Doanh nghiệp chế xuất là gì? Các ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất hiện nay

Hiện nay, loại hình doanh nghiệp chế xuất trở nên khá phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Vậy doanh nghiệp chế xuất là gì? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về doanh nghiệp chế xuất? Mời các bạn cùng iHOADON tìm hiểu mô hình doanh nghiệp này và các quy định liên quan trong bài viết sau đây. 

1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Khoản 20, 21 Điều 2, Nghị định 35/2022/NĐ-CP là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:

– Trong khu công nghiệp có các phân khu công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất. 

– Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào và bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan, các cơ quan chức năng liên quan theo quy định đối với khu phi thuế quan.

2. Các ưu đãi thuế của doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất

Các ưu đãi thuế của doanh nghiệp chế xuất

– Miễn thuế xuất nhập khẩu

Tại Điểm c, Khoản 4, Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2016 quy định về những loại hàng hóa sau đây không phải chịu thuế:

  • Hàng hóa doanh nghiệp được chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

  • Hàng hóa doanh nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực phi thuế quan và chỉ sử dụng để sản xuất, phục vụ trong khu vực phi thuế quan.

  • Các loại hàng hóa doanh nghiệp xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài.

Vì doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan nên không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong các trường hợp trên.

– Giảm trừ thuế TNDN

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 19, Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất 17% từ ngày 01/01/2016 nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục II Nghị định 118/2014/NĐ-CP (Điều 66 Nghị định 118/2014/NĐ-CP).

Ngoài ra, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế TNDN trong 2 năm đầu và được giảm 50% mức thuế nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới.

– Miễn giảm thuế GTGT

Việc trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan được miễn giảm thuế GTGT. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp chế xuất thực hiện xuất khẩu hàng hóa ra ngoài phải thực hiện mọi thủ tục tương tự như các doanh nghiệp thông thường. Nếu đáp ứng đầy đủ quy định theo Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ được hưởng mức thuế GTGT là 0%.

3. Quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất

Quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất được quy định tại Khoản 1, Điều 26, Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:

– Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không thực hiện đồng thời thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm: Các tài liệu về dự án đầu tư và bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất trong 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Trường hợp dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

+ Nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải qua cùng hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư.

+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư:

  • Không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  • Ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định về đầu tư.

Trên đây là các thông tin quan trọng về doanh nghiệp chế xuất và các nội dung liên quan. Hiện nay, doanh nghiệp chế xuất đang được hưởng những ưu đãi thuế suất khi hoạt động kinh doanh.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

– Miền Bắc: Hotline: 19006142 – Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

– Miền Nam: Hotline: 19006139  Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

SenNTH