Doanh thu thuần là gì? Phân biệt doanh thu thuần và doanh thu ròng?

Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần? Các yếu tố tác động đến doanh thu thuần? Tìm hiểu doanh thu ròng?

    Nhiều người còn có sự nhầm lẫn giữa doanh thu thuần, doanh thu ròng. Đây chính là hai loại doanh thu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến.

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Doanh thu thuần là gì?

    Doanh thu thuần chính là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Nó là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí liên quan đến thuế như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu… Doanh thu thuần là cơ sở để doanh nghiệp tự đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính họ đồng thời giúp doanh nghiệp tính chính xác lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế để xác định lãi, lỗ ra sao.

    Doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng việc doanh nghiệp nhân được lỗ hay lãi để xác định phương hướng kinh doanh lại trong thời gian sắp tới. Doanh thu thuần là một trong những yếu tố tiên quyết để xác định kết quả của hoạt động của công ty như thế nào. Công thức để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn – Chi phí quản lý kinh doanh.

    Xem thêm: Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại

    2. Công thức tính doanh thu thuần:

    Doanh thu thuần được xác định bằng công thức như sau:

    Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – chiết khấu bán hàng – hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – thuế gián thu

    Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần – các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp

    Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế – số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ

    Có 2 trường hợp:

    • Nếu lợi nhuận sau thuế > 0 thì doanh nghiệp lãi.
    • Nếu lợi nhuận sau thuế < 0 thì doanh nghiệp lỗ.

    Ví dụ:

    Giả sử Chuỗi khách sạn Hưng Ý có doanh thu trị giá 1.000.000 USD/ năm. Tuy nhiên, chuỗi này có chương trình giảm giá cho Tour học sinh, sinh viên trị giá 30.000 USD trong suốt cả năm. Chuỗi Khách sạn cũng hoàn trả 10.000 USD cho những người không hài lòng về dịch vụ trong cùng thời gian. Do đó, doanh thu thuần của chuỗi khách sạn là:

    Doanh thu thuần = 1.000.000 – 30.000 – 10.000 = 960.000 USD

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng kinh doanh thương mại, môi giới thương mại mới chuẩn nhất năm 2022

    3. Các yếu tố tác động đến doanh thu thuần:

    Chất lượng của dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm hàng hóa

    Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố mẫu mã, có khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. Chất lượng của dịch vụ, hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, hàng hóa. Vậy nên sẽ tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

    Khi chất lượng sản phẩm cao thì sẽ bán được giá cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ rất thấp. Vì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định độ tín nhiệm của người dùng.

    Khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm

    Lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhu cầu tiêu thị lớn sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp cao hơn.

    Nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường để xác định được khối lượng phù hợp.

    Giá bán sản phẩm

    Nhân tố này rất quan trọng và nó ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ vận chuyển hàng hóa tăng thì doanh thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại. Nhưng khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống. Còn khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.

    Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ

    Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của con người ngày càng tăng. Mỗi một công ty/doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với những kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng được hiểu là tỷ trọng giá trị của mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một thời kỳ cố định.

    Nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ khiến doanh thu bị thay đổi. Nhưng cũng nên cân nhắc để tăng doanh thu và phù hợp với thị hiếu của thị trường,

    Chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ

    Nếu như sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở ngoài và trong nước, điều này giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.

    Để làm được điều đó cần phải vận dụng mọi chính sách, phương thức bán hàng hợp lý. Cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động tồn hàng, nhập và kê xuất theo đúng nguyên tắc của kế toán.

    Nếu thực hiện thanh toán quốc tế thì cần thu hồi tiền hàng an toàn, đầy đủ. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan, nguyên tắc, phương thức và thời gian thanh toán.

    Doanh thu thuần trong tiếng Anh là Net Revenue.

    Ngoài ra, có một số thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này như:

    – Lợi nhuận tổng trong tiếng anh là Gross profit

    – Doanh thu tổng tiếng anh là Gross revenue

    Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

    4. Phân biệt doanh thu thuần và doanh thu ròng:

    Tìm hiểu doanh thu ròng (lợi nhuận ròng)

    Lợi nhuận ròng chính là căn cứ để biết công ty đang hoạt động như thế nào, lãi hay lỗ, từ đó điều chỉnh chính sách, chiến lược để hoạt động kinh doanh của công ty diễn biến theo hướng phát triển, gia tăng doanh thu và lãi.

    Nếu lợi nhuận ròng lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp có lãi nhưng nếu nhỏ hơn không thì bị lỗ. Số càng dương thì càng lãi nhưng càng âm thì  chứng tỏ công ty đứng trước bờ vực phá sản, đặt ra yêu cầu cho những nhà quản trị phải có biện pháp kịp thời để cứu vãn tình thế.

    Mỗi ngành nghề kinh doanh có một đặc điểm khác nhau. Vì thế không thể so sánh lợi nhuận ròng giữa các ngành khác  nhau mà chỉ được so sánh dựa trên trong cùng một ngành. Bên cạnh đó, nó tỷ lệ nghịch với vòng quay tài sản nên chuyên viên tài chính khi đánh giá khả năng sinh lãi của công ty phải đặt trong mối liên hệ với vòng quay tài sản.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp thường cao cho nên muốn có tỷ số lợi nhuận ròng lớn thì doanh nghiệp đó phải nâng giá thành của sản phẩm lên đồng thời tìm cách để giảm tối đa (dưới 30% tổng doah thu)các chi phí hoạt động khác như: chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng,…để đảm bảo lợi ích chung cho toàn doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh có lãi, từ đó có thể đứng vững trên thương trường.

    Ví dụ cụ thể:

    VD1: Một công ty/ doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 100 triệu đồng. Hỏi doanh thu của công ty là bao nhiêu?

    Giải: Gọi tổng doanh thu của công ty đó là X. Áp dụng công thức lợi nhuận ròng (A) = 0,48. X  ta suy ra X = A/ 0,48 <=> X = 100/0,48 = 208,333 triệu đồng.

    VD2: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong 1 tháng là 200 triệu đồng. Hỏi lợi nhuận ròng của công ty sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu.

    Giải: A = 0,48. X , <=> A =0,48. 200 = 96 triệu đồng.

    Từ công thức trên chúng ta có thể thấy các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng bao gồm:

    • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Khoản chi phí  này càng cao thì lợi nhuận ròng càng thấp. Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp để tiết kiệm chi phí nhất có thể. Tổng mức chi phí tối đa chỉ được 30% doah thu của công ty.
    • Giá gốc sản phẩm: Trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp thì phải kể đến yếu tố giá sản phẩm nhập vào. Giá gốc càng rẻ thì lãi càng cao. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì cũng nên tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác. Hãy chọn nguồn hàng có giá ưu đãi nhưng chắc chắn phải chú ý đến vấn đề chất lượng.
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế này thường được thu theo quy định, không thể tăng giảm theo nguyện vọng riêng được nên để có lãi thì chỉ có cách nâng giá bán sản phẩm, giảm, tiết kiệm chi phí đến mức cao nhất có thể.

    Lợi nhuận ròng là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận sau khi trừ thuế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

    Nếu chỉ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang bị lỗ, bản thân doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc này đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm ra một hướng đi mới cho doanh nghiệp.

    • Do chỉ số lợi nhuận ròng của mỗi ngành nghề là khác nhau, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp chúng ta phải đánh giá theo bình quân ngành hoặc giữa các doanh nghiệp cùng ngành tại cùng một thời điểm.
    • Do tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp là cố định, ngoài hướng đầu tư, phát triển kinh doanh thì doanh nghiệp còn có thể sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí kinh doanh  để tăng chỉ số lợi nhuận ròng.

    Phân biệt doanh thu thuần và doanh thu ròng

    Doanh thu thuần Doanh thu ròng

    Khái niệm

    Doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng việc doanh nghiệp nhân được lỗ hay lãi để xác định phương hướng kinh doanh lại trong thời gian sắp tới. Doanh thu thuần là một trong những yếu tố tiên quyết để xác định kết quả của hoạt động của công ty như thế nào. Công thức để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn – Chi phí quản lý kinh doanh.
    Doanh thu thuần trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

    Công thức tính doanh thu thuần:

    Doanh thu thuần = Doanh thu tổng của doanh nghiệp – (Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế gián thu)

    Khái niệm

    Doanh thu ròng là lợi nhuận thu được sau khi các nguồn liên quan tới thu nhập và chi phí liên quan đến hoạt động khác như thuế, thanh toán thay thế hoạt động bảo trì, trích lập khấu hao, hoạt động phi tiền mặt,…

    Thuật ngữ “doanh thu ròng” nghĩa là sự chênh lệch giữa: (A) là tổng thu nhập từ tất cả các nguồn có liên quan đến thu nhập từ hoạt động và phi hoạt động; (B) là tổng tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động kể cả hoạt động hành chính, bảo trì đầy đủ, thuế cũng như việc thanh toán thay thuế nhưng trừ các khoản trích lập ra để khấu hao, các khoản phí, tiền lãi hoạt động phi tiền mặt và các khoản chi phí khác từ nợ.

    Công thức tính doanh thu ròng:

    Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế

    Các cổ đông thường sẽ theo dõi sát sao lãi ròng của doanh nghiệp vì đây chính là nguồn thu nhập của họ. Ngoài ra, thông qua lãi ròng cũng đánh giá được tình hình kinh doanh của công ty đang đi lên hay đi xuống và điều này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với giá của cổ phiếu.

    Biến chuyển của lợi nhuận ròng cần  được xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng và nếu như lợi nhuận ròng của công ty thấp thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề từ việc giảm doanh thu cho đến trải nghiệm của khách hàng kém…