Độc đáo nghề dệt vải từ sợi cây lanh ở miền địa đầu tổ quốc
Cây lanh được trồng ở ruộng, sau mỗi vụ lúa, người Mông trồng cây lanh để thu hoạch vỏ, tước lấy sợi dệt vải. Mùa tháng 4 là mùa chuẩn bị thu hoạch lanh.
Với trên 30 công đoạn từ lấy cây lanh về, tuốt sợi, quay khung xe để lấy thành bó sợi, dệt bó sợi trên khung dệt thô sơ được đạp bằng chân và điều khiển bằng tay, vẽ sáp trên nền vải trước khi cho vào nhuộm… Cây lanh qua kỹ thuật của người dân tộc Mông nhìn tưởng mỏng manh, nhưng lại trở nên cực kỳ chắc chắn.
Dệt vải lanh trên khung gỗ thô sơ của người Mông ở Hà Giang
Loại vải lanh khi thành hình sẽ được dệt với các hoa văn màu đẹp. Nhưng công dụng của vải theo lời của các nghệ nhân, thì y như công dụng của nhà rường Huế, “mùa hè mặc vào thì mát, mùa đông thì ấm”.
“Đây là nghề truyền thống, truyền đi truyền lại từ xa xưa không bao giờ mất gốc được ở dân tộc H’Mông của mình được. Chúng mình rất nghèo, chỉ biết làm nghề này để đổi ra tiền” – nghệ nhân Sùng Thị Mai (21 tuổi, thôn Lùng Tiến) cho biết.
Trong Festival nghề Huế, gian hàng nghề dệt lanh này được rất nhiều người đến xem, hỏi và chụp ảnh cùng các nghệ nhân.
Dệt cẩn thận trên khung. Vì sợi lanh không phải quá chắc chắn, nên nhiều khi sợi bị đứt, người nghệ nhân phải nối lại
Vẽ sáp trên nền vải trước khi cho vào nhuộm để tạo hình
Công đoạn quay một lúc hàng chục sợi cầm trên tay khá khó và rất dễ đứt nếu không quen
Nghệ nhân Sùng Thị Mai cười bẽn lẽn trước những câu hỏi của chàng trai người Kinh đến thăm gian hàng
Vui vẻ giới thiệu hàng cho khách
Đại Dương