Doanh nghiệp SME là gì? Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp SME là một hình thức doanh nghiệp áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Không phải ai cũng hiểu hình thức kinh doanh này như thế nào và hoạt động ra sao và phân biệt được nó với doanh nghiệp startup. Bài viết của Mona Media dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME là tên viết tắt của Small and Medium Enterprise, có nghĩa là hình thức doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ và được áp dụng trong mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trên thế giới, người ta ước tính tới thời điểm hiện tại loại hình SME này chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp. Có đến 50% người lao động đang làm việc tại các công ty SME. Hình thức này vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng cũng chứa nhiều rủi ro do tính cạnh tranh cao.

Vai trò của hình thức doanh nghiệp SME

SME làm sao để thành công

Tại Việt Nam, loại hình doanh nghiệp SME cũng chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp SME có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bằng cách mang lại những lợi ích như:

  • Tạo việc làm cho người lao động: Mhư đã nói tới, SME chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa với việc cần một lượng lớn người lao động. Họ có điều kiện phát triển và phát huy năng lực để tạo giá trị cho xã hội.
  • Tạo dựng sự năng động cho nền kinh tế: Mặc dù SME có quy mô chỉ ở mức vừa và nhỏ, thế nhưng chính vì sự linh hoạt của họ đã tạo nên sự năng động trong kinh tế thị trường.
  • Phát triển kinh tế và xã hội: Doanh nghiệp SME tạo việc làm cho người lao động, sản xuất hàng hóa giúp phát triển đất nước. Họ giảm thiểu thất nghiệp và thiếu thốn hàng hóa – một trong những nguyên nhân gây suy thoái đất nước.
  • Tạo môi trường phát triển lao động chất lượng cao: Khi người lao động làm việc trong môi trường SME, họ thường được hoạt động trong nhiều vị trí khác nhau. Nhờ đó, môi trường làm việc tạo điều kiện cho người lao động phát triển.
  • Nâng cao GDP của quốc nội: Mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có một vai trò quan trọng đối với đất nước. Các doanh nghiệp này hiện nay đóng góp đến 53% trong tổng GDP của cả nước. Đồng thời, họ sản xuất ra 19 – 31% hàng xuất khẩu.

Phân loại doanh nghiệp SME

Dựa theo quy định của Chính phủ trong việc phân loại doanh nghiệp SME, Việt Nam phân chia hình thức kinh doanh này dựa theo lĩnh vực. Lĩnh vực thương mại: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ được chia làm 3 loại:

  • Doanh nghiệp SME siêu nhỏ: số lượng người lao động trong một doanh nghiệp chưa đến 10 người. Nguồn vốn của họ không quá 3 tỷ và doanh thu dưới 10 tỷ/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ: người lao động tham gia BHXH dưới 50 người. Tổng doanh thu 1 năm của doanh nghiệp này không quá 100 tỷ và vốn lưu động dưới 50 tỷ.
  • Doanh nghiệp vừa: số lượng người lao động chỉ khoảng 200 người. Doanh thu 1 năm của doanh nghiệp dưới 300 tỷ/năm và vốn chỉ khoảng 100 tỷ.

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và Startup?

định nghĩa doanh nghiệp SME là gì

Nhiều người lầm tưởng doanh nghiệp SME và mô hình Startup là như nhau. Tuy nhiên, thực tế hai hình thức này hoàn toàn khác biệt về nhiều mặt.

Mục tiêu kinh doanh

Doanh nghiệp SME hoạt động theo một mô hình đã được thử nghiệm trước đó ở quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, Startup hoàn toàn có cơ hội để lớn mạnh, trở thành một công ty có tầm ảnh hưởng lớn.

Sự cạnh tranh

Nhìn chung, SME không có nhiều tính cạnh tranh so với Startup. Nếu như Starup phát triển tính theo hàng mũ mới có thể thu hút đầu tư và đứng vững thì doanh nghiệp SME không có nhiều đột phá.

Chủ sở hữu

Một cá nhân có thể trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp SME và ít cần huy động vốn bên ngoài. Startup thường phải chia cổ phiếu và kêu gọi vốn đầu tư mới có thể tăng trưởng.

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME

HÌnh thức SME không có nhiều thách thức và chỉ hoạt động trong quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, sự phát triển và cạnh tranh của thị trường hiện nay khiến SME không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội

  • Cơ hội có thể hình thấy dễ dàng nhất của doanh nghiệp SME là nguồn nhân lực vô cùng dồi dào. Người chủ không tốn nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm lao động.
  • Khả năng phát triển và tiến xa hơn trong thị trường cũng rộng mở. Doanh nghiệp chỉ cần biết nắm bắt thời cơ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là đã góp phần phát triển cho chính mình.
  • Sự hội nhập thị trường khiến các doanh nghiệp SME dễ dàng đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Sự vận hành linh hoạt của doanh nghiệp làm họ dễ thay đổi theo nhu cầu thị trường.

Khó khăn thách thức

Mặc dù SME có nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên không có nghĩa là hình thức doanh nghiệp này không gặp khó khăn. Một số vấn đề mà SME có thể gặp phải như:

  • Tiếp cận khó với nguồn vốn: các ngân hàng và tổ chức tín dụng thường khó bị thuyết phục đối với doanh nghiệp SME khi cho vay vốn. Vì thế, nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ thời cơ phát triển.
  • Lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp: các doanh nghiệp SME thường không quá đầu tư vào Marketing, vì thế còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và quảng bá sản phẩm.
  • Khó tiếp cận chuỗi cung ứng: doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có công nghệ sản xuất không cao. Vì thế, để họ thường không tiếp cận được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu.
  • Sự thiếu kinh nghiệm trong lãnh đạo: người chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải ai cũng đủ năng lực lãnh đạo. Từ đó, sự điều hành đối với doanh nghiệp chưa thực sự tối ưu.

Một số câu hỏi khi thành lập doanh nghiệp SME

cách thành công với doanh nghiệp SME

Nếu bạn là một người muốn mở một doanh nghiệp SME nhưng vẫn còn thắc mắc thì dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề phổ biến nhất.

Tại sao doanh nghiệp SME thất bại?

Một số vấn đề khi thành lập doanh nghiệp SME có thể khiến bạn thất bại như:

  • Chậm chân so với đối thủ.
  • Nhân sự không phù hợp.
  • Định giá sai sản phẩm.
  • Sản phẩm lạc hậu.
  • Không lắng nghe ý kiến khách hàng.
  • Bất đồng trong đội ngũ quản lý.
  • Không nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Không dịch chuyển kịp thời.
  • Gặp các vấn đề pháp lý.

Xem thêm: Cách thu thập dữ liệu giúp doanh nghiệp lắng nghe ý kiến khách hàng

Bí quyết thành công của SME?

Thực tế, không có một công thức rõ ràng nào để doanh nghiệp SME thành công như mong đợi. Tuy nhiên, bạn có thể khởi đầu tốt trong sự phát triển doanh nghiệp bằng cách giải quyết các vấn đề như nguồn vốn, đầu ra sản phẩm, xác định khách hàng tiềm năng, tìm ra chân dung khách hàng, phân khúc khách hàng và đo lường giá trị khách hàng, chịu đổi mới…

Bắt đầu một doanh nghiệp SME như thế nào?

Để bắt đầu thành lập một doanh nghiệp SME, trước hết bạn cần chuẩn bị một số vấn đề như:

  • Chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng quy mô mà bạn mong muốn.
  • Tìm nguồn hàng/nguyên liệu sản phẩm, lưu ý vấn đề giá cả và chất lượng.
  • Tìm đầu ra sản phẩm, nên ưu tiên thị trường có yêu cầu thấp trước tiên.
  • Tính toán giá thành sản phẩm cuối cùng sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất.
  • Chuẩn bị đội ngũ Marketing để marketing tổng thể cho doanh nghiệp và sản phẩm.
  • Chuẩn bị giấy tờ để xin cấp phép sản xuất, mã số thuế từ Bộ công thương.

Xem thêm:

Doanh nghiệp SME đang là mô hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn, không chỉ bởi quy định đôi khi sẽ thoải mái hơn so với làm việc tại các tập đoàn lớn mà còn có thể do phần đãi ngộ hợp lý nếu phát triển tốt. Hy vọng với bài viết trên đây từ Mona Media, bạn đã hiểu hơn về hình thức doanh nghiệp này, giúp bạn chuẩn bị hành trang tốt hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm: