Doanh thu là gì? Công thức tính và cách thúc đẩy doanh thu
Doanh thu là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quyết định trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Điều này cũng cho thấy rằng, một công ty có thật sự phát triển và hoạt động tốt hay không thì hãy nhìn vào chỉ số doanh thu mà họ mang về, nếu càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Vậy doanh thu là gì? Trong bài viết này, đội ngũ marketing Phương Nam Vina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa cũng như cách thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Doanh thu là gì?
Bên cạnh lợi nhuận thì doanh thu chính là một trong những mục tiêu hàng đầu của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Thế nhưng, mặc dù là một khái niệm quen thuộc nhưng để tìm hiểu thuật ngữ doanh thu là gì thì thật sự nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ.
1. Khái niệm doanh thu theo nghĩa phổ thông
Doanh thu được hiểu là toàn bộ giá trị mà cá nhân hay doanh nghiệp đạt được thông qua hoạt động bán hàng sản phẩm, cung cấp dịch vụ hay mang lại những lợi ích khác,… của các đơn vị, tổ chức. Chỉ số doanh thu cũng phản ánh một cách rõ nét về tình trạng kinh doanh của một đơn vị trong khoảng thời gian nhất định, từ đó đánh giá được doanh nghiệp đó liệu có đang hoạt động hiệu quả và phát triển tốt hay không.
2. Khái niệm doanh thu theo chuẩn mực kế toán
Theo như hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14, doanh thu được định nghĩa là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được trong chu kỳ kế toán, phát sinh từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
3. Phân biệt doanh thu với lợi nhuận và dòng tiền
– Phân biệt doanh thu với lợi nhuận: doanh thu là tổng thu nhập được tạo ra từ việc bán hàng hóa, dịch vụ,… còn lợi nhuận là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản phải trả, nợ, dòng thu nhập bổ sung và chi phí vận hành.
– Phân biệt doanh thu và dòng tiền: doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã nhận về từ hoạt động kinh doanh nhưng dòng tiền lại là số tiền có sẵn, có thể bao gồm cả ngoài phần kinh doanh bán sản phẩm, dịch vụ. Thông qua doanh thu, cá nhân hay tổ chức có thể đưa ra những biện pháp bán hàng và tiếp thị hiệu quả còn với dòng tiền, đây là một chỉ số thanh khoản và quản lý tiền tệ.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của doanh thu
Có thể nói, tầm quan trọng của doanh thu đối với bất cứ doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường hiện nay là rất lớn bởi những ý nghĩa mà chúng mang lại hoàn toàn không hề nhỏ:
– Doanh thu là một nguồn khoản thu có vai trò giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng thanh toán được khoản chi phí phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như nộp lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước, thuê địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực,….
– Hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển ở những giai đoạn, năm tháng tiếp theo hay còn được gọi là xoay vòng vốn thúc đẩy quá trình tái hoạt động ở thời gian tới.
– Giúp dự trữ nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp để tránh gặp phải tình trạng vay ngân hàng khi gặp khó khăn.
– Doanh thu ảnh hưởng to lớn đến khoảng thời gian bắt đầu cũng như trong quá trình hoạt động, đây cũng là phần vốn dự trữ để các cá nhân, doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn.
Cách tính doanh thu chính xác nhất
Tùy thuộc vào tính chất của mỗi doanh nghiệp mà công thức tính doanh thu có thể đơn giản hoặc phức tạp. Chẳng hạn với cách tính doanh thu bán hàng sản phẩm, công thức tính sẽ lấy giá trung bình mà mặt hàng được bán nhân với số lượng hàng hóa đã được bán ra, cụ thể:
Doanh thu = giá bán sản phẩm x sản lượng.
Nhưng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, doanh thu sẽ được tính bằng giá trị của toàn bộ những hợp đồng dịch vụ, hay số lượng quý khách hàng và nhân với giá của dịch vụ, cụ thể:
Doanh thu = số lượng khách hàng x giá dịch vụ.
Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần phải căn cứ vào phạm vi hoạt động và chủng loại, tính chất mặt hàng mình đang bán để áp dụng công thức tính doanh thu cho phù hợp nhất, nhờ đó có thể điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp một cách tối ưu và tạo ra nguồn thu nhập tốt nhất, tránh những thiệt hại không đáng xảy ra.
Các loại doanh thu thường gặp
Doanh thu được chia thành nhiều loại nhưng nếu chia theo nội dung thì chúng sẽ bao gồm các loại sau:
– Doanh thu bán hàng: đây là doanh thu được tạo ra từ việc bán sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư.
– Doanh thu cung cấp dịch vụ: là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ du lịch, vận tải, cho thuê tài sản cố định,….
– Doanh thu bán hàng nội bộ: là lợi ích kinh tế thu về từ việc bán hàng hóa, dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tập đoàn và tính theo giá bán nội bộ.
– Doanh thu hoạt động tài chính: là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, bao gồm thu tiền bản quyền, tiền lãi, cổ tức hay lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả không thể bỏ qua
Như chúng ta cũng đã biết thì trong kinh doanh, mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp hướng đến chính là tăng lợi nhuận. Nhưng để có được lợi nhuận thì cần phải tạo ra nguồn doanh thu lớn, từ đó doanh nghiệp mới có thể phát triển một cách bền vững. Vậy nên, để tăng doanh thu bán hàng một cách hiệu quả thì các công ty, doanh nghiệp sẽ cần nắm rõ những giải pháp sau:
1. Hiểu rõ khách hàng tiềm năng
Khách hàng chính là đối tượng tiềm năng để mang doanh thu về cho doanh nghiệp nên việc xác định khách hàng, hiểu rõ mong muốn khi mua hàng của họ chính là cách để doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Khi đã có được khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp, doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch tổ chức những chương trình để thu hút người tiêu dùng. Không chỉ vậy, việc xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng còn là cách để bạn biết được mình nên làm gì để mang đến giá trị mà người tiêu dùng đang cần.
2. Không ngó lơ khách hàng trung thành
Nếu là một công ty, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì thay vì dành tổng nguồn lực để thu hút được khách hàng mới, hãy tập trung vào việc xây dựng lòng trung thành với khách hàng hiện tại. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí marketing hơn mà hiệu quả mang lại cũng rất cao vì khách hàng hiện tại của bạn đã quen thuộc với những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, do đó cơ hội mua hàng lại là rất lớn nếu có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hiệu quả.
Vậy nên, điều mà doanh nghiệp của bạn cần làm ngay lúc này là tri ân khách hàng thông qua những chương trình giảm giá, ưu đãi hay quà tặng miễn phí,… để dẫn dắt người mua thường xuyên quay lại lần nữa mỗi khi có nhu cầu sử dụng. Đặc biệt, thường xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng cũ sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được cái nhìn ấn tượng tốt đối với họ và là động lực để người mua giới thiệu cho những người xung quanh.
3. Tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng
Để doanh thu được tăng trưởng nhanh chóng thì doanh nghiệp đừng bỏ qua việc tăng giá trị đơn hàng trung bình trên mỗi khách mua sắm. Khi giá trị mỗi đơn hàng càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc, số tiền thu về từ mỗi đơn hàng càng lớn và chi phí cũng vì thế mà tiết kiệm hơn rất nhiều. Để tăng giá trị trung bình cho đơn hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện một số phương pháp để kích sale hiệu quả như: miễn phí vận chuyển, giảm giá, tặng voucher, gói ưu đãi tặng kèm, thẻ tích điểm, thẻ thành viên, quà tặng kèm,….
4. Hoàn thiện chiến lược định giá
Giá cả chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng nên việc điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ cũng cần phải phù hợp với mục tiêu doanh thu và sự biến động của thị trường lúc bấy giờ. Việc tăng giá đột ngột được đánh giá là hiệu quả khi nó mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng.
Chính vì vậy mà ở bước này, bạn cần phải nghiên cứu đối thủ để biết được sản phẩm của họ đang cạnh tranh với mình như thế nào, giá bán ra sao và so sánh sản phẩm của mình với đối thủ theo quan điểm của người mua,…. Sau khi đã phân tích xong những điều trên thì bạn mới có cách định vị giá một cách hoàn thiện nhất trên thị trường.
5. Cắt giảm chi phí để tăng doanh thu
Để có thể góp phần nâng cao hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh và doanh thu cho mình, các doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện một cách quyết liệt việc cắt giảm những khoản ngân sách bất hợp lý để tạo mọi thuận lợi cho quá trình phát triển, sản xuất kinh doanh. Dưới đây là một số phương án cắt giảm chi phí để tăng doanh thu, không gây ảnh hưởng đến lộ trình phát triển của doanh nghiệp mà các bạn có thể áp dụng:
– Mua sắm dịch vụ và cung cấp: thương thảo với những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm để có được mức chi phí tốt hơn. Nếu thấy đơn vị cũ không còn cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì hãy tìm một nhà cung cấp mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất.
– Cắt giảm chi phí sản xuất: các vật liệu dư thừa có thể mang đi tái chế, thanh lý hay tạo ra sản phẩm mới. Việc cho thuê văn phòng, kho bãi cũng là cách được nhiều doanh nghiệp áp dụng để giảm bớt chi phí sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng cần phân bổ lại thời gian công việc của nhân sự, yêu cầu tăng năng suất để giảm bớt chi phí làm việc ngoài giờ, hay thuê nhân sự thời vụ để tránh các khoản chi không cần thiết.
– Lựa chọn chi phí tài chính thấp hơn: chọn những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh là cách để bạn tối ưu chi phí hiệu quả. Đối với những khoản vay thì cần chú ý đến lãi suất để tránh trường hợp phải chi trả thêm những khoản tiền không cần thiết.
– Cắt giảm tiếp chi phí khi có thể: đối với những khoản không bắt buộc, doanh nghiệp cần liên tục tìm cách cắt giảm. Chẳng hạn, nếu thấy việc chạy quảng cáo không ra đơn thì hãy dừng ngay lại và sử dụng những cách thức marketing thủ công như seeding để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
– Sử dụng chiến lược thời gian: theo dõi sát sao tình hình hoạt động của doanh nghiệp để biết được đâu là thời điểm thích hợp để bán hàng, phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt giảm thời gian đi lại của nhân viên bằng cách sử dụng các cuộc họp online.
6. Thúc đẩy bán hàng đa kênh
Chiến lược bán hàng đa kênh là một cách để doanh nghiệp của bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn từ máy tính, thiết bị di động hay trong cửa hàng truyền thống. Khi sự hiện diện của bạn càng xuất hiện trên nhiều kênh thì khách hàng sẽ biết bạn đang ở đâu để tìm đến, nhờ đó mà doanh thu cũng được cải thiện.
Bên cạnh tập trung tại các điểm bán truyền thống, bán hàng trên các kênh online cũng là một sự lựa chọn không tồi trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Bạn có thể tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki) hay thiết kế website để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, trong số các kênh trên thì website được nhận xét là kênh truyền thông mạnh nhất nhưng cũng rất khó để tạo ra bởi liên quan mật thiết đến những kiến thức, kỹ năng về lập trình, thiết kế. Do đó, nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài và mở rộng quy mô phạm vi hoạt động của mình nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo dịch vụ thiết kế website bán hàng tại Phương Nam Vina.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kết hợp cùng đội ngũ nhân viên lập trình, thiết kế tài năng, chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng một sản phẩm web chất lượng nhất để hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa thì chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ SEO web, quảng cáo Google Adwords,… giúp trang web có được thứ hạng cao trên Google, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu nhanh chóng.
7. Sử dụng chiến lược marketing hiệu quả
Một cách khác cũng hiệu quả không kém để cải thiện doanh số bán hàng và gia tăng doanh thu đó là thông qua các chiến lược marketing để tìm kiếm, tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, qua đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thành hành động mua hàng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều cách tiếp thị khác nhau mà bạn có thể sử dụng để sản phẩm và dịch vụ của mình được chú ý hơn, bao gồm:
– Tiếp thị truyền thống qua tờ rơi, bảng quảng cáo, poster, tivi, báo đài,….
– Chạy quảng cáo trả tiền ( Pay-per-click ) trên website, facebook,….
– Truyền thông xã hội (Social media).
– Quan hệ công chúng (PR).
– Thư điện tử quảng cáo (Email marketing).
– Tiếp thị nội dung (Content marketing).
– Tặng voucher, ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá, thẻ tích điểm,….
Như vậy, với những nội dung mà Phương Nam Vina vừa chia sẻ ở trên thì chúng tôi hi vọng các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về khái niệm doanh thu của doanh nghiệp. Có thể thấy, doanh thu không đơn giản là một chỉ số để phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh mà còn là cách để thương hiệu khẳng định vị thế trên thương trường. Một doanh nghiệp chỉ có thể thật sự thành công khi có kế hoạch tăng trưởng doanh thu bền vững và hiệu quả nên những kiến thức này sẽ là hành trang để bạn có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Cách thức để thu hút khách hàng mới
16 mẹo bán hàng online đắt khách giúp cải thiện doanh thu
Top những kênh bán hàng online hiệu quả không thể bỏ qua