Doanh nghiệp sản xuất là gì? Các loại hình doanh nghiệp sản xuất

Vậy doanh nghiệp sản xuất là gì? Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là gì? Cùng Lành Group tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Có thể nói doanh nghiệp sản xuất là mắc xích quan trọng trong sự phát triển kinh tế và con người của mỗi quốc gia. Nơi đây là nơi sản xuất và tạo nên mọi sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội.


1. Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp chuyên về các hoạt động sản xuất, tạo ra những sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất là mắc xích quan trọng, then chốt trong chuỗi vận hành kinh tế: sản xuất, phân phối, đàm luận, và tiêu dùng.

Doanh nghiệp sản xuất không thế tiến hành nghiệp vụ của mình nếu thiếu những yếu tố: lao động, đối tượng lao động, tư liệu. Tất cả 3 yếu tố này kết hợp tạo nên một chuỗi dây chuyền giúp doanh nghiệp vận hành và sản xuất tốt. Trong đó,

  • Lao động: sẽ là nguồn lực nhân sự để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp sản xuất. Mỗi nhân sự vừa có thể lực và trí lực để cùng nhau vận hành doanh nghiệp và tạo ra thành phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

  • Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà hoạt động lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động gồm 2 loại:

+/ Loại có sẵn trong tự nhiên như là khoáng sản, đất, đá, thủy sản… Các sản phẩm liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác.

+/ Loại đã qua chế biến – có sự tác động của lao động trước đó như là thép, phôi, sợi dệt, bông… Đây là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

  • Tư liệu lao động: Có hai bộ phận trong tư liệu sản xuất gồm bộ:

+/ Bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động như là máy móc, thiết bị sản xuất…

+/ Bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất như là nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông…

1.1 Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, khác với những loại hình doanh nghiệp khác như công ty thương mại. Sau đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn nhận diện doanh nghiệp sản xuất như sau:

a) Quyết định sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất là tên gọi chung cho tất cả những doanh nghiệp chuyên về hoạt động sản xuất – cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có những ngành nghề, sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu con người.

Dựa vào nhu cầu của thị trường, mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh mà còn giúp cân bằng cung – cầu của thị trường.

b) Quá trình sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất đều bắt đầu từ quy trình: kết hợp nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, năng lượng và các yếu tố khác để tạo nên thành phẩm.

c) Chi phí sản xuất

Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc nhà xưởng, chi phí năng lượng, chi phí điều hành và phục vụ sản xuất.

d) Giá thành sản phẩm

 Giá thành sản phẩm sẽ được định giá dựa trên toàn bộ chi phí sản xuất tạo ra lượng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2 Danh mục mã ngành nghề sản xuất

Mỗi ngành nghề sản xuất sẽ có mã ngành khác nhau, doanh nghiệp sản xuất đăng ký kinh doanh với ngành nghề yêu cầu sẽ được cấp một mã ngành tương ứng theo quy định. Sau đây Lành Group xin chia sẻ đến quý khách hàng danh mục mã ngành nghề sản xuất phổ biến hiện nay gồm:

  • 1391    Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác       

  • 1392    Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục) 

  • 1393    Sản xuất thảm, chăn, đệm        

  • 1394    Sản xuất các loại dây bện và lưới        

  • 1399    Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu       

  • 1420    Sản xuất sản phẩm từ da lông thú        

  • 1430    Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc 

  • 1512    Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm 

  • 1520    Sản xuất giày, dép       

  • 1621    Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác    

  • 1622    Sản xuất đồ gỗ xây dựng         

  • 1623    Sản xuất bao bì bằng gỗ           

  • 1629    Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

  • 1701    Sản xuất bột giấy, giấy và bìa  

  • 1702    Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa     

  • 1709    Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu  

  • 1910    Sản xuất than cốc        

  • 1920    Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế    

  • 2011    Sản xuất hoá chất cơ bản         

  • 2012    Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ    

  • 2013    Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh 

  • 2021    Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp    

  • 2022    Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít            

  • 2023    Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh    

  • 2029    Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu    

  • 2030    Sản xuất sợi nhân tạo   

  • 2100    Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu            

  • 2211    Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su     

  • 2219    Sản xuất sản phẩm khác từ cao su       

  • 2220    Sản xuất sản phẩm từ plastic    

  • 2310    Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh    

  • 2391    Sản xuất sản phẩm chịu lửa     

  • 2392    Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét    

  • 2393    Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác          

  • 2394    Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao     

  • 2395    Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao   

  • 2399    Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu           

  • 2410    Sản xuất sắt, thép, gang           

  • 2420    Sản xuất kim loại quý và kim loại màu            

  • 2511    Sản xuất các cấu kiện kim loại 

  • 2512    Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại 

  • 2513    Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)           

  • 2520    Sản xuất vũ khí và đạn dược   

  • 2593    Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng           

  • 2599    Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu        

  • 2610    Sản xuất linh kiện điện tử        

  • 2620    Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính         

  • 2630    Sản xuất thiết bị truyền thông  

  • 2640    Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng   

  • 2651    Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển           

  • 2652    Sản xuất đồng hồ         

  • 2660    Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp    

  • 2670    Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học           

  • 2680    Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học          

  • 2710    Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện          

  • 2720    Sản xuất pin và ắc quy 

  • 2731    Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học   

  • 2732    Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác            

  • 2733    Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại 

  • 2740    Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng          

  • 2750    Sản xuất đồ điện dân dụng      

  • 2790    Sản xuất thiết bị điện khác       

  • 2811    Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)        

  • 2812    Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu 

  • 2813    Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác 

  • 2814    Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động         

  • 2815    Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung


2. Công ty loại hình doanh nghiệp sản xuất

Tùy vào đặc điểm ngành nghề, sản phẩm dịch vụ kinh doanh mà doanh nghiệp sản xuất cần phải lựa chọn những loại hình doanh nghiệp sau đây:

2.1 Công ty sản xuất và thương mại

Công ty sản xuất và thương mại là một loại hình doanh nghiệp thực hiện cùng một lúc 2 chức năng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là SẢN XUẤT và BUÔN BÁN, TRAO ĐỔI hàng hóa trên thị trường. 

Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là:

  • Đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

  • Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng và sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường cực tốt.

  • Kiểm soát được chất lượng sản phẩm từ quy trình sản xuất cho đến chất lượng đầu ra và cả người tiêu dùng.

2.2 Công ty sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu

Công ty sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu là loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện cùng lúc 3 chức năng sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu. Cả 3 hoạt động này có thể bổ trợ cho nhau giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh tùy vào từng thế mạnh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động xuất nhập khẩu là nhập – xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác. Ở loại hình doanh nghiệp này thì tùy vào định hướng của công ty mà có thể nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa đã sản xuất sang quốc gia khác hoặc kết hợp cả 2 tùy vào chiến lược kinh doanh.

Ưu điểm:

  • Hoạt động sản xuất – thương mại – xuất nhập khẩu là một quy trình khép kín giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa chi phí, mang lại lợi nhuận cực cao nếu áp dụng hiệu quả.

  • Kiểm soát được chất lượng thành phẩm, nguyên liệu đầu vào, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

2.3 Công ty sản xuất và chế biến

Đối với dịch vụ chế biến chúng ta thường nghĩ ngay tới những hoạt động như là chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, trái cây hoặc chế biến thủy hải sản và nhiều dịch vụ khác. Tùy vào từng sản phẩm công ty kinh doanh sẽ có dịch vụ chế biến tương ứng.

Vậy công ty sản xuất và chế biến là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh sản xuất và chế biến những nguyên vật liệu thành những thành phẩm theo yêu cầu của từng nhóm sản phẩm cụ thể. Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta trong ngành thủy sản, thực phẩm, nông sản, thức ăn…

2.4 Công ty sản xuất và dịch vụ

Công ty sản xuất và dịch vụ là loại hình doanh nghiệp vừa áp dụng hoạt động sản xuất tạo ra thành phẩm cho công ty, vừa áp dụng dịch vụ chuyên môn hoặc kiến thức của mình để tiếp cận, chăm sóc khách hàng nhằm mang đến những hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty sản xuất và dịch vụ thường hoạt động trong các nhóm ngành nghề như là: công nghệ, oto hoặc những nhóm ngành nghề khác. 

Các sản phẩm sản xuất thường là sản phẩm hữu hình, còn dịch vụ thường là những sản phẩm dịch vụ là vô hình như là: dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ lắp ráp, chữa chữa (hoạt động trên sản phẩm là sản xuất nhưng con người mới thực hiện dịch vụ bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình)…

2.5 Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ

Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, loại hình này cùng lúc thực hiện 3 chức năng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là sản xuất, thương mại và dịch vụ. 

Khi đăng ký loại hình sản xuất, thương mại và dịch vụ trên giấy phép kinh doanh nghĩa là doanh nghiệp của bạn sẽ được phép hoạt động cùng lúc cả 3 hoạt động trên.


3. Các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất là một loại hình kinh doanh đặc biệt nên nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất cũng có sự khác nhau. Các nghiệp vụ kế toán sản xuất xoay quanh 3 nghiệp vụ chính là: nguyên vật liệu, nhân công, hoạt động sản xuất xưởng.

Sau đây Lành Group xin chia sẻ đến quý khách hàng các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất như sau:

3.1 Các nghiệp vụ kế toán

Nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất gồm có:

a) Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu

Trường hợp mua nguyên vật liệu trả tiền ngay

  • Nợ TK 152: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

  • Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

  • Có TK 111,112, 141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

Trường hợp mua nguyên vật liệu công nợ (trả sau )

  • Nợ TK 1521: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

  • Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

  • Có TK 331: tổng số tiền phải trả nhà cung cấp.

Khi thanh toán tiền

  • Nợ TK 331 tổng số tiền phải trả nhà cung cấp

  • Có TK 111 (nếu trả tiền mặt), 112 (nếu trả qua ngân hàng)

Trường hợp đã nhận được hóa đơn của NCC nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho

Cuối tháng kế toán ghi

  • Nợ TK 151: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

  • Nợ TK 1331: VAT

  • Có TK 111,112,331,141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

Qua đầu tháng khi NVL về tới kho

  • Nợ TK 1521

  • Có TK 151

Mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho SX (Không qua kho)

Mua NVL không qua kho trả tiền ngay

  • Nợ TK 154 giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

  • Nợ TK 1331 VAT, thường là 10%

  • Có TK 111;112 Có TK 111,112, 141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

Mua NVL Xuất thẳng không qua kho chưa trả tiền

  • Nợ TK 154 giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL

  • Nợ TK 1331 VAT, thường là 10%

  • Có TK 331 Nợ tiền nhà cung cấp chưa trả

  • Nợ TK 331 Số tiền phải trả

  • Có TK 111;112 Số tiền đã trả

Trả nguyên vật liệu cho nhà cung cấp.

Khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho

  • Nợ TK 331, 111, 112

  • Có TK 152

  • Có TK 1331

Thu lại tiền (nếu có)

  • Nợ TK 111,112

  • Có TK 331

Chiết khấu thương mại được hưởng từ nhà cung cấp

Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả

  • Nợ TK 331

  • Có TK 152

  • Có TK 1331

Được NCC trả lại bằng tiền

  • Nợ TK 111, 112

  • Có TK 152

  • Có TK 1331

Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác

  • Nợ TK 331

  • Có TK 711

b) Nghiệp vụ mua công cụ dụng cụ

Mua công cụ dụng cụ trả tiền ngay

  • Nợ 242 ( CCDC ngắn hạn; dài hạn )

  • Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%)

  • Có TK 111;112 ( tiền mặt, tiền ngân hàng )

Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền ngay

  • Nợ TK 242 ( CCDC ngắn hạn; dài hạn )

  • Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%)

  • Có TK 331 ( công nợ chưa trả tiền ngay )

Mua công cụ dụng cụ nhập kho

Mua ccdc nhập kho trả tiền ngay

  • Nợ TK 153 Giá mua ccdc chưa thuế

  • Nợ TK 1331 VAT thường là 10%

  • Có TK 111;112;141 Tổng số tiền đã trả ncc

Mua ccdc nhập kho chưa trả tiền ngay

  • Nợ TK 153 ( CCDC ngắn hạn, dài hạn )

  • Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%)

  • Có TK 331 ( công nợ chưa trả tiền ngay )

Trả tiền mua công cụ dụng cụ

  • Nợ TK 331

  • Có TK 111;112

c) Nghiệp vụ mua tài sản cố định

Mua TSCĐ Trả tiền ngay

  • Nợ TK 211 (Nguyên giá ,giá mua + chi phí khác liên quan )

  • Nợ TK 1331 : Thuế VAT 10%

  • Có TK 112

Mua TSCĐ chưa trả tiền ngay

  • Nợ Tk 211 ( nguyên giá, giá mua + chi phí khác liên quan )

  • Nợ TK 1331

  • Có TK 331

Trả tiên mua TSCĐ

  • Nợ TK 331 Giá phải trả

  • Có TK 112, 341

d) Nghiệp vụ xuất công cụ, dụng cụ

  • Nợ TK 242

  • Có TK 153

e) Nghiệp liệu nhập kho phế liệu

  • Nợ TK 152 NVL

  • Có TK 154 Chi phí SXKD Dở dang

f) Nghiệp vụ tính giá trị thành phẩm và nhập kho

  • Nợ TK155: Số lượng thành phẩm hoàn thành

  • Có TK154: Chi phí SXKD Dở dang

g) Nghiệp vụ xuất bán thành phẩm, ghi nhận doanh thu

Ghi nhận doanh thu

+/ Bán thành phẩm thu tiền ngay

  • Nợ TK 111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của KH

  • Có TK 5112: tổng giá bán chưa VAT

  • Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%

+/ Bán thành phẩm chưa thu tiền

  • Nợ TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của KH

  • Có TK 5112: tổng giá bán chưa VAT

  • Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%

+/ Thu tiền công nợ

  • Nợ TK 111 ( thu bằng tiền mặt), 112 (thu qua ngân hàng)

  • Có TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của KH

+/ Ghi nhận giá vốn

Tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó ( thường lựa chọn phương pháp quân gia quyền )

  • Nợ TK 632

  • Có TK 155

Các khoản giảm trừ doanh thu

+/ Chiết khấu thương mại

  • Nợ TK 511

  • Nợ TK 33311

  • Có TK 131,111,112

+/ Hàng bán bị trả lại

* Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu KH: bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó

  • Nợ TK 511: giá bán chưa VAT

  • Nợ TK 33311: VAT

  • Có TK 131,111,112: tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho KH

* Giảm giá vốn: xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó

  • Nợ TK 155

  • Có TK 632

* Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại

  • Nợ TK 641

  • Nợ TK 1331

  • Có TK 331, 111,112…

* Giảm giá hàng bán

  • Nợ TK 511

  • Nợ TK 33311

  • Có TK 111,112,131

h) Nghiệp vụ hạch toán chi phí doanh nghiệp sản xuất

+/ Hạch toán thuế môn bài

* Hạch toán chi phí thuế môn bài

  • Nợ TK 642 : Tài khoản chi phí thuế môn bài

  • Có TK 3338 Tài khoản thuế môn bài

* Nộp thuế môn bài

  • Nợ TK3338

  • Có TK111;112

+/ Hạch toán tiền lương

* Hạch toán chi phí lương

  • Nợ TK 642 Tài khoản chi phí

  • Có TK 334

+/ Trích bảo hiểm xã hôi

* Trích tính vào chi phí doanh nghiệp

  • Nợ TK 642 Tài khoản chi phí

  • Có TK 3383 ,3384,3385

* Trích vào tiền lương công nhân viên cả bộ phận SX

  • Nợ TK 334

  • Có TK 3383,3384,3385

+/ Trả lương

  • Nợ TK 334 ( Trừ các khoản trích vào chi phí lương ) trả cả bộ phận SX

  • Có TK 111, 112

i) Nghiệp vụ phân bổ chi phí CCDC – TSCĐ

  • Nợ TK 642 Tài khoản nhận chi phí

  • Có TK 242,214 ,153

  • Nợ TK 642

  • Nợ TK 1331

  • Có TK 111,112,141,331

k) Nghiệp vụ bút toán cuối kỳ

  • Nợ TK 642

  • Nợ TK 1331

  • Có TK 111,112,141,331

3.2 Các tài khoản kế toán

Các tài khoản kế toán quan trọng cho doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng:

  • Tài khoản 111 – Tiền mặt

  • Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng

  • Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

  • Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

  • Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 

  • Tài khoản 155 – Thành phẩm

  • Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ

  • Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên

  • Tài khoản 335 – Chi phí phải trả

  • Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

  • Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 

  • Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

  • Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.


4. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Lành Group

Công ty LÀNH GROUP là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty, uy tín và chuyên nghiệp tại Tây Ninh với dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu mọi rủi ro và cam kết 100% thành công giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và phát triển.

Đội ngũ nhân sự LÀNH GROUP ngoài việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý để đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp sau khi thành lập, họ còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, làm việc với các cơ quan ban ngành cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đồng thời mọi vấn đề pháp lý sau khi hoạt động, LÀNH GROUP cũng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo mọi quyền lợi, đúng quy định và doanh nghiệp hoàn toàn chuyên tâm tập trung kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

4.1. Quy trình thành lập công ty tại Lành Group

Đến với LÀNH GROUP, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tây Ninh thực hiện các bước như sau

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty

  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…

  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.

  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh

  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.

  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.

  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….

  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

4.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.

  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.

  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

>> Các bạn xem thêm cách nộp thuế môn bài cho công ty mới thành lập

Thông tin liên hệ:

Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Lành Group

  • Địa chỉ: 81 Lê Hồng Phong – Trảng Bàng – Tây Ninh

  • Email: [email protected] 

  • Hotline: 0903966988

Đăng ký nhận báo giá