Đọc ngay để tìm hiểu các loại lá tắm trị ngứa cho bà bầu

Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu phải đối diện với hàng loạt thay đổi về tâm trạng, vóc dáng, cân nặng… Đặc biệt, trong giai đoạn này, làn da trở nên mẫn cảm và rất dễ kích ứng. Do đó, một tác động dù là nhỏ nhất từ môi trường bên ngoài cũng có thể dẫn đến hiện tượng kích ứng da và hình thành những cơn ngứa ngáy dai dẳng, khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các loại lá tắm trị ngứa cho bà bầu hiệu quả.

Lá kinh giới

Công dụng

Nếu tình trạng ngứa ngáy xuất hiện khi dị ứng với mỹ phẩm, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc ma sát với khẩu trang, quần áo, mẹ bầu có thể xông mặt giảm ngứa bằng lá kinh giới. Lá kinh giới giúp giảm viêm, trừ ngứa và phòng ngừa hiện tượng dị ứng.

Cách pha nước tắm

  • Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi non

  • Rửa sạch vị thuốc với nước muối pha loãng, sau đó vò nát

  • Nấu sôi nguyên liệu trong 1.5 lít nước khoảng 5 – 10 phút

  • Tiến hành xông hơi cẩn trong 5 – 10 phút (giữ khuôn mặt cách thau nước 30 – 40cm)

Lưu ý: Cách làm này không phù hợp với những bà bầu bị ngứa mặt vì nhiệt độ cao (đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt…).

Lá kinh giới giúp giảm viêm, trừ ngứa và phòng ngừa hiện tượng dị ứng

Lá trầu không

Công dụng

Trầu không là loại dược liệu phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý ngoài da. Y học cổ truyền quan niệm, trầu không tính ấm, vị cay nồng với mùi thơm đặc trưng, có công dụng khu phong, tán hàn, chống ngứa. Nước tắm trầu không có thể tiêu sẩn, giảm ngứa, hạn chế phát ban và phòng ngừa dị ứng thời tiết.

Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng, lá trầu không có thể chống nấm, kháng khuẩn và diệt virus vô cùng hiệu nghiệm. Hơn nữa, hoạt chất menthol từ nguyên liệu này giúp làm mát da và ngăn ngừa triệu chứng ngứa ngáy.

Cách pha nước tắm

  • Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không tươi xanh

  • Rửa sạch vị thuốc trong nước muối pha loãng, vò nát hoặc xắt nhỏ

  • Nấu sôi lá trầu với 1.5 – 2 lít nước trong vòng 10 – 15 phút

  • Đổ nước ra thau, pha thêm nước mát

  • Tắm gội bằng dung dịch này hàng ngày

Nước tắm trầu không có thể tiêu sẩn, giảm ngứa, hạn chế phát ban và phòng ngừa dị ứng thời tiết

Lá chè xanh

Công dụng

Trà xanh là vị thuốc Nam quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tinh chất trà xanh có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt – giải độc, kích thích hoạt động tiêu hóa và điều trị một số bệnh lý da liễu thường gặp.

Y học hiện đại cho biết, thành phần quercetin, catechin, EGCG… từ loài thảo dược này có thể kiểm soát tốt triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay ở bà bầu, phục hồi các tổn thương trên bề mặt da, đồng thời bảo vệ tế bào và ức chế nhiều tác nhân gây hại.

Cách pha nước tắm

  • Chuẩn bị 2 – 3 nắm lá trà xanh

  • Ngâm rửa nguyên liệu với nước muối pha loãng

  • Nấu sôi vị thuốc với 2.5 – 3 lít nước khoảng 5 – 10 phút

  • Tắt bếp và đậy kín nắp nồi thêm 10 phút

  • Đổ nước trà ra thau, lọc lấy nước, loại bỏ bã

  • Pha thêm một chút nước mát và 2 – 3 muỗng cà phê muối biển, khuấy đều

  • Vệ sinh cơ thể bằng dung dịch này hàng ngày

  • Áp dụng 3 – 5 ngày liên tục

Tinh chất trà xanh có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt – giải độc, kích thích hoạt động tiêu hóa và điều trị một số bệnh lý da liễu thường gặp

Lá khế

Công dụng

Lá khế tính bình, vị chua chát, nổi tiếng với công dụng giải độc, tiêu viêm và phòng ngừa các bệnh mề đay, dị ứng. Cách tắm nước lá khế này đã được dân gian lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ. Mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu dưới đây có thể giảm nhanh cảm giác nóng rát và ngứa ngáy khó chịu.

Cách pha nước tắm

  • Chuẩn bị 3 – 4 nắm lá khế tươi

  • Rửa sạch dược liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, sau đó vò nát

  • Nấu sôi vị thuốc cùng 2 lít nước

  • Đổ nước ra thau, pha thêm một chút nước mát

  • Tắm gội bằng nước lá khế hàng ngày

Lá khế tính bình, vị chua chát, nổi tiếng với công dụng giải độc, tiêu viêm và phòng ngừa các bệnh mề đay, dị ứng

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi bị ngứa trong thai kỳ

Bên cạnh việc áp dụng mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn, đơn giản và tiết kiệm trên, phái đẹp cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày theo một số lưu ý sau:

  • Đảm bảo làn da luôn khô thoáng, sạch sẽ

  • Vệ sinh thân thể thường xuyên, chỉ tắm nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

  • Có thể kết hợp chườm lạnh và tắm bằng bột yến mạch để nhanh chóng cải thiện triệu chứng

  • Sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm làn da được chiết xuất từ tinh chất thảo dược tự nhiên

  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút, rộng rãi

  • Tránh cào gãi thô bạo khiến làn da bị tổn thương, trầy xước

  • Không tiếp xúc với phấn hoa, lông thú, hóa chất, bụi bẩn, nước dơ, chất tẩy rửa…

  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày, bao gồm: nước lọc, trà thảo mộc và sinh tố hoa quả

  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (trái cây, thịt cá, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt)

  • Kiêng cữ các loại thực phẩm có thể gây dị ứng (trứng, sữa bò, hạt cây, đậu phộng, hải sản, đậu nành, lúa mì, một số loại cá biển…), thức ăn nhanh, món ăn nhiều muối – đường – dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…

  • Tránh xa cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu bia

  • Làm việc vừa sức và nghỉ ngơi hợp lý

  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ

  • Thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao

  • Duy trì tinh thần vui vẻ, tích cực, lạc quan, yêu đời

Trên đây là các loại lá tắm trị ngứa cho bà bầu hiệu quả. Hãy tham khảo các bài viết khác để cùng cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.