Doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 được quy định thế nào?

Doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp 2014 được quy định thế nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều người bởi doanh nghiệp tư nhân là loại hình donah nghiệp được ưa chuộng nhất nhì hiện nay. Vậy quy định trong doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm những gì? Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp như thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết các thông tin về doanh nghiệp tư nhân trong bài viết sau nhé!

khai quat ve doanh nghiep tu nhan luat doanh nghiep 2014

1. Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân (

DNTN)

1.1 Doanh nghiệp tư nhân là gì?

khai niem cua doanh nghiep tu nhan trong luat doanh nghiep 2014

Căn cứ theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ về doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

1.2 Đặt điểm doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân không có Hội đồng thành viên như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, không có Hội đồng cổ đông như công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một người làm chủ sở hữu và có quyền quyết định cao nhất trong công ty.

Chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là khi công ty làm ăn thua lỗ thì chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ dùng tài sản riêng của mình để chi trả.  

Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn cao hơn vốn pháp định. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh nên pháp luật quy định chủ sở hữu không thể đồng thời là thành viên công ty hợp danh và là chủ hộ kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có sự độc lập về tài sản. Một doanh nghiệp được công nhận quyền pháp nhân khi có sự tách bạch giữa tài sản của người tạo ra doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp. 

1.3 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp tư nhân

co cau to chuc trong doanh nghiep tu nhan

Cơ cấu tổ chức là hệ thống các mối quan hệ, nhiệm vụ báo cáo nhằm duy trì hoạt động của các đơn vị. Cơ cấu bên trong thể hiện trách nhiệm, vai trò của mỗi bộ phận. Nhờ vậy, khi nhìn vào mô hình thì chúng ta biết được quy trình làm việc giữa các phòng ban.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bổ nguồn lực cho từng công việc cụ thể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhân công và hạ thấp chi phí thuê lao động. Cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và vai trò mỗi thành viên.

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức đơn giản, không phức tạp như các loại hình kinh doanh khác. Chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Theo quy định về doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 thì chủ sở hữu có thể tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác điều hành, quản lý kinh doanh. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phụ thuộc vào cách sắp xếp, quản lý của chủ doanh nghiệp.

1.4 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp trong luật 2014

von dau tu cua chu doanh nghiep trong luat 2014

Căn cứ theo Điều 184 Khoản 1, 2 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ vốn đầu tư trong doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình phát triển, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán hằng năm của công ty.

Đối với các trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền gì?

2.1 Cho thuê doanh nghiệp tư nhân

cho thue doanh nghiep tu nhan

Căn cứ theo Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ về trường hợp thuê công ty đối với doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Như vậy, cho thuê doanh nghiệp được hiểu là việc sử dụng toàn bộ doanh nghiệp và chuyển giao quyền chiếm hữu cho người khác trong một thời gian nhất định để thu một khoản tiền, được gọi là tiền thuê.

Thủ tục cho thuê doanh nghiệp gồm 3 bước cơ bản là ký kết hợp đồng doanh nghiệp tư nhân, thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ cho thuê doanh nghiệp tư nhân.

Khi quyết định thuê và cho thuê doanh nghiệp, các chủ sở hữu phải nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình khi thuê như người thuê doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê, không chấm dứt tư cách pháp lý.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về bên thứ ba đối với hợp đồng của doanh nghiệp tư nhân trong thời gian cho thuê đã thỏa thuận trước. Bên thuê doanh nghiệp có thể làm đại diện nếu chủ sở hữu ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

2.2 Bán doanh nghiệp tư nhân

ban doanh nghiep tu nhan

Căn cứ theo Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ việc bán công ty đối với doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Bán doanh nghiệp là hành vi mang tính tập trung kinh tế cao. Vì vậy, để tránh trường hợp doanh nghiệp lớn thâu tóm doanh nghiệp nhỏ thì pháp luật Việt Nam đã quy định việc tập trung kinh tế có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Thủ tục mua bán doanh nghiệp gồm 3 bước cơ bản là xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu (báo cáo tài chính, các khoản phải thu, khách hàng…), định giá và đàm phán giá (xác định nguồn tài chính, phương thức thực hiện…), hoàn tất hoạt động mua bán doanh nghiệp.

Hồ sơ mua bán doanh nghiệp tư nhân gồm có chữ ký của người bán và người mua, hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân và các giấy tờ liên quan chứng minh việc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra, hồ sơ còn có bản sao hợp lệ hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân của chủ doanh nghiệp, văn bản xác nhận vốn pháp định của tổ chức và cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh nghề theo quy định của pháp luật cần có vốn pháp định.

Hồ sơ còn bao gồm một bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một số cá nhân theo quy định đối với các ngành mà quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.3 Quản lý doanh nghiệp tư nhân

quan ly doanh nghiep

Căn cứ theo Điều 185 Khoản 1, 2 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ khái niệm trong Luật Doanh nghiệp 2014 về doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý doanh nghiệp là quá trình thông qua các cá nhân, tổ chức để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Kết quả của việc quản lý doanh nghiệp được đánh giá thông qua cách thực hiện, kỹ năng và cách tổ chức khác nhau.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là bị đơn, nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án và Trọng tài trong các tranh chấp về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân

vai tro cua doanh nghiep tu nhan

Một là, doanh nghiệp tư nhân góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp tư nhân là một mô hình kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đây là nguồn động lực quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế thị trường.

Hai là, doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình trên thị trường. Dần hình thành những công ty, tập đoàn lớn với quy mô hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành ngày càng phát triển như Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Tập đoàn Hòa Phát…

Ba là, các điều khoản quy định trong doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 đã giúp chủ sở hữu tận dụng và khai thác mọi nguồn lực của đất nước, góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội và phát triển nền công nghiệp một cách tối ưu nhất.

Doanh nghiệp tư nhân hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên có lợi thế trong việc sử dụng và huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân, tạo thêm việc làm và góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hình thành đội ngũ doanh nhân mới.

Bốn là, doanh nghiệp tư nhân có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nhỏ lẻ của nền kinh tế hay những nơi mà các doanh nghiệp lớn không muốn đầu tư vào.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư vào những vùng sâu, vùng xa để khai thác và tận dụng nguồn nguyên liệu nhỏ lẻ, phân tán…Giúp phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước, liên kết doanh nghiệp tạo thành một hệ thống cùng nhau phát triển.

4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân

4.1 Điều kiện tự nhiên, chính sách và pháp luật của nhà nước

dieu kien tu nhien chinh sach va phap luat cua nha nuoc

Điều kiện tự nhiên được thể hiện ở tài nguyên khoáng sản, môi trường, vị trí địa lý…ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt với ngành khai thác. 

Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động không chỉ có điều kiện khai thác mà còn có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Doanh nghiệp tư nhân theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014 của chính phủ bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường.

Chính trị là nhân tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Pháp luật và chính trị minh bạch, ổn định và đồng bộ sẽ là cơ sở vững chắc để phát triển nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng.

Yếu tố này còn được thể hiện ở chính sách, kế hoạch và chiến lược phát triển của kinh tế xã hội nói chung và nền công nghiệp nói riêng do nhà nước trực tiếp đề ra và thực hiện. Nhà nước với vai trò điều tiết và quản lý vĩ mô, đảm bảo kinh tế xã hội ổn định và phát triển.

4.2 Trình độ quản trị của doanh nghiệp và người lao động

trinh do quan tri cua doanh nghiep va nguoi lao dong

Kinh tế – xã hội được thể hiện thông qua các chỉ số như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng, sự ổn định của các vấn đề xã hội và sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Hiệu quả kinh doanh càng lớn khi trình độ quản trị của doanh nghiệp càng cao. Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở hiện tại và tương lai. 

Quản trị doanh nghiệp gồm có quản lý vật chất và quản lý con người. Tuy nhiên, quản lý con người là khó khăn và quan trọng nhất. Doanh nghiệp nào quản lý tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ hiệu quả và phát triển mạnh.

Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là một bước ngoặt quan trọng, giúp nhiều nước có sự chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 

5. Các câu hỏi xoay quanh doanh nghiệp tư nhân

5.1 Người nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

nguoi nuoc ngoai co quyen thanh lap doanh nghiep tu nhan khong

Căn cứ Điều 18 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ người nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, trong Luật Doanh nghiệp 2014 không cấm người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân. Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt nhà nước nghiêm cấm thành lập doanh nghiệp tư nhân.

  • Người nước ngoài bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, chưa thành niên và bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam ban hành.

  • Người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện và cơ sở giáo dục bắt buộc.

  • Người nước ngoài đang làm công việc nhất định hoặc đảm nhiệm chức vụ liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

5.2 Tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không?

to chuc co quyen thanh lap doanh nghiep tu nhan hay khong

Căn cứ Điều 183 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Theo quy định của doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 thì chỉ cá nhân mới được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Do đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được được xem là một tổ chức nên không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

5.3 Các hồ sơ cần để thành lập doanh nghiệp tư nhân

cac ho so can de thanh lap doanh nghiep tu nhan

Căn cứ theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 đã nêu rõ quy định về hồ sơ của doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh đó, theo Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng đã nêu các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cụ thể như sau:

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Chủ sở hữu doanh nghiệp phải thực hiện nộp 1 bộ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp.

Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định mức thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin. Thông thường, lệ phí trong trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng/lần đăng ký.

5.4 Doanh nghiệp tư nhân có bị chấm dứt hoạt động khi chủ doanh nghiệp chết?

doanh nghiep tu nhan co bi cham dut hoat dong khi chu doanh nghiep chet

Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân mất tích hoặc chết thì doanh nghiệp được xem như là một tài sản để lại thừa kế. Đối với trường hợp chủ sở hữu có người thừa kế thì doanh nghiệp tư nhân không phải chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Căn cứ theo Điều 644 Bộ luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11 đã nêu cụ thể như sau:

Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.

Vì vậy, người được thừa kế doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân không có người thừa kế thì doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Thông tin về doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014 là nội dung mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến AZTAX để được trả lời nhanh chóng nhất nhé! Chúc các bạn thành công!

Đánh giá post