Doanh thu là gì? Công thức tính và ý nghĩa của các loại doanh thu?

Doanh thu là gì? Công thức tính và ý nghĩa của các loại doanh thu? Phân loại các loại doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu, giá hàng giảm giá,…

    Khi nhắc đến mục tiêu của hoạt động kinh doanh, chắc chắn không thể không nhắc đến doanh thu. Tuy quen thuộc nhưng để tìm hiểu thuật ngữ này và cách xác định nó thì nhiều người còn chưa hiểu rõ.

    1. Doanh thu là gì?

    Doanh thu là toàn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức, doanh thu còn gọi là thu nhập, dựa vào doanh thu thực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu.

    Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”.

    Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động khác nhau.

    Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay doanh thu bất thường. Trong đó:

    – Doanh thu từ cung cấp dịch vụ bán hàng

    Là tất cả lợi nhuận sẽ thu được hoặc thu được từ việc mua bán hàng hóa, bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu (nếu có).

    – Doanh thu nội bộ

    Là tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc một công ty hay tập đoàn.

    – Doanh thu hoạt động tài chính:

    • Thu nhập từ cho thuê tài sản.
    • Tiền lãi: trả góp, đầu tư trái phiếu, lãi cho vay, lãi tiền gửi,…
    • Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, bán ngoại tệ.
    • Giao dịch chứng khoán.
    • Cho thuê hoặc chuyển nhượng lại cơ sở hạ tầng.

    – Doanh thu bất thường

    Là khoản tiền từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, dụng cụ đã phân bố hết, các khoản phải trả nhưng không cần trả, thanh lý tài sản,…

    Theo chuẩn mực kế toán số 14 thì các loại doanh thu được phân loại như sau:
    Phân loại doanh thu theo nội dung, doanh thu bao gồm:

    – Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư.

    – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động…

    – Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giũa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.

    – Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

    Ngoài ra còn có các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm:

    – Chiết khấu thương mại: Là khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng)

    – Hàng bán bị trả lại: Là giá trị số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

    – Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh, là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định hợp đồng kinh tế.

    Ngoài ra tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể phân chia theo mặt hàng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ, theo số lượng tiêu thụ (doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ)…

    Ý nghĩa của doanh thu:

    – Doanh thu là một nguồn khoản thu giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước.

    – Doanh thu là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoạt động ở thời gian tới.

    –  Có nguồn vốn sẵn tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn

    – Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây cũng là phần vốn để các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn

    Doanh thu trong tiếng Anh là Revenue.

    Revenue (doanh thu) = income (thu nhập, lợi tức)

    Về nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

    Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được bán theo tín dụng, chúng được ghi nhận là doanh thu, nhưng do chưa nhận được thanh toán bằng tiền mặt (Cash). Vì vậy, giá trị cũng được ghi trên bảng cân đối kế toán trong dưới dạng các khoản phải thu (Accounts reveivable).

    Tức khi doanh nghiệp cho khách hàng nợ tiền hàng, họ sẽ thu lại khoản tiền phải thu từ khách hàng trong tương lai. Khi thanh toán tiền mặt được nhận sau đó, không có thu nhập bổ sung được ghi nhận. Tuy nhiên, số dư tiền mặt (Cash) thì tăng lên và các khoản phải thu (Accounts reveivable) giảm đi.

    Xem thêm: Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại

    2.

    Công thức tính doanh thu:

    Doanh thu được tính như thế nào? Theo công thức chuẩn của doanh thu là gì? Thông thường doanh thu sẽ bằng sản lượng bán ra đem nhân với giá hay TR = QxP, trong đó

    Thế nào là doanh thu?

    • TR: doanh thu
    • Q: sản lượng
    • P là giá

    Đây là công thức áp dụng cho doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất, còn đối với những công ty khác họ không chỉ đơn giản là sản xuất bán hàng mà còn đầu tư tài chính. Vì vậy doanh thu được hiệu là toàn bộ số tiền thu về được từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: sản xuất, đầu tư, gửi tiết kiệm lấy lãi,….

    Cho nên TR = PxQ + TR1 + TR2 +… trong đó:

    • TR1: là doanh thu từ hoạt động đầu tư
    • TR2: doanh thu từ việc cho vay lấy lãi.

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng kinh doanh thương mại, môi giới thương mại mới chuẩn nhất năm 2022

    3. Phân loại và ý nghĩa của các loại doanh thu:

    Doanh thu từ hoạt động tài chính

    Doanh thu từ hoạt động tài chính: là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất).

    Doanh thu tài chính bao gồm:

    • Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. . .
    • Cổ tức lợi nhuận được chia;
    • Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
    • Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
    • Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
    • Lãi tỷ giá hối đoái;
    •  Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
    •  Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
    • Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

    Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

    4. Các khoản giảm trừ doanh thu:

    Chiết khấu thương mại

    Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.

    Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK.
    Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

    Giảm giá hàng bán

    Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

    Giá trị hàng bán bị trả lại

    Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

    Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hợp đồng (nếu trả lại một phần hàng) và đính kèm chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên.

    Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo PP trực tiếp

    Được xác định theo số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng. Trong đó:

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh trên hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại một khâu duy nhất là khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, đây là loại thuế gián thu cấu thành trong giá bán sản phẩm. Thuế xuất khẩu: là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi xuất khẩu loại hàng hóa chịu thuế xuất khẩu.

    Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp: là số thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

    Thu nhập khác

    Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu; bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên có thể do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan đưa đến. ( Điều 3. Chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác).

    Thu nhập khác bao gồm:

    •  Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
    • Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
    • Thu tiền bảo hiểm được bồi thường ;
    • Thu được các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
    • Các khoản thuế được Ngân sách Nhà Nước hoàn lại;
    • Các khoản tiền thưởng của khách hàng;
    • Thu nhập do nhận tặng, biếu bằng tiền, hiện vật của tổ chức cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

    Như vậy, doanh thu là giá trị của tất cả doanh số bán hàng hóa và dịch vụ được công ty công nhận trong một giai đoạn. Doanh thu (còn được gọi là Thu nhập) tạo thành sự khởi đầu của Báo cáo thu nhập của công ty. Các chi phí được khấu trừ từ doanh thu của công ty để đạt đến Lợi nhuận hoặc Thu nhập ròng.