Doanh thu là gì? Các loại doanh thu và Công thức tính doanh thu?

Doanh thu (revenue) là gì? Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp bạn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến doanh thu. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

 

1. Doanh thu là gì?

Doanh thu (revenue) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (ngoại trừ khoản vốn góp của chủ sở hữu).

Như vậy, Doanh thu (revenue) là khoản tiển mà doanh nghiệp nhận được khi bán hàng hoá và dịch vụ do nó sản xuất ra. Doanh thu được tính bằng cách lấy giá bán nhân với lượng hàng bán ra.

 

2. Các loại doanh thu

– Doanh thu bán hàng: doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng hóa, bán thành phẩm/sản phẩm, bán bất động sản đầu tư…

– Doanh thu cung cấp dịch vụ: doanh thu thu từ dịch vụ du lịch, doanh nghiệp nhận gia công, đại lí….

– Doanh thu hoạt động tài chính: 

+ Doanh thu từ lãi tiền gửi

+ Doanh thu từ lãi cho vay

+ Doanh thu từ lãi đầu tư Trái phiếu, tín phiếu

+ Doanh thù từ các khoản đầu tư

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia

+ Chiết khấu thanh toán được hưởng

– Doanh thu bất thường: là khoản tiền từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên như bán vật tư hàng hóa dư thừa, dụng cụ đã phân bố hết, các khoản phải trả nhưng không cần trả, thanh lý tài sản…

– Doanh thu bán hàng nội bộ: là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ. 

 

3. Công thức tính doanh thu

– Đối với hoạt động bán sản phẩm:

DOANH THU = GIÁ BÁN x SẢN LƯỢNG

– Đối với các công ty cung cấp dịch vụ:

DOANH THU = SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG x GIÁ DỊCH VỤ

Ghi nhận doanh thu tại thời điểm phát sinh giao dịch. Khi khoản thu được xác định chắc chắn đem lại giá trị kinh tế hợp lý, không quan tâm đã thu hay sẽ thu để được ghi nhận doanh thu. 

Có thể có nhiều giao dịch trong một hợp đồng kinh tế, nhân viên kế toán phải có khả năng nhận biết được các giao dịch để ghi nhận doanh thu sao cho phù hợp. Khi ghi nhận doanh thu cần phải ghi nhận đúng và phù hợp với bản chất thay vì là hình thức hay tên gọi và doanh thu cần phải được phân bổ theo đúng nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Với những giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở hiện tại và trong tương lai, doanh thu cần phân bổ theo giá trị của từng nghĩa vụ và phải ghi nhận lại những nghĩa vụ đã được thực hiện. 

 

4. Các khoản giảm trừ doanh thu

Khoản giảm trừ doanh thu là khoản khát sinh làm giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Gồm có 3 phần là chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hóa và hàng bán bị trả lại. Cụ thể:

– Chiết khấu hàng hóa: là phần mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc đã thanh toán lại cho người mua hàng. Thường xuất hiện khi mau sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn, được hai bên mua và bán thỏa thuận để chiết khấu thương mại

– Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm. Có thể do sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu đã ký kết. Khoản giảm này được giảm thực tế ngay sau khi phát sinh

– Giá trị hàng bán bị trả lại: là phần bị khách hàng yêu cầu hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu. Giá trị hàng bán bị trả lại chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. 

 

5. Ý nghĩa của doanh thu

– Doanh thu nguồn tài chính quan trọng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Doanh thu từ hoạt động bán hàng cũng là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài, giảm áp lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Doanh thu là cơ sở để xác định tình hình kinh doanh nội bộ của công ty. Phần doanh thu này được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hoàn tất chuyển giao lợi nhuận, rủi ro gắn liền với hàng hóa cho người mua là nhân viên nội bộ.

– Có nguồn vốn sẵn tránh phải vay ngân hàng khi gặp khó khăn

– Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây là phần vốn để các chủ thể kinh doanh có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn.

 

6. Phân biệt doanh thu với thu nhập khác, doanh số và lợi nhuận

– Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Ở khái niệm này, hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường có thể hiểu là các hoạt động mà doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh. Khi đó, khoản thu từ các hoạt động này được gọi là doanh thu.

Doanh thu = Doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại

– Thu nhập khác: là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Theo đó, hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu là các hoạt động tạo ra nguồn thu (hợp pháp) nhưng không phải là các hoạt động doanh nghiệp đã đăng kí với cơ quan nhà nước có hẩm quyền.

Ví dụ: hoạt động thanh lí tài sản cố định sẽ thu về được một khoản tiền, tuy nhiên trên giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp thì không có đăng kí hoạt động này. Do đó, khoản thu về từ hoạt động thanh lý này sẽ không phải là doanh thu mà sẽ được đưa vào thu nhập khác. 

– Doanh số: là tổng số tiền thu được thông qua quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán, được xác định trong một khoảng thời gian nhất định, doanh số là số tiền đã bao gồm cả những khoản tiền đã thu được và cả những khoản tiền chưa được thanh toán. Doanh số sẽ được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm doanh nghiệp đã bán ra ngoài thị trường nhân với giá bán của sản phẩm.

Doanh số = đơn giá bán x sản lượng chưa trừ các khoản chi phí như hàng lỗi, giảm giá, chiết khấu.

– Lợi nhuận (bottom line): là net income trên báo cáo kết quả kinh doanh. Có nhiều chỉ số về lợi nhuận khác nhau trên một bản báo cáo kết uqar kinh doanh nhằm phân tích tình hình hoạt động của một công ty. 

Tuy nhiên, giữa doanh thu và lợi nhuận ròng còn có các khoản lợi nhuận khác là lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động. Theo đó:

+ Lợi nhuận gộp là hiệu số doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán, là chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất hàng hóa trong một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí nguyên vật liệu và chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa.

+ Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận gộp trừ đi tất cả các chi phí cố định và biến đổi khác liên quan đến điều hành doanh nghiệp, ví dụ như tiền thuê nhà, chi phí dịch vụ và tiền lương. 

Khi đề cập đến lợi nhuận của một công ty, mọi người thường không nói đến lợi nhuận gộp (gross profit) hoặc lợi nhuân hoạt động (openrating profit) mà là lợi nhuận ròng (net profi) – phần còn lại sau khi trừ đi chi phí. 

Ví dụ: Số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của công ty J.C. Penney trong năm 2017. Các con số này đã được ghi trên báo cáo hàng năm của họ ngày 3 tháng 2 năm 2018.

Doanh thu hoặc Tổng doanh thu thuần = 12,5 tỷ USD

Lợi nhuận gộp = 4,33 tỷ USD (tổng doanh thu là 12m5 tỷ USD trừ đi giá vốn hàng bán là 8,17 tỷ USD)

Lợi nhuận hoạt động  =  triệu USD (trừ tất cả các chi phí cố định và biến đổi khác liên quan đến điều hành doanh nghiệp, ví dụ như tiền thuê nhà, tiền dịch vụ và tiền lương)

Lợi nhuận hoặc thu nhập ròng = -116 triệu USD (lỗ).

Có thể thấy J.C bị lỗ ở mức  triệu USD dù kiếm được 12,5 tỷ USD doanh thu. Lỗ ròng thường xảy ra khi các khoản nợ hoặc chi phí vượt mức thu nhập. 

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trân trọng./.