Doanh nghiệp tại Việt Nam: Giao dịch liên kết là gì?

GIAO DỊCH LIÊN KẾT LÀ GÌ?

“Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

Dựa trên nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, cơ quan thuế có quyền quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch để xác định đúng nghĩa vụ thuế.

CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT HAY “BÊN LIÊN KẾT” LÀ CÁC BÊN CÓ MỐI QUAN HỆ THUỘC MỘT TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP

Khi các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia và khi:

  1. Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
  2. Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
  3. Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia.
  4. Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
  5. Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai.
  6. Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
  7. Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột.
  8. Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  9. Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp.
  10. Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG KÊ KHAI, XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

    1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định.
  1. Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc lựa chọn phương pháp xác định giá theo quy định khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
  2. Người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  3. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
  4. Hồ sơ xác định giá giao dịch được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.

CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NỘP THUẾ ĐƯỢC MIỄN KÊ KHAI, MIỄN LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

  1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
  2. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
    • Người nộp thuế có phát sinh giao dịch nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng.
    • Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá.
    • Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau: Phân phối: Từ 5% trở lên; Sản xuất: Từ 10% trở lên; Gia công: Từ 15% trở lên.Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA BUSINESS CONSULTING là công ty tư vấn doanh nghiệp được tín nhiệm bởi hằng ngàn khách hàng danh tiếng từ năm 2006. Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh – Kế toán và quản lý thuế – Quản trị quan hệ lao động – Tài chính doanh nghiệp – Thủ tục hành chính trong kinh doanh. Năng lực của chúng tôi giúp khách hàng lường trước các rủi ro, tối ưu chi phí, kiến tạo lợi thế kinh doanh.

Chúng tôi liên tục cải tiến và tích hợp năng lực để  tạo ra giá trị gia tăng cho từng khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ theo cách may đo và độc quyền liên quan đến việc gia nhập thị trường và tuân thủ kinh doanh, giúp giữ tín nhiệm doanh nghiệp theo cách tối ưu, xuyên suốt theo qui định tại Việt Nam.

VIVA  đã phục vụ thành công nhiều ngàn khách hàng là những doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu đến từ các Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Hongkong, Trung Quốc… dưới các mô hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Văn phòng đại diện nước ngoài, Chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi đồng thời cung cấp dịch vụ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân Việt Nam phát triển kinh doanh theo cách bền vững và tối ưu.

 

BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC

  • Một email và một cuộc gọi từ VIVA Business Consulting

  • Bản cam kết về bảo mật thông tin

  • Buổi tư vấn riêng với các chuyên gia đầu ngành

  • Giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp

“Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.

 

 

Xem thêm: