Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Đặc điểm nhận biết

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Đặc điểm nhận biết

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Đây là những câu hỏi được hiện thì hàng đầu trên các công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được biết đến với tên gọi Doanh nghiệp FDI. Pham Do Law xin đề cập tới các vấn đề pháp lý xung quanh các câu hỏi này của bạn đọc trọng bài viết sau:

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020

  • Luật đầu tư 2020

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Tuy nhiên, Luật đầu tư 2020 có quy định:

“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp FDI) là doanh nghiệp được góp vốn hoặc mua cổ phần bởi người nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đặc điểm về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu

Doanh nghiệp FDI có cổ đông hoặc thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài:

+ Đối với cá nhân thì cá nhân đó phải có quốc tịch nước ngoài;

+ Đối với tổ chức: tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật của quốc gia sở tại – nơi tổ chức đặt trụ sở.

Điều kiện về tỷ lệ phần trăm vốn sở hữu

Pháp luật Việt Nam hiện không đặt ra tỷ lệ sở hữu tối đa hoặc tối thiểu đối với phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp FDI. Do đó, trong thực tế ta luôn nghe tới doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trái lại cũng có những doanh nghiệp có một tỷ lệ vốn góp vô cùng nhỏ được góp bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp FDI không được thực hiện các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.

Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện, doanh nghiệp bị áp dụng quy định dành cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện này.

Điều kiện về thành lập và thay đổi hoạt động doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được thành lập dưới một trong các loại hình sau đây: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần. 

Dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có tư cách pháp nhân.

Đối với các doanh nghiệp thuộc khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 thì phải đáp ứng các điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài:

  • Hộ chiếu của cá nhân nước ngoài (bản sao có chứng thực).

  • Hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp; hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

  • Bản sao kê hợp pháp số dư tài khoản của ngân hàng.

– Đối với tổ chức nước ngoài:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức;

  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan thuế trong năm gần nhất;

  • Giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật (bản sao có chứng thực);

  • Điều lệ công ty;

  • Văn bản ủy quyền;

  • Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm chuyên môn của nhà đầu tư nước ngoài;

Lưu ý: các tài liệu trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch thuật, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.

Thủ tục thực hiện

  • Bước 1: Doanh nghiệp Việt Nam nhưng được áp dụng các quy định dành cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải tiến hành thủ tục xin cấp phép đầu tư theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020.

  • Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Điều 26

    Luật Doanh nghiệp 2020

  • Bước 3: Trong 03 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Nếu từ chối đăng ký doanh nghiệp thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp tại công ty Việt Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 51% tổng số vốn điều lệ

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông;

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (có chữ ký của người đại diện theo pháp luật);

  • Quyết định về việc thay đổi của công ty;

  • Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng. Và có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;

  • Danh sách nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;

  • Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ 51% tổng số vốn điều lệ

  • Văn bản đăng ký góp vốn;

  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn;

  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài; và tổ chức kinh tế nhận phần vốn góp;

  • Văn bản kê khai và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020).

Thủ tục thực hiện

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 51% tổng số vốn điều lệ

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% tổng số vốn điều lệ

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhằm bổ sung người nước ngoài vào danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

1/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện quyền xuất nhập khẩu không?

Đối với công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu, nhập khẩu theo theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ sở hữu một phần nhỏ tỷ lệ phần vốn góp thì quyền xuất khẩu, nhập khẩu sẽ bị giới hạn nhiều hơn. Quy định tại Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 23/2007/NĐ-CP.

2/ Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?

Giống như các doanh nghiệp thông thường khác, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế sau:

  • Thuế môn bài;

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;

  • Thuế giá trị gia tăng;

  • Thuế thu nhập cá nhân của người lao động;

  • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

  • Thuế tài nguyên;

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt;

  • Thuế sử dụng đất.

3/ Nhà đầu tư nước ngoài có được hưởng ưu đãi đầu tư không?

Nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng ưu đãi đầu tư nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020:

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư;

b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư;

c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên; thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm; kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;

d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ; cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;

g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Khách hàng cần cung cấp

  1. Giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức nước ngoài;

  2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam;

  3. Điều lệ công ty của tổ chức góp vốn; và tổ chức nhận vốn góp bởi nhà đầu tư nước ngoài;

  4. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn pháp luật thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

  2. Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu thành lập doanh nghiệp;

  3. Hướng dẫn, chuẩn bị tài liệu xin giấy phép đầu tư;

  4. Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp tối ưu nhất;

  5. Tư vấn, thực hiện các giấy phép con khác để hoạt động kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Xem thêm:

Thành lập công ty | Tư vấn đầu tư nước ngoài | Giấy phép | Sở hữu trí tuệ | Hợp đồng | Lao động | Thuế - Kế toán đã có PhamDoLaw.Thành lập công ty | Tư vấn đầu tư nước ngoài | Giấy phép | Sở hữu trí tuệ | Hợp đồng | Lao động | Thuế - Kế toán đã có PhamDoLaw.

Luật sư Đỗ Thị Thu Hoài có hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý doanh nghiệp và các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh. Các lĩnh vực chuyên môn gồm:
– Luật Doanh nghiệp;
– Luật Đầu tư;
– Luật sở hữu trí tuệ;
– Luật lao động;
– Giải quyết tranh chấp về cổ đông, lao động, hợp đồng.

phamdolaw.com/doi-ngu-nhan-su/luat-su-do-thi-thu-hoai/