Doanh thu thuần là gì? Điểm khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần
Đối với dân kinh doanh, các khái niệm doanh thu; doanh thu thuần vẫn còn bị nhầm lẫn khá nhiều. Vậy doanh thu thuần là gì? Và đâu là sự khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần
Mục Lục
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần tiếng Anh là: Net revenue. Đây là khoản doanh thu bán hàng mà sau khi đã trừ đi hết tất cả các khoản giảm trừ doanh thu khác nhau như: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá; chiết khấu thương mại…..
Cách tính doanh thu thuần phổ biến hiện nay?
Để có thể tính toán được doanh thu thuần trong 1 tháng. Bạn cần phải áp dụng công thức như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – giám giá hàng bán ra – thuế thu gián tiếp.
Cách tính doanh thu thuần phổ biến
Chúng ta có thể lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn như sau:
Với một chuỗi nhà hàng ăn uống trong một chu kì kinh doanh có thu lại doanh số là 1 triệu USD/năm. Nhưng trong qus trình kinh doanh, chuỗi nhà hàng này có tung ra chương trình khuyến mại giảm giá cho học sinh, sinh viên trong cả năm với giá 30.000 USD. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng hoàn trả lại 10.000 USD cho những người không hài lòng sau khi đã trả nghiệm dịch vụ trong cùng thời gian với chiến dịch khuyến mại trên. Vì thế, doanh thu thuần mà chuỗi nhà hàng này đạt được trong 1 chu kì kinh doanh được tính như sau:
Doanh thu thuần= Doanh thu tổng thể (1.000.000) – chiết khấu bán hàng (30.000) – hàng bán bị trả lại (10.000) = 960.000 USD.
Điểm khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần
Có thể thấy, khái niệm doanh thu, doanh thu thuần vẫn là những khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy, đâu là điểm khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần.
Doanh thu thuần và doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ các giá trị được doanh nghiệp thực hiện thông qua những hoạt động bán hàng, tư vấn trải nghiệm dịch vụ.
Điểm khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần
Bên cạnh đó, doanh thu thuần là khoản doanh thu mà doanh nghiệp có thể kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả những chi phí khấu hao về tài sản, thuế cũng như các hoạt động chiết khấu.
Để tính được doanh thu, doanh thu thuần thì thường sẽ phải áp dụng các công thức như:
- Doanh thu = Tổng giá trị đơn hàng/ sản phẩm bán ra x Đơn giá mỗi sản phẩm + phí phụ thu khác.
- Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản chi phí giảm trừ.
► Tham khảo thêm: Những thông tin việc làm nhanh hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.
Doanh thu thuần, lợi nhuận
Ngoài việc bị nhầm lẫn giữa doanh thu, doanh thu thuần, mà còn có rất nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: “doanh thu thuần và lợi nhuận“.
Để tính toán ra lợi nhuận thật của doanh nghiệp ta sẽ làm theo các bước sau:
- Tính lợi nhuận trước thuế: Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí giao nhận….
- Tính lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước.
Trong đó nếu như lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp > 0 thì doanh nghiệp kinh doanh coi như có lãi. Và người lại thì có thể coi như hòa vốn hoặc thậm chí có khi còn bị lỗ.
Điểm khác biệt giữa doanh thu thuần, doanh thu ròng
Ngoài khái niệm doanh thu thuần thì bạn cũng cần phải biết tới khá niệm doanh thu ròng khi làm kinh doanh. Đây là một nhân tố quan trọng giúp cho người lãnh đạo có thể kiểm tra, đánh giá được hoạt động của công ty hiện đang vận hành như thế nào. Cũng như có các kế hoạch khác nhau để giải quyết các vấn đề trước mắt của doanh nghiệp.
Điểm khác biệt giữa doanh thu thuần, doanh thu ròng
Có thể hiểu một cách đơn giản, doanh thu ròng là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng các chi phí liên quan. Trong đó bao gồm cả chi phí vận hành.
Hiện nay, nếu bạn có thể có khả năng quản lí một doanh nghiệp nhưng lại không có chuyên môn quá nhiều về các mảng tính toán doanh thu, bạn có thể thuê thêm một kế toán viên về giúp đỡ bạn trong công việc này. Tuy nhiên bạn cũng nên biết một số những điều cơ bản về khái niệm doanh thu thuần nằm giúp hoạt động kinh doanh của bạn hiệu quả hơn.
► Tham khảo thêm nhiều cẩm nang nghề nghiệp hơn: Tại đây.