Doanh số là gì? Phân biệt chi tiết doanh số và doanh thu
Doanh số phản ánh sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu doanh số là gì, cũng như thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh số và doanh thu. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp.
Mục Lục
Doanh số là gì?
Doanh số là toàn bộ số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là một tuần, một tháng, một quý hoặc một năm và còn được gọi là một kỳ kế toán.
Doanh số là gì?
Doanh số bao gồm tổng số tiền đã thu được trong thời gian đó (doanh số bán hàng) và phần tiền chưa được nhận (đơn hàng giao trước trả tiền sau, đại lý ký gửi). Số tiền thu được chưa tính trừ đi các chi phí khác ví dụ như khấu hao, thuế,… Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng lại không thuộc doanh thu.
Công thức tính doanh số là gì?
Công thức tính doanh số khá đơn giản như sau:
Doanh số = đơn giá bán x sản lượng
Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn cách tính doanh số, chúng tôi đưa ra một ví dụ như sau:
Của hàng A kinh doanh về bánh kẹo, bán một cái bánh ngọt với giá 9.000 đồng/cái ra thị trường. Chỉ tính riêng trong ngày 7/08/2022 thì cửa hàng đã bán được 100 cái bánh cùng loại, khi đó doanh số của cửa hàng sẽ được xác định là:
100 x 9000 = 900.000 đồng
Như vậy, chỉ tính riêng ngày 7/08/2022 thì doanh số bán hàng của cửa hàng A là 900.000 đồng.
Chương trình ra mắt dịch vụ VPS NVME tốc độ cao
Phân biệt doanh số và doanh thu?
Trên thực tế, khái niệm doanh số và doanh thu thường bị nhầm lần với nhau. Thậm chí, nhiều người vẫn cho rằng hai khái niệm này là một, vậy doanh thu khác doanh số ở những đặc điểm nào?
Phân biệt thông qua đặc điểm doanh thu
Về khái niệm, doanh số là tổng số tiền doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian nhất định. Còn doanh thu được hiểu là toàn bộ giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được sau một kỳ kế toán.
Doanh thu là lợi nhuận thu được từ bán hàng
Hiểu theo cách đơn giản hơn thì doanh thu không chỉ bao gồm số tiền lợi nhuận thu được từ bán hàng. Mà còn bao gồm cả các lợi ích hoạt động đầu tư (chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, chứng chỉ quỹ…), hoạt động cho thuê tài sản, lãi suất ngân hàng… Biến động của doanh thu có tác động rất lớn đến tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh thu được tính bao gồm các khoản như sau:
- Hoạt động tài chính
- Hoạt động cho thuê tài sản
- Lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cho vay,..
- Các khoản chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…
- Nguồn thu từ giao dịch chứng khoán
- Các khoản thu không thường xuyên khác, chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn
Cách tính doanh thu và doanh số
Như đã đề cập ở trên, trong công thức tính doanh số sẽ chưa trừ các khoản chi phí như: hàng lỗi, giảm giá, chiết khấu. Còn doanh thu lại tính bằng số tiền thu về khi đã trừ đi tất cả các khoản đó: chiết khấu, giảm giá, trả lại. Cồng thức doanh thu như sau:
Doanh thu = doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại
Vai trò đối với doanh nghiệp
Về vai trò đối với doanh nghiệp thì doanh số biểu hiện cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là minh chứng cho giá trị các chiến lược kinh doanh khoảng trong thời gian nhất định. Khi thành công thực hiện các hợp đồng mua bán, kinh tế hay các giao dịch tương tự, đó là khi doanh nghiệp chốt được một khoản doanh số. Vậy cụ thể, doanh số cao thể hiện hiệu quả ở những mảng nào?
- Đội ngũ bán hàng có năng lực tốt
- Chiến lược sản phẩm – giá – kênh phân phối đã đề ra được thực hiện tốt
- Chiến lược xúc tiến gồm: Quảng cáo, PR, Bán hàng cá nhân có hiệu quả
- Hiệu suất của các bộ phận liên quan được đẩy mạnh
Cả doanh số và doanh thu đều đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Còn doanh thu là thước đo để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dựa vào doanh thu, người quản trị còn có thể đánh giá hiệu quả của nhân viên sale, hiệu quả hoạt động kế toán thu,… Cụ thể, doanh thu tốt là kết quả của:
- Thể hiện một phần hiệu quả bán hàng
- Khả năng đàm phán giá (thường do đội Sale phụ trách)
- Hiệu quả của chính sách thanh toán giá cho việc bán hàng
- Chính sách giá với doanh số được thực hiện tốt
- Hoạt động thu diễn ra khả quan
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn cụ thể
Hậu quả của việc không phân biệt doanh số và doanh thu
Việc nắm bắt rõ ràng hai khái niệm doanh số và doanh thu chính là giá trị cốt lõi để giúp doanh nghiệp hiểu rõ tình hình hoạt động bán hàng, năng lực tài chính hay hiệu quả của các chiến lược kinh doanh mang lại.
Nếu nhầm lẫn hai khái niệm này thì doanh nghiệp rất dễ bỏ quên tính thanh khoản, không tính toán dòng tiền và gặp phải sự cố về độ trễ các khoản đầu tư. Bên cạnh đó, các sai lầm về đánh giá sai hiệu quả bán hàng, đánh giá thấp vai trò của kế toán thu nhưng lại đánh giá quá cao vai trò của giá thành cũng là điều rất dễ xảy ra.
Doanh số quan trọng như thế nào?
Sức mạnh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua sức bán của doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian nhất định diễn ra như thế nào. Kết quả doanh số càng cao lại càng chứng tỏ được doanh nghiệp đó đang có hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn từ phía các lãnh đạo và cách làm việc hiệu quả của nhân viên trong công ty.
Doanh số càng cao lại càng chứng tỏ được doanh nghiệp đang phát triển
Đặc biệt, chiến lược kinh doanh được đánh giá là một trong những yếu tố chủ chốt để tạo nên được sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Sở hữu một chiến lược tổng thế, bài bản và phù hợp thì sẽ tạo cơ hội nâng cao doanh số hiệu quả và có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường.
Ngược lại, doanh số giảm lại chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đó hiện đang gặp vấn đề. Nguyên nhân gây ra có thể từ một hay nhiều lỗi đã xảy ra trong quy trình bán hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu và khắc phục vấn đề để giảm thiểu nhiều nhất có thể tình trạng thất thoát doanh thu.
Mặt khác, doanh số cao cũng giúp nhân viên trong công ty, doanh nghiệp có ý chí để phấn đấu, tiếp tục đột phá những thành tích cao hơn. Nhờ đó tạo nên tiềm lực tài chính bền vững cùng sự phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tầm quan trọng của doanh số còn thể hiện tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh số tăng, tốc độ lưu chuyển và quay vòng vốn của doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng. Do đó mang đến lượng vốn dồi dào để tái đầu tư, giảm đi tỷ trọng vốn vay bên ngoài. Còn doanh số giảm cũng sẽ kéo theo giá trị thanh khoản tỷ lệ quay vòng vốn thấp, rất có thể khiến doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.
Những cách thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp
Tùy vào từng lĩnh vực, định hướng phát triển của công ty mà các nhà lãnh đạo sẽ tạo ra một chiến lược bán hàng riêng. Nhưng chung quy lại, điều quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay vẫn là làm cách nào để thúc đấy doanh số bán hàng hiệu quả, tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Dưới đây chính là một trong nhiều cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả thường được áp dụng mà mọi người có thể tham khảo.
Sử dụng hình thức chiết khấu, giảm giá
Chiết khấu thực chất là một chiến lược marketing về giá được sử dụng rất nhiều trong kinh doanh và cũng tạo ra hiệu quả rất lớn. Mục đích chính là để kích thích khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Bản chất của hình thức này là việc doanh nghiệp giảm giá gốc (giá niêm yết) sản phẩm xuống với tỷ lệ phần trăm nhất định. Từ đó, thu hút và tác động mạnh mẽ đến những quyết định mua sắm của khách hàng.
Tạo mini-game
Bên cạnh việc chiết khấu, giảm giá thông qua các siêu sale, nhiều thương hiệu hiện nay cũng tạo nên những cuộc thi, cuộc chơi (mini-game, give-away) đi kèm với những giải thưởng giá trị. Mục đích là để quảng bá thương hiệu và khuyến khích khách hàng mua sắm. Đây cũng là hình thức phổ biến các doanh nghiệp lựa chọn để thúc đẩy doanh số hiệu quả hiện nay.
Cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ miễn phí
Chiến lược cung cấp các dịch vụ miễn phí, cho khách hàng dùng thử trong một khoảng thời gian ngắn cũng là cách để thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Khi khách hàng đã có những ấn tượng tốt về sản phẩm thì có thể đưa ra các tính năng hấp dẫn hơn ở gói vip, gói nâng cao. Nhờ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy tò mò và hứng thú hơn, kích thích mong muốn mua hàng để có thể trải nghiệm thêm về sản phẩm.
Tạo ra sự khan hiếm
Tạo sự khan hiếm thực chất là một chiêu trò nhằm thúc đẩy doanh số đang được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các thương hiệu lớn sử dụng. Cụ thể, nhiều cửa hàng, thương hiệu đưa ra thông báo chương trình khuyến mãi cho 100 đến 150 khách hàng đầu tiên.
Và sau đó là những khách hàng xếp hàng dài để chờ đến lượt mua sắm. Thậm chí với các thương hiệu lớn, nhiều người còn sẵn sàng xếp hàng qua đêm để có thể được nhận các ưu đãi. Chiến thuật này có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý của đám đông, tạo sự tò mò cho những khách hàng khác. Từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.
Lời kết
Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu được doanh số là gì, sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu cũng như cách để thúc đẩy doanh số hiệu quả. Doanh số chính là một trong những thước đo chính xác nhất để xác định thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, để công ty có sự phát triển bền vững, các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ kiến thức, tầm quan trọng của doanh số cũng như các chiến lược marketing để tăng doanh số hiệu quả.