Doanh thu bán hàng là gì? Cách tính doanh thu chi tiết nhất
Doanh thu bán hàng – Một mục tiêu quan trọng và không thể bỏ qua đối các hoạt động kinh doanh của mọi công ty/doanh nghiệp. Mặc dù là một khái niệm quen thuộc, được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên để hiểu rõ doanh thu bán hàng là gì và cách tính chuẩn xác thì nhiều người vẫn còn khá “mơ hồ”.
Chính vì vậy, bài viết hôm nay Haravan sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết liên quan đến doanh thu bán hàng, cách tính và cách tăng doanh thu hiệu quả. Cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích nhất cho mình bạn nhé.
Mục Lục
1. Định nghĩa về khái niệm doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng có thể hiểu là toàn bộ giá trị mà công ty/doanh nghiệp đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh như:
- Bán sản phẩm.
- Cung cấp dịch vụ.
- Cho thuê tài sản.
- Lãi suất gửi tiền ngân hàng, đầu tư trái phiếu.
- Sang nhượng cửa hàng.
- Bán ngoại tệ.
- Đầu tư chứng khoán…
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của một doanh nghiệp, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh và quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Doanh thu càng cao chứng tỏ sản phẩm/dịch vụ của công ty càng được nhiều người tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn.
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, doanh thu cũng chính là nguồn tài chính quan trọng giúp thực hiện việc chi trả các khoản chi phí khác nhau trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, nó cũng có ý nghĩa quyết định hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo.
Việc tăng doanh thu bán hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng tốc độ lưu chuyển vốn, tăng vòng quay vốn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm chi phí vay vốn bên ngoài.
Có thể thấy, vai trò của việc tăng doanh thu bán hàng là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy điều kiện để ghi nhận doanh thu là gì? Làm thế nào để biết cách tính doanh thu cũng như phương pháp để doanh thu có thể tăng trưởng một nhanh chóng, bền vững và hiệu quả đây? Hãy tiếp tục cùng Haravan tìm hiểu.
2. Điều kiện cần để ghi nhận doanh thu bán hàng
Để được ghi nhận doanh thu bán hàng, phía công ty/doanh nghiệp cần thỏa mãn những điều kiện dưới đây:
- Công ty/doanh nghiệp đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa.
- Quyền sở hữu và quyền kiểm soát với hàng hóa, sản phẩm đã được chuyển giao hoàn toàn cho người mua, công ty/doanh nghiệp không còn quyền hạn này.
- Khoản doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng cho khách.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo xác định được những chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Để ghi nhận doanh thu bán hàng doanh nghiệp cần đảm bảo một số điều kiện
3. Công thức tính doanh thu bán hàng chi tiết
Trên thực tế, doanh thu bán hàng sẽ được chia thành 2 loại khác nhau gồm: Tổng doanh thu và Doanh thu thuần. Mỗi loại sẽ có cách tính riêng, cụ thể:
3.1. Tổng doanh thu
Tổng doanh thu có thể hiểu đơn giản là toàn bộ số tiền ban đầu thu được sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ…
Công thức tính tổng doanh thu là: Tổng doanh thu = Sản lượng x Giá bán.
3.2. Doanh thu thuần
Doanh thu thuần được hiểu là doanh thu thực của doanh nghiệp, dùng để thực hiện việc tính toán cũng như đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Từ kết quả doanh thu thuần, doanh nghiệp có thể tính được lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thể để xác định tình trạng lỗ lãi trong kỳ.
Công thức tính doanh thu thuần là: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ.
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm giá bán hàng: Khoản tiền giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho người mua hàng.
- Chiết khấu thương mại: Khoản tiền giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho đại lý, khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
- Giá trị hàng hóa bị trả lại: Giá trị lượng hàng bán đã được tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Mỗi công ty/doanh nghiệp đều phải xác định tổng doanh thu và doanh thu thuần để kiểm soát và quản lý lượng hàng hóa bán ra, đồng thời tính toán những khoản giảm trừ, chi phí phát sinh trong kỳ.
4. Cách tính tỷ lệ phần trăm doanh thu cho người bán
Dựa vào doanh thu bán hàng qua các năm, các kỳ kế toán, doanh nghiệp có thể xác định được tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ hoàn thành kế hoạch. Có 2 cách để tính tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho người bán, cụ thể:
4.1. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng là mức chênh lệch doanh thu giữa năm n và năm (n-1) nhằm đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng năm n = {[Doanh thu năm n – Doanh thu năm (n-1)]/Doanh thu năm (n-1)}*100%
Trong trường hợp doanh thu năm n giảm so với năm n-1 thì kết quả tốc độ tăng trưởng năm n là âm.
Ví dụ:
Công ty X có doanh thu năm 2020 là 110 tỷ đồng, doanh thu năm 2021 là 130 tỷ đồng, vậy mức phần trăm tăng trưởng doanh thu của công ty X năm 2021 sẽ là:
Tốc độ tăng trưởng năm 2021 = [(130 – 110)/110]*100% = 18,18%
Kết luận, năm 2021 công ty X có mức tăng trưởng hơn 18% so với năm 2020.
4.2. Mức độ hoàn thành
Mức độ hoàn thành sẽ là chỉ số để doanh nghiệp đánh giá kết quả doanh thu thực tế so với kế hoạch đã đề ra.
Mức độ hoàn thành kế hoạch = (Doanh thu thực tế / Doanh thu kế hoạch) * 100%
Ví dụ:
Công ty X đặt ta mục tiêu doanh thu cho năm 2021 là 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính tới quý 2 năm 2021 tổng doanh thu mà công ty đã đạt được là 155 tỷ đồng. Vậy % đã đạt được so với mục tiêu đề ra của công ty X là bao nhiêu?
Số phần trăm đã đạt được = 155/160*100 = 96,875%
Như vậy, chỉ sau 3 quý hoạt động doanh thu của công ty X đã đạt được gần 97% so với mục tiêu đề ra.
Trong trường hợp mức độ hoàn thành kế hoạch trên 100% thì doanh nghiệp đã hoàn thành và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tính tỷ lệ phần trăm doanh thu cho người bán
5. Cách tính lợi nhuận bán hàng
Lợi nhuận được xem là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh,giúp doanh nghiệp đảm bảo tình hình tài chính, khả năng thanh toán và hoạt động tái sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô…Vậy giữa doanh thu và lợi nhuận bán hàng có gì khác nhau? Công thức tính lợi nhuận như thế nào?
5.1. Phân biệt doanh thu và lợi nhuận bán hàng
Cơ sở để so sánh
Doanh thu bán hàng
Lợi nhuận bán hàng
Ý nghĩa
Tiền thu được từ nhiều hoạt động khác nhau như: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ… trong một khoảng thời gian
Thặng dư còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí đầu vào, chi phí phát sinh và thuế.
Phụ thuộc lẫn nhau
Doanh thu hoàn toàn độc lập so với lợi nhuận
Lợi nhuận sẽ phụ thuộc trực tiếp vào doanh thu
Tầm quan trọng
Doanh thu cần thiết để điều hành một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
Lợi nhuận cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
Các loại
Doanh thu hoạt động
Doanh thu không hoạt động…
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận ròng…
5.2. Công thức tính lợi nhuận
Chúng ta có 2 công thức tính lợi nhuận phổ biến, gồm: Lợi nhuận trước thuế và Lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế (EBT – Earnings Before TAX): Là lợi luận mà doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi các chi phí bỏ ra để kinh doanh, nhưng chưa tính đến tiền lãi và thuế nộp nhà nước.
Công thức tính lợi nhuận trước thuế: EBT= Tổng doanh thu – (Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh).
Lợi nhuận trước thuế chính là cơ sở để các doanh nghiệp, nhà đầu tư so sánh và lựa chọn phương án, kế hoạch đầu tư hợp lý. Bởi thông qua EBT có thể phần nào đánh giá được khả năng và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng (lãi ròng) là khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi lấy doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí và thuế phí phải nộp cho nhà nước.
Cách tính lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – ( Tổng chi phí + Thuế phải nộp)
Tuy nhiên, trên thực tế thì đa số các doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – ( 30% số tiền đầu tư cho sản xuất kinh doanh + 20% thuế thu nhập doanh nghiệp + 10% thuế giá trị gia tăng).
Tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế cho các doanh nghiệp
6. Hướng dẫn doanh nghiệp cách tăng doanh thu hiệu quả
Làm thế nào để tăng doanh thu bán hàng một cách hiệu quả không phải là điều đơn giản. Phía công ty, doanh nghiệp cần phải có những phương án và kế hoạch bán hàng, marketing phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý mà Haravan đưa ra, bạn có thể tham khảo:
Khách hàng chính là nhân tố sẽ mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó tạo ra nguồn doanh thu cho tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định chính xác khách hàng của mình là ai, sở thích là gì, mong muốn của họ về sản phẩm như thế nào….Sau khi có được những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thống kê, phân tích và tổng hợp để đưa ra những phương án tiếp cận hiệu quả nhất.
6.2. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, để tăng doanh thu tổng doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động bán hàng như: Gia tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa quy trình bán hàng, cẩn thận khi đóng gói, giao hàng… Những điều này sẽ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy nhu cầu mua sắm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
6.3. Thu thập và ghi nhận phản hồi từ khách hàng
Trong kinh doanh, chắc chắn sẽ có những đánh giá và phàn nàn của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Việc thu thập và ghi nhận các phản hồi này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thiếu sót từ đâu, từ đó đưa ra phương pháp để khắc phục kịp thời.
Thu thập và phân tích những phản hồi từ phía khách hàng
6.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường là điều quan trọng, giúp doanh nghiệp nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó đưa ra kế hoạch để phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của khách hàng, xu hướng của thị trường.
6.5. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Nhân viên kinh doanh là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua sắm của khách hàng. Một nhân viên kinh doanh hiểu biết về sản phẩm, thái độ niềm nở, phục vụ chuyên nghiệp sẽ tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, vui vẻ, nhờ vậy mà việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn.
6.6. Tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng
Giá trị đơn hàng càng cao thì số tiền doanh nghiệp thu về càng lớn, vì thế đừng bỏ qua phương pháp hiệu quả này nhé. Để tăng giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách như: Miễn phí vận chuyển, làm thẻ thành viên, tặng voucher, tặng gói ưu đãi kèm theo, cung cấp mã giảm giá….
7. Mẫu báo cáo doanh thu bán hàng
Việc lập báo cáo doanh thu bán hàng là điều cần thiết để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình bán hàng, kinh doanh. Nó thường bao gồm các dữ liệu đa chiều như tổng quan doanh thu theo tháng/quý/năm, doanh thu bán hàng theo nhân viên/phòng ban, doanh thu bán hàng theo thị trường, doanh thu bán hàng theo sản phẩm….
Một mẫu báo cáo doanh thu bán hàng bằng Excel sẽ bao gồm các sheet như: Danh mục, Data, Báo cáo. Sử dụng mẫu doanh thu bán hàng này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Cung cấp cái nhìn tổng quan cho bộ phận kinh doanh, tiết kiệm thời gian trong việc tiếp cận các thông tin, hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu và lập kế hoạch để thu hút khách hàng, phát triển doanh nghiệp.
Cùng Haravan tham khảo một số mẫu báo cáo doanh thu bán hàng phổ biến dưới đây:
Mẫu báo cáo doanh thu bán hàng hằng ngày bằng bản excel
Mẫu báo cáo doanh thu bán hàng hằng ngày của một nhà hàng
Mẫu báo cáo doanh thu bán hàng hằng ngày của một khách sạn
Mẫu báo cáo doanh thu bán hàng hằng tuần bằng bảng excel
Mẫu báo cáo doanh thu bán hàng hằng tháng bằng bảng excel
8. Kết luận
Có thể thấy, doanh thu không chỉ là một chỉ số để phản ánh mức độ hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh mà nó còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi xây dựng được một kế hoạch tăng trưởng doanh thu hiệu quả và bền vững.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của Haravan có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm doanh thu bán hàng là gì và những thông tin quan trọng khác. Nếu bạn cần một giải pháp hỗ trợ tăng doanh thu bán hàng, hãy liên hệ với Haravan. Haravan sở hữu các ứng dụng, phần mềm hiện đại, các mô hình kinh doanh hiệu quả, chắc chắn sẽ hỗ trợ đắc lực, giúp doanh nghiệp vượt chỉ tiêu, đạt được những con số mơ ước.
Hãy để lại thông tin để nhận ngay tư vấn từ Haravan để có kế hoạch kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
>> Xem thêm: