Doanh nghiệp SME là gì? Tất tần tật những điều cần biết về doanh nghiệp vừa và nhỏ SME

Hiện nay, doanh nghiệp SME được mở ngày càng nhiều- mục đích đáp ứng nhu cầu làm ăn, giải quyết các vấn đề về kinh tế. Cùng với sự phát triển vượt trội của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. SME lại càng được hình thành với những cơ cấu, phương pháp tổ chức có quy mô hơn và tạo nhiều sự uy tín hơn. Hãy cùng CAS Media tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này nhé!

sme la gi

Doanh nghiệp upper SME là gì?

Doanh nghiệp SME là viết tắt của cụm từ “Small and Medium Enterprise”- có nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đặc trưng của doanh nghiệp SME là có quy mô nhỏ, ít vốn và số người lao động. Doanh nghiệp mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế, phát triển xã hội. Trên thế giới, SME tạo cơ hội việc làm cho người lao động và là môi trường cạnh tranh lớn.

Theo thống kê, SME đã đóng góp 30%- 53% tổng thu nhập GDP; 19%- 30% tổng lượng sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, việc hình thành SME chiến đến hơn 96% tổng số các doanh nghiệp tính từ 2015. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển xã hội nói chung là rất quan trọng.

Chủ đầu tư

Các doanh nghiệp upper SME đa số được quản lý và điều hành bởi cá nhân hoặc gia đình. Nên cách quản lý chủ yếu sẽ theo cách quản lý của gia đình, khi phát triển lớn hơn có thể chuyển thành công ty cổ phần đại chúng.

Khả năng phát triển

Doanh nghiệp SME thường không yêu cầu lợi thế cạnh tranh mà kinh doanh thương mại trên quy mô có sẵn. Nếu muốn phát triển cần đầu tư về vốn, thậm chí chịu thua lỗ trong thời gian đầu.

>>> Tham khảo: Các ý tưởng kinh doanh ít vốn mang lại hiệu quả cao.

sme là gì

Các loại doanh nghiệp SME

Nước ta phân loại doanh nghiệp SME thành 3 loại chính:

  • Doanh nghiệp SME siêu nhỏ: Nguồn vốn không quá 3 tỷ hoặc lệch giá không quá 10 tỷ VNĐ. Số người lao động tham gia BHXH không quá 10 người/ năm.

  • Doanh nghiệp SME nhỏ: Nguồn vốn không quá 50 tỷ VNĐ. Số người lao động tham gia BHXH không quá 50 người/ năm.

  • Doanh nghiệp SME vừa: Nguồn vốn không quá 300 tỷ VNĐ. Số người lao động tham gia BHXH không quá 100 người/ năm.

Quy định về doanh nghiệp SME

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng khi hoạt động SME. Với bản chất là doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, một số nhà quản lý còn chia nhỏ chúng để dễ dàng nắm bắt và quản lý – gọi là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Nguồn vốn hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ SME bỏ ra ít. Số lượng người lao động được quy định: Ít hơn 50 nhân viên đối với doanh nghiệp nhỏ; Ít hơn 250 người đối với doanh nghiệp vừa.

Doanh thu quy định của doanh nghiệp vừa và nhỏ SME được xác định trên báo cáo tài chính qua các năm. trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm hoặc trên 1 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu, căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn đã quy định.

Doanh nghiệp nhỏ

  • Đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp, số người lao động không quá 100 người.

  • Lĩnh vực dịch vụ, thương mại: Số người lao động quy định không quá 50 người

Doanh nghiệp vừa

  • Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp: số người lao động không quá 200 người

  • Lĩnh vực dịch vụ, thương mại: Số lao động quy định không quá 100 người.

doanh nghiệp sme

Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ SME

Doanh nghiệp SME giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là trụ cột của kinh tế địa phương; tạo ngành nghề, dịch vụ phụ trợ cho nền kinh tế. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trên tất cả các lĩnh vực.

Giải quyết 80% vấn đề việc làm cho các ngành kinh tế mới nổi. Vô cùng mạnh trong vấn đề đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh.

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME

Bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có những thuận lợi và khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh, đối với các doanh nghiệp SME cũng vậy:

Thuận lợi

  • Chi phí đầu tư không quá cao, rút ngắn thời gian thu hồi vốn

  • Thuận lợi trong việc điều phối, định hướng quản lý kinh doanh và thay đổi về nhân sự.

  • Trước những thay đổi của nền kinh tế, việc vận hàng doanh nghiệp SME cũng dễ dàng hơn.

Khó khăn

  • Tính cạnh tranh cao giữa các nhãn hiệu, doanh nghiệp lớn

  • Thời gian có thể sẽ bị thua lỗ bởi SME quy mô nhỏ, cần đầu tư vào xây dựng thương hiệu

  • Cơ sở hạ tầng bị đánh giá thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn

  • Người điều hành doanh nghiệp SME thường là người trong gia đình, chính vì vậy sẽ hạn chế về kỹ năng quản lý, khó giữ chân được nguồn nhân lực.

Phân biệt doanh nghiệp SME và Startup

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, chi tiết như sau:

Về quy mô

SME có quy mô nhỏ trên phạm vi mang tính địa phương và khu vực. Không phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh thông minh hay tính độc đáo, toàn cầu như Startup. Chính vì vậy, doanh nghiệp Startup sẽ phải đối diện với việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.

Mục đích

Startup thường tập trung vào công thức hóa hoạt động trong hệ thống vận hành, có thể chuyển giao được cho nhiều đối tượng khác nhau để hỗ trợ lẫn nhau.

SME do có quy mô nhỏ nên quản lý theo hệ thống bộ máy, thường chọn lựa các ngành nghề kinh tế có lợi nhuận cao, đây là một ưu thế mà ít công ty có thể đạt được.

Chủ đầu tư

Các nhà sáng lập Startup thường giữ lại một phần cổ phần cho mình và sẵn sàng chia cổ phần của tổ chức cho những người đầu tư không giống nhau, sử dụng công thức đòn bẩy để thúc đẩy vốn tăng trưởng trong thời gian ngắn.

SME thường là doanh nghiệp kinh doanh theo cá nhân hoặc hộ gia đình, do đó sẽ hạn chế theo cách quản lý của hộ gia đình, nếu muốn doanh nghiệp phát triển để cạnh tranh, cần có chuyên môn sâu, thu hút các nhà quản lý. 

Tốc độ tăng trưởng

SME có thể mang lại lợi nhuận cho bạn ngay từ lần đầu, nhưng cũng chính lý do đó đã gây nên sự chủ quan trong kinh doanh, mà trong khi doanh thu của doanh nghiệp SME thường chưa được cao. Nhưng nếu khi nguồn vốn dồi dào, đủ để đáp ứng nhu cầu tạo ra sản phẩm chất lượng thì doanh nghiệp sẽ rất phát triển.

Còn đối với tốc độ tăng trưởng của Startup, thời gian đầu tiên có thể bạn sẽ phải chấp nhận thua lỗ để thu thập nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, nhưng khi đã đạt được mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ thu về con số cao.

so sánh sme và startup

Kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp SME

Để các doanh nghiệp SME phát triển mạnh trên thị trường, các nhà quản lý cần áp dụng những biện pháp thông minh và tối ưu nhất:

  • Tận dụng nguồn lợi từ nhà nước: Ngày nay, các ngành nghề mang tính đặc thù như công nghệ thông tin, chế tạo đồ dùng luôn có những ưu đãi thuế hấp dẫn. Nếu doanh nghiệp SME có thể tận dụng tốt thời điểm, sẽ là bước đà tốt để nhanh chóng phát triển.

  • Tăng cường hợp tác với các công ty khác: Để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường kinh doanh, SME doanh nghiệp vừa và nhỏ cần liên kết với các công ty khác để gia tăng doanh thu, đủ sức cạnh tranh với các công ty lớn.

  • Gắn kết khách hàng: Các doanh nghiệp SME nên kiểm soát được số lượng khách hàng, có sự tư vấn cởi mở, đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân theo từng thời điểm. Có như vậy mới duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp upper SME.

Như vậy, trên đây là chi tiết về doanh nghiệp SME. CAS Media mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu thế nào là doanh nghiệp SME và những kinh nghiệm giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!