Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2014
Doanh nghiệp nhà nước được hình thành nhằm giải quyết các mục tiêu kinh tế và các yêu cầu trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được ghi nhận trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam từ lâu. Trước khi ban hành Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2014. Vậy Doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2014 như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết vấn đề này. Mời quý đọc giả tham khảo.
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Với quy định này trước đây, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, về bản chất thì doanh nghiệp nhà nước cũng là một tổ chức có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch và cũng phải được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp thông thường, phần vốn của doanh nghiệp là do Nhà nước nắm giữ 100% mà không có sự góp vốn từ các chủ thể khác.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Theo định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, doanh nghiệp Nhà nước sẽ thuộc quyền quản lý và kiểm soát, vận hành doanh nghiệp thuộc về Nhà nước
Do đó chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất của vào doanh nghiệp, Nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước.
- Sở hữu về vốn
Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Vốn sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước chính là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Hình thức pháp lý
Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Tư cách pháp lý
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm tài sản
Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đó (trách nhiệm hữu hạn).
3. Các quy định về doanh nghiệp nhà nước trong Luật doanh nghiệp 2014
3.1. Về hình thức tổ chức quản lý doanh nghiệp
Hình thức tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, với một trong hai mô hình do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tùy vào quy mô của công ty. Cụ thể hai mô hình là:
– Mô hình 1: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm soát viên.
-
Chủ tịch công ty là cơ quan
đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ. Về Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 92 và Điều 93 của Luật doanh nghiệp 2014. Thwucj hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (Điều 98 Luật doanh nghiệp 2014)
-
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty hoặc hợp đồng lao động. Hai chức danh này có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty thay cho Chủ tịch công ty. Về tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm cách chức đối với Giám đốc, tổng giám đốc quy định tại các Điều 100, 101 Luật doanh nghiệp 2014.
-
Kiểm soát viên: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Tiêu chuẩn, điều kiện Kiểm soát viên quy định tại Điều 103 Luật doanh nghiệp 2014.
– Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
-
Hội đồng thành viên:
nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên khác nhưng số lương không quá 7 người. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành phần trong Hội đồng thành viên quy định tại các Điều: 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97 Luật doanh nghiệp 2014.
-
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát trong mô hình này cũng tương tự như trong mô hình 1. Đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác.
Mỗi chức vụ, vị trí sẽ đảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, cũng như có những quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
3.2. Một số nghĩa vụ cụ thể của doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của công ty tương tự các quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện một số nghĩa vụ cụ thể, gồm:
– Tiến hành công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin cơ bản về công ty, điều lệ công ty, mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm và các báo cáo định kỳ và hằng năm theo quy định tại Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2014.
– Phải công bố các thông tin bất thường trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty trong thời hạn 36 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện bất thường theo quy định tại Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2014.
Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về vấn đề Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm và đội ngũ tác giả của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!
5/5 – (4039 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin