Độc đáo lễ hội Cầu Ngư tại làng biển

PHI LONG – HỮU LIỀU

  –  

Thứ ba, 15/02/2022 19:54 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH – Vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, tại làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) ngư dân lại nô nức tổ chức lễ hội Cầu Ngư, tế tổ nghề tại đền thờ cá Ông nhằm cầu mong một năm mới bình an, được mùa khi ra khơi.

Độc đáo lễ hội Cầu Ngư tại làng biển
Năm nay do dịch COVID-19 nên lễ Cầu Ngư bị cắt giảm quy mô. Ảnh: CTV

Với lịch sử hình thành gần 400 năm, làng biển Cảnh Dương nổi tiếng với phong tục thờ cá Ông và Linh Ngư Miếu.

Lễ hội Cầu Ngư ở Cảnh Dương được xem là một lễ hội truyền thống mang đậm tính văn hoá đặc sắc và độc đáo riêng biệt so với các làng biển khác trong cả nước. Đây là nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng mang tính tâm linh khi mọi người, mọi nhà tự giác đóng góp tinh thần và vật chất, tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà, mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, tôm dày cá được, làng xã ấm no, yên vui, hạnh phúc. Lễ hội Cầu Ngư còn cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành, cầu cho thiên nhiên thuận hoà, đất nước thanh bình, làng xã yên vui, nhà nhà hạnh phúc…

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức hàng năm tại Linh Ngư Miếu. Ảnh: CTVLễ hội Cầu Ngư được tổ chức hàng năm tại Linh Ngư Miếu. Ảnh: CTVLà Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, hàng năm, lễ hội Cầu Ngư tại Cảnh Dương được rất nhiều người dân trong chờ và được tổ chức long trọng. Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên lễ hội Cầu Ngư phải cắt giảm quy mô và chỉ tiến hành các nghi lễ tâm linh truyền thống.

Là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, hàng năm, lễ hội Cầu Ngư tại Cảnh Dương được rất nhiều người dân trong chờ và được tổ chức long trọng. Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên lễ hội Cầu Ngư phải cắt giảm quy mô và chỉ tiến hành các nghi lễ tâm linh truyền thống.

Sáng ngày 15.2, các bậc cao niên của làng biển Cảnh Dương đã tiến hành tổ chức lễ hội Cầu Ngư, nhưng năm nay chỉ có phần lễ, còn phần hội đã bị cắt giảm vì lý do dịch bệnh.

Bộ xương cá Ông tại Linh Ngư Miếu. Ảnh: CTVBộ xương cá Ông tại Linh Ngư Miếu. Ảnh: CTVÔng Nguyễn Văn Biểu (72 tuổi, thôn Đông Càng, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) cho biết, ngư dân Cảnh Dương nhiều lần ra biển gặp nạn được cá voi cứu giúp nên ngư dân rất kính trọng và tôn thờ.

Ông Nguyễn Văn Biểu (72 tuổi, thôn Đông Càng, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) cho biết, ngư dân Cảnh Dương nhiều lần ra biển gặp nạn được cá voi cứu giúp nên ngư dân rất kính trọng và tôn thờ.

“Thời gian gần đây, mọi người cũng đã kết hợp ngày lễ hội Cầu Ngư này làm ngày phát động ra quân đánh bắt hải sản vụ cá Nam. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên phải tổ chức gọn lại. Chứ bình thường, mọi năm mỗi lần tổ chức lễ hội Cầu Ngư, Cảnh Dương này náo nhiệt lắm”- ông Biểu chia sẻ.

Tại đình thờ tổ, các bậc cao niên sẽ kính cáo với tổ tiên về kết quả ra khơi trong năm vừa rồi, đồng thời kính mong được phù hộ trong năm mới. Phần lễ này sẽ kéo dài trong khoảng 20 phút. Sau đó, mọi người sẽ di chuyển đến miếu Linh Ngư nằm sát bờ biển Cảnh Dương, để làm lễ chính cầu ngư.

Miếu Linh Ngư là nơi thờ hai bộ cá voi lớn trong hơn 200 năm qua, tuy nhiên, trải biến thiên của chiến tranh, thiên tai, một phần xương cá voi bị mất mát. Đến nay, phần lớn xương cá voi vẫn còn được bảo quản tại miếu Linh Ngư này.

Cung đường bích họa tại làng Cảnh Dương. Ảnh: CTVCung đường bích họa tại làng Cảnh Dương. Ảnh: CTVÔng Đồng Vinh Quang – Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch cho biết, lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội lâu đời và mang tính đặc sắc không giống bất kỳ nơi nào của Cảnh Dương.

Ông Đồng Vinh Quang – Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch cho biết, lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội lâu đời và mang tính đặc sắc không giống bất kỳ nơi nào của Cảnh Dương.

“Lễ hội Cầu Ngư mang tính chất đời sống văn hóa tâm linh của người dân Cảnh Dương có từ rất lâu rồi. Mỗi dịp sau Tết, ngày rằm tháng Giêng thì địa phương tổ chức lễ hội Cầu Ngư. Thông qua lễ hội Cầu Ngư thì tuyên truyền cho nhân dân và các chủ phương tiện tàu thuyền vừa tham gia đánh bắt hải sản vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” – ông Đồng Vinh Quang cho hay.

Cùng với lễ hội Cầu Ngư, Cảnh Dương còn lưu giữ nhiều di tích và các giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo như: Đình thờ Tổ; Linh Ngư Miếu; các làn điệu dân ca hát ru, hò chèo cạn; các lễ hội như nấu cơm cần, đua thuyền…

Lễ hội Cầu Ngư mang tính chất đời sống văn hóa tâm linh của người dân Cảnh Dương có từ xa xưa. Ảnh: CTVLễ hội Cầu Ngư mang tính chất đời sống văn hóa tâm linh của người dân Cảnh Dương có từ xa xưa. Ảnh: CTVCảnh Dương là làng biển nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, có đội tàu cá với hơn 600 chiếc, trong đó, có hơn 350 tàu cá tham gia đánh bắt ở vùng xa bờ. Đời sống ngư dân trong những năm gần đây được nâng cao nhờ nghề biển được phát huy.

Cảnh Dương là làng biển nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, có đội tàu cá với hơn 600 chiếc, trong đó, có hơn 350 tàu cá tham gia đánh bắt ở vùng xa bờ. Đời sống ngư dân trong những năm gần đây được nâng cao nhờ nghề biển được phát huy.

Gần đây, làng biển giàu truyền thống này còn được biết tới nhiều hơn bởi làng có bức tranh bích họa đẹp mắt, có phong cảnh đẹp. Cảnh Dương đang từng bước được xây dựng thành làng văn hóa, du lịch vùng biển của tỉnh Quảng Bình.

Nhân lễ Cầu ngư vào mùa biển mới, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng đã gửi thư động viên ngư dân. Thư viết, lễ hội Cầu ngư Quảng Bình là Lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biển, là tín ngưỡng tâm linh gắn liền với công việc, sinh hoạt của ngư dân, có mặt trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh và mong muốn bà con tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực sản xuất, khai thác hải sản, vươn lên làm giàu từ biển trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần 2022 và mở đầu vụ sản xuất mới, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã chúc toàn thể bà con ngư dân tỉnh nhà dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, có một mùa biển mới bội thu.