Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 1

Nguyên là lính phòng không, ông Bùi Xuân Thành (67 tuổi) có hơn 40 năm miệt mài với đam mê chế tạo mô hình máy bay.

Đã nghỉ hưu được 6 năm nay, nhưng ngày ngày, trong căn nhà nhỏ tại kiệt 1A đường Lê Trọng Tấn (phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), ông Thành vẫn miệt mài cho ra đời những chiếc máy bay chiến đấu sống động như thật.

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 2

Về hưu, người lính phòng không vẫn tỉ mẩn với từng mô hình máy bay sao cho giống như thật từng chi tiết

Năm 1973, ông Thành nhập ngũ, may mắn được vào bộ đội Không quân. Sau thời gian huấn luyện, ông được Quân chủng Phòng không – Không quân cho đi học nghề. Học xong, ông về công tác tại nhà máy sửa chữa máy bay. Đến tháng 7/1978, ông chuyển vào Đà Nẵng sinh sống và làm việc cho đến tận bây giờ.

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 3

Mô hình MiG 17 mini bằng mica

Ban đầu, ông Thành làm mô hình MiG 17 mini bằng mica, chỉ lớn bằng ngón tay cái. Đến khi vào Đà Nẵng, ông tự làm máy bay MiG 21 bằng gỗ trưng bày ở các nhà truyền thống. Năm 1997, khi Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười vào thăm và làm việc tại nhà máy, ông làm chiếc máy bay bằng nhôm đầu tiên để tặng Người. Sau đó, gắn bó với “thú vui” này.

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 4

Dịp kỷ niệm 40 năm thành lập nhà máy A32 nơi mình từng công tác, ông Thành làm hàng trăm mô hình để Nhà máy tặng khách mời

“Kỷ niệm 40 năm thành lập nhà máy A32, tôi đã làm hơn 300 mô hình để làm quà tặng cho khách mời, đại biểu… Các mô hình máy bay được làm là MiG 21, Su 27…” – ông Thành nhớ lại.

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 5

Ông Thành mày mò chế tạo nhiều mô hình máy bay chiến đấu các loại 

Hiện, ông Thành chủ yếu làm các mô hình máy bay như: MiG 17, MiG 21, Su 22, Su 27, Su 30 và có làm thêm Su 35…

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 6

Từng công đoạn, từng chi tiết chế tác mô hình đều phải làm rất tỉ mỉ

Để làm máy bay, ông Thành phải tự tay thiết kế, rồi đặt thợ đúc thân và các bộ phận của máy bay. Sau khi nhận về, các bộ phận này sẽ được ông tỉ mỉ dùng máy mài thô, lấy dấu và khoan các lỗ lắp ráp các giá treo tên lửa, ăng – ten… Sau khi khoan xong, ông Thành chuyển sang công đoạn chà giấy nhám và sơn lại.

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 7

Ông Thành tự thiết kế, đặt thợ đúc các bộ phận rồi mới mang về mài thổ, lắp ráp các chi tiết nhỏ như giá treo tên lửa, ăng-ten…

Quá trình sơn máy bay phải trải qua 5 công đoạn, mất 5 ngày. Vì vậy, mỗi lần ông làm loạt 5 chiếc máy bay, chứ không làm lẻ từng chiếc một. Một đợt phải mất 12-15 ngày mới hoàn thành nếu thời tiết nắng, nếu trời mưa thì chậm hơn. “Công đoạn phức tạp nhất là lắp ráp, vì gia công bằng tay kiểu gì cũng có sai số. Nhưng làm nhiều sẽ rút được kinh nghiệm, nên sai số vẫn trong phạm vi cho phép” – ông Thành chia sẻ.

Độc đáo mô hình máy bay chiến đấu của người lính phòng không - 8

Chỉ riêng công đoạn sơn máy bay mất khoảng 5 ngày.

Mô hình máy bay chiến đấu chủ yếu làm bằng nhôm đúc vì nếu làm bằng sắt sẽ nặng và tốn công. Các tên lửa gắn trên máy bay cũng được làm bằng nhôm. Mô hình Su 30 có 12 quả tên lửa, Su 27 thì 10 quả, còn Su 22 có 10 quả.