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nhanh chóng hoàn thiện một hệ thống
đánh giá kết quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Những thành tựu, kết quả nổi bật.
– Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là:
– Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn
dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ đào
tạo, trình độ và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động.

– Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc
thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn,
bình đẳng giới cơ bản được bảo đảm.
– Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục
vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Công tác quản lí giáo dục có bước chuyển biến tích cực.
– Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo
được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bước
hiện đại hoá.
– Xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.
2. Điểm hạn chế.
Những hạn chế, yếu kém chủ yếu của giáo dục và đào tạo nước ta trong giai đoạn vừa qua
là:
– Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

– Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp giáo
dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu gắn kết giữa đào tạo với
nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú
trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc.
– Hệ thống giáo dục thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức
giáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chưa gắn đào
tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động.
– Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác,
nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc xã hội.
– Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng
và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm
huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

– Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục
và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
– Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục còn thấp so
với yêu cầu. Mức chi cho mỗi người học chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, chưa
phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo.

C. KẾT LUẬN

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát
triển và đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì dưới sự quan tâm
của Đảng và Nhà Nước và sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục thì quy mô và mạng lưới cơ
sở giáo dục và đào tạo có bước phát triển nhanh, hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh
từ mầm non đến Đại học lẫn sau đại học. Cơ sở trường lớp từng bước được chuẩn hóa và
hiện đại hóa, chất lượng giáo dục ở từng khóa học được nâng cao.
Tuy nhiên đến nay giáo dục nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, vẫn còn tồn
tại nhiều yếu kém. Đó chính là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm và từng bước hoàn thiện
hơn nữa. Có thể nói rằng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục có tầm quan
trọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc trong giai đoạn
mới. Bởi vì, sức mạnh của một dân tộc, năng lực cạnh tranh của một quốc gia đang chuyển
mạnh từ nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động sang tri thức, trí tuệ, nguồn nhân lực chất
lượng cao – là năng lực tổng hợp của những thế hệ người làm chủ thể vững vàng, tin cậy,
đầy bản lĩnh của một dân tộc. Và đó phải là sản phẩm của một nền giáo dục tiên tiến, hiện
đại.

Ban Chỉ đạo Trung ương (hay Ban Chỉ đạo Quốc gia) về đổi mới căn bản toàn diện nềngiáo dục, với sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Nhà nước, với sự tham gia củađông đảo các nhà khoa học, quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp và những người amhiểu sâu sắc về giáo dục…, trong đó ngành giáo dục là nòng cốt.Vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài : Đổi mới nền giáo dục Việt Namtrong thời đại hiện nay” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần Giáo dục học đại cương.B. NỘI DUNGI. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY- Giáo dục – đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chấtlượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so vớiyêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt, chưa thực sự là quốc sáchhàng đầu.- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiệnđại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tínhsáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.- Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lốisống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫnyếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹnăng thực hành, kỹ năng sống…- Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cânđối.- Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyênnhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, cònnhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hộinhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước.- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lựccủa một bộ phận còn thấp.- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kếtvới nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phươngchâm.- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nướctrong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưađược quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập.- Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế,chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyếtsách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ đạo tổchức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách về giáo dục cònchủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải quyếtkhắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời, thiếuchiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới chiều sâu bảnchất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những người lãnh đạo quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầyđủ, khách quan, như các văn kiện của Đảng đã nêu, sâu hơn, bản chất hơn những gì nêutrên báo chí và những báo cáo tổng kết thành tích.Từ thực trạng đáng buồn nêu trên thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng caochất lượng dạy và học là vô cùng cần thiết.II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY1. Xu hướng chính.- Xu hướng thứ 1 : Phát triển công nghệ dạy học hiện đại (Technology of teaching): Đâylà hướng lý luận dạy học ứng dụng, nghiên cứu dạy học theo chiều phân hóa– cá thể hóa theo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội. Sử dụng tối đa, trongthế chọn lựa tối ưu các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đặc biệtchú trọng tự học có hướng dẫn (Assisted Self – learring), có hệ đánh giáđịnh lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh.- Xu hướng thứ 2 : Dạy học theo khuynh hướng sáng tạo học (Creatology): Một khuynhhướng mới, đang thịnh hành ở các nước tiên tiến. Vượt chuẩn “công nghệcao”, họ bắt đầu quay về thu hút tất cả những ai có “chất xám” bất kể cótrình độ học vấn cỡ nào, ai cũng có thể học để phát huy sáng tạo. Vận dụngtất cả thế mạnh của các phương pháp dạy học nhằm kích thích và bảo đảmđầy đủ cho năng lực và môi trường sáng tạo của người học. Có hệ chuẩnđánh giá năng lực sáng tạo của học sinh theo năm cấp độ khác nhau.Đây là khuynh hướng rất quan trọng, đẩy mạnh sự học, chịu khó sángtạo khi học để “đuổi kịp người và thời đại”.- Xu hướng thứ 3: gọi là Cách tân truyền thống, chuyển mình đónnhận những thành tựu dạy học hiện đại, lấy phương pháp nêu vấn đề – đốithoại làm then chốt. Vận dụng linh họat tất cả các phương pháp nhằm đạthiệu quả tối ưu trong giảng dạy. Tùy tình hình cụ thể mà có một lộ trìnhthích hợp, từng bước tiến tới đổi mới dạy học toàn diện.2. Nhiệm vụ trọng tâm.- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động.Các Bộ, ngành, địa phương, trước hết là ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo chíchủ động tổ chức việc học tập và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các nội dung củaNghị quyết 29.- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thôngHoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấphọc, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, triển khai phânluồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; phân loại các cơ sở giáo dục đạihọc theo hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.Ngoài ra, tiếp tục triển khai việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâmgiáo dục kỹ thuật tổng hợp –hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện.- Đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thựcVới nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng sẽ phải rà soát, hoàn thiện chương trình giáodục mầm non bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ,hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Triển khaichương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tưthục.Xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng việc tăng cườngcác hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năngcho học sinh. Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách invà sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đàotạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc.Cùng với đó, rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệpđáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo và nhân lực của từng ngành, nghề, địa phương, toànxã hội.- Đổi mới thi cử, tiến tới tổ chức một kỳ thi chungTheo đó, hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục được đổi mớitheo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giácuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.Trong đó, cần đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyểnsinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốtnghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng,đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập…- Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà giáo đầu ngành ở các cấp họcVề phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cần đổi mới mạnh mẽ mục tiêu,nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rènluyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, tráchnhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chấtlượng cao trong ngành giáo dục và đào tạo: mức lương nhà giáo được hưởng trong hệthống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;phụ cấp thâm niên nghề nghiệp tính cho thời gian trực tiếp giảng dạy. Xây dựng cơ chế tíndụng để tạo điều kiện về nhà ở và học tập nâng cao trình độ cho giáo viên, giảng viên trẻ.- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghềCần sửa đổi, bổ sung cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục,đào tạo, dạy nghề ngoài công lập; cơ chế cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dụcmầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợpgiữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trongvà ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo đảm sự công bằng về mọichế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài cônglập.- Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghềChương trình hành động cũng cho biết, Chính phủ sẽ xác định rõ trách nhiệm của các cơquan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; trách nhiệm quản lý theo ngành,lãnh thổ của các Bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội. Đẩy mạnhphân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực, tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáodục, đào tạo và dạy nghề.- Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tinTăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghềcông lập hiện có, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất rèn luyện thể lựcvà giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tếChính phủ xác định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo vàdạy nghề nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm củacác mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình và chất lượng đàotạo các trình độ phủ hợp với khu vực và quốc tế.Ngoài ra, xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoàitham gia nghiên cứu, giảng dạy tại Việt Nam và cử chuyên gia, giảng viên của Việt Namra nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy…III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌCMỗi giảng viên phải có khả năng làm việc cường độ cao, có tinh thầnđổi mới, tiếp cận thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức, kỹnăng mới. Giảng viên phải thành thạo trong các kỹ năng giảng dạy từ cách tổchức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích họcviên thảo luận, dẫn đắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện… Giảng viênphải là những chuyên gia trong lĩnh vực phụ trách, phải là những nhà nghiêncứu khoa học giỏi. Để đáp ứng yêu cầu trên cần thay đổi lại cơ chế tuyểndụng giảng viên, chú trọng nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thực tiễn, xây dựng chiếnlược huấn luyện, thực tập thường xuyên, lâu dài, khai thác tối đabộ phận trợ giảng. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế động viên như thêm thờigian, điểm đánh giá, tài chính,….1. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làmtrung tâmPhương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” không có nghĩalà loại trừ phương pháp thuyết giảng. Thực chất đó là sự kết hợp hài hoànhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độtính tích cực, năng động, độc lập , sáng tạo của người học. Với phương phápnày yêu cầu người giảng không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bàymà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trêncơ sở đó người giảng có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đếnngười học một cách tự nhiên, sinh động và hứng thú.Để có thực hiện tốt phương pháp giảng dạy này, đòi hỏi:- Ngay từ đầu môn học, giảng viên phải giới thiệu các tài liệu học tập đãchọn lọc theo từng vấn đề trong nội dung giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảngviên phải nêu vấn đề, gợi mở các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu tài liệutham khảo từ đó giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức trong sự so sánh đốichiếu, tạo thuận lợi cho sinh viên tích lũy được vốn kiến thức đa dạng, khámphá ra những ý tưởng mới, góp phần rèn luyện khả năng xử lý, tiếp nhận trithức và phát huy tư duy sáng tạo.- Giảng viên phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng nội dung thảo luận và tăngcường các hình thức trao đổi thảo luận cả về lý thuyết và thực hành. Trongqúa trình thảo luận, giảng viên không làm thay, chỉ là người hướng dẫn, địnhhướng cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, tự bồi dưỡngniềm tin khoa học, từ đó giúp sinh viên nắm bắt nội dung học tập nghiên cứumột cách sâu sắc và đầy đủ.- Trong điều kiện thời gian có hạn, việc tổ chức thảo luận nhóm và họcđối thoại có thể làm “cháy” giáo án. Do đó phải lựa chọn những vấn đề trọngtâm và phải xác định rõ thời lượng cho mỗi bài thảo luận.- Để cho sinh viên tự tin trong tham gia phát biểu thảo luận, đối thoại,đòi hỏi giáo viên cần phải tạo cho lớp học một không khí học tập thoải máithân thiện và không căng thẳng, mà vẫn không mất đi tính nghiêm túc củanó.- Kết cấu chương trình phải hợp lý sao cho sinh viên phải có quỹ thờigian để đọc và nghiên cứu các tài liệu được giáo viên hướng dẫn.- Lớp học phải bố trí số lượng sinh viên vừa phải. Nếu số lượng sinhviên qúa đông thì khó có thể giảng dạy theo phương pháp mới một cáchhiệu quả được.2. Nâng cao chất lượng giảng dạyChất lựợng giảng dạy có thể được đánh giá từ kết quả học tập của ngườihọc, từ những đánh giá dành cho giảng viên, từ nhận xét của người sử dụng“sản phẩm”…Vậy tiêu chí cụ thể là gì và tiêu chí đó có thể phân chia thànhyếu tố định tính và định lượng được không? Với ý kiến cá nhân, tôi mạnhdạn liệt kê các tiêu chí để đánh giá chất lượng và lấy đó làm cơ sở để xétđoán chất lượng giảng dạy thưc tế hiện nay của trường chúng ta như sau :* Chỉ tiêu định lượng :-Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiệp-Dựa trên tổng hợp ý kiến thăm dò của sinh viên* Chỉ tiêu định tính :-Có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng học, từngchuyên đề, môn học.-Đảm bảo truyền đạt những thông tin chính yếu nhất mà môn học đòihỏi, thông tin được cung cấp có độ chính xác, logic, khoa học và có tính thựctiễn, có sự kết nối với các môn học có liên quan.* Cung cấp đầy đủ tài liệu:Nêu tên tài liệu, hệ thống câu hỏi bài tập và có hướng dẫn cách thức tìmhiểu thông tin, phương pháp giải bài tập.* Nâng cao nhận thức :Giúp cho người học nhận thức được khả năng ứng dụng kiến thức đãhọc vào việc học các môn khác hoặc vào thực tiễn, các môn ngành có thểthao tác, xử lý được nghiệp vụ ngay khi còn đang học.* Phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên : hướng dẫn được chosinh viên cách thức nghiên cứu vấn đề, tạo sự hứng khởi, chủ động chongười học.* Biết sử dụng các phương tiện trợ giảng hợp lý.Tuy nhiên các tiêu chí này cần được đặt trong một hoàn cảnh và môitrường cụ thể, trong mối quan hệ giữa dạy và học cũng như sự hỗ trợ về cơsở vật chất, điều kiện, môi trường làm việc, cách thức quản lý thích hợp đểxét đoán3. Sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại.Phải chuẩn bị chu đáo và sử dụng hợp lý các phương tiện trợ giảng. Tuynhiên không nên qúa lạm dụng có thể gây phản tác dụng. Vẫn còn tình trạngquá lạm dụng, ỷ lại phương tiện trợ giảng, không thoát ly được bài giảng, vìvậy khi xảy ra bất trắc -ví dụ như mất điện-các phương tiện trợ giảng khôngsử dụng được thì giảng viên trở thành bị động.4. Chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tậpThực tế cũng cho thấy, một bộ phận lớn sinh viên đã tốt nghiệp vẫn chưađược xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụthực tế, mà sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập là một vấn đềrất đáng quan tâm.Giống như lợi nhuận trong kinh doanh, trong học tập điểm số chính làdấu hiệu chỉ báo cơ bản phản ánh kỹ năng kiến thức của một sinh viên cầnphải đạt được qua một khoá học. Đánh giá quá trình học tập phải được thểhiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn mực dùng để xácđịnh các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thốngđiểm số đánh giá được chuẩn hoá, sao cho vừa có thể chuyển tải được hếtmục đích của giáo dục, vừa giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ có íchnăng lực của sinh viên, đồng thời có thể giúp người học định hướng đượcmục tiêu và điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của bảnthân.Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ởchổ chất lượng của hệ thống xác định nó. Chất lượng càng cao mức độchuẩn hoá càng lớn, khả năng quốc tế hoá nền giáo dục đó càng rộng. Trướcyêu cầu hội nhập càng đến gần, việc nhanh chóng hoàn thiện một hệ thốngđánh giá kết quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu.IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.1. Những thành tựu, kết quả nổi bật.- Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớnvào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là:- Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàndân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ đàotạo, trình độ và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động.- Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộcthiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn,bình đẳng giới cơ bản được bảo đảm.- Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phụcvụ cho phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Công tác quản lí giáo dục có bước chuyển biến tích cực.- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạođược nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.- Cơ sở vật chất – kĩ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bướchiện đại hoá.- Xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.2. Điểm hạn chế.Những hạn chế, yếu kém chủ yếu của giáo dục và đào tạo nước ta trong giai đoạn vừa qualà:- Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế – xãhội của đất nước, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.- Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp giáodục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, thiếu thực chất; thiếu gắn kết giữa đào tạo vớinghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chútrọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc.- Hệ thống giáo dục thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thứcgiáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chưa gắn đàotạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động.- Quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác,nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, gây bức xúc xã hội.- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượngvà cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâmhuyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.- Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dụcvà đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.- Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục còn thấp sovới yêu cầu. Mức chi cho mỗi người học chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, chưaphù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo.C. KẾT LUẬNSau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII về định hướng chiến lược pháttriển và đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì dưới sự quan tâmcủa Đảng và Nhà Nước và sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục thì quy mô và mạng lưới cơsở giáo dục và đào tạo có bước phát triển nhanh, hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnhtừ mầm non đến Đại học lẫn sau đại học. Cơ sở trường lớp từng bước được chuẩn hóa vàhiện đại hóa, chất lượng giáo dục ở từng khóa học được nâng cao.Tuy nhiên đến nay giáo dục nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, vẫn còn tồntại nhiều yếu kém. Đó chính là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm và từng bước hoàn thiệnhơn nữa. Có thể nói rằng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục có tầm quantrọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc trong giai đoạnmới. Bởi vì, sức mạnh của một dân tộc, năng lực cạnh tranh của một quốc gia đang chuyểnmạnh từ nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động sang tri thức, trí tuệ, nguồn nhân lực chấtlượng cao – là năng lực tổng hợp của những thế hệ người làm chủ thể vững vàng, tin cậy,đầy bản lĩnh của một dân tộc. Và đó phải là sản phẩm của một nền giáo dục tiên tiến, hiệnđại.