Đô thị Việt Nam – Thực trạng và định hướng chính sách
Đô thị hóa: là quá trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đô thị tăng lên (U.52 – UN Habitat, 1992) [1].
Trong lịch sử phát triển đô thị, có thể chia đô thị hóa thành 3 thời kỳ: Thời kỳ đô thị hóa tiền công nghiệp. Thời kỳ cách mạng kỹ thuật II còn gọi là Cách mạng công nghiệp. Thời kỳ đô thị hóa hậu công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật III còn gọi là cách mạng khoa học kỹ thuật [2].
Để thúc đẩy quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến quá trình đô thị hóa. Cùng với các Chiến lược, Định hướng, Chương trình thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình nhằm định hướng, chỉ đạo thực hiện quá trình đô thị hóa thành công.
b) Quy mô dân số đô thị
Tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới giai đoạn 1960 – 1970 thấp hơn so với giai đoạn 2010 – 2020. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2010 – 2020 chậm lại so với giai đoạn 1960 – 1970. Tốc độ tăng dân số hàng năm cao nhất vào năm 1968 là 2,1% (hình 1).
Hình 1: Tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới giai đoạn 1960 – 2020 [3].
Việt Nam có 36,7 triệu dân đô thị (năm 2020), trong đó mật độ dân số đô thị tập trung cao ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Lý thuyết về 3 thành phần lao động của J. Fourastier có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đô thị hoá, giúp đánh giá trình độ phát triển của một vùng hoặc một đô thị, với mô hình lý thuyết như sau:
Hình 2: Mô hình về lý thuyết 3 thành phần lao động của J. Fourastier: Sector I: Lao động nông nghiệp; Sector II: Lao động công nghiệp; Sector III: Lao động khoa học, dịch vụ [4].
Giai đoạn 2010 – 2020 cho thấy sự gia tăng dân số đô thị ở và tỷ lệ tăng bình quân dân số thành thị nước ta có những biến đổi (hình 3 và 4).
Hình 3: Dân số và tăng trưởng dân số đô thị giai đoạn 2010 – 2020 [5].
Hình 4: Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cả nước và dân số thành thị giai đoạn 2010 – 2020 [5].
Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2020 dân số cả nước trung bình tăng 92.769 người/năm, trong đó dân số thành thị tăng 31.168 người/năm.
c) Đánh giá về dịch cư đô thị
Dịch cư vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của quá trình phát triển. Động lực dịch cư trong nước là có nhiều, trong đó yếu tố thu nhập và tìm kiếm cơ hội phát triển là yếu tố quan trọng nhất. Động lực dịch cư của cá nhân và hộ dân được quyết định bởi tổng hợp nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu vẫn là vì lý do kinh tế.
Sau một thời gian dịch cư tạm thời khi có cuộc sống và công việc ổn định người dịch cư có khuynh hướng chuyển từ dịch cư tạm thời sang dịch cư lâu dài đó chính là dịch cư cố định. Thời gian dịch cư tạm thời người dịch cư đi lại thường xuyên từ nơi ở cũ đến nơi ở mới, quá trình ấy còn gọi là dịch cư con thoi.
Với đặc trưng là một nước đang phát triển, đại bộ phận dân số sống ở nông thôn và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dịch cư từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam là hiện tượng tự nhiên và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các luồng dịch cư của Việt Nam ở ba thập kỷ qua.
Trong giai đoạn 1999 – 2009, dịch cư nông thôn – thành thị có sự tăng trưởng mạnh từ 27,1% lên 31,4%. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2009 – 2019, tỷ trọng dịch cư này giảm xuống còn 27,5%. Luồng dịch cư từ thành thị – thành thị tăng mạnh qua ba thập kỷ qua, giai đoạn 2009 – 2019 tỷ trọng dịch cư thành thị – thành thị tăng trưởng mạnh từ 26,4% lên 36,5%. Giai đoạn 1999 – 2009 dịch cư thành thị – nông thôn có xu hướng giảm từ 9,7% xuống 8,4%, nhưng đến giai đoạn 2009 – 2019 tăng trưởng trở lại từ 8,4% lên 9,6% (hình 5).
Hình 5: Cơ cấu dịch cư đô thị giai đoạn 1999 – 2019 [6].
d) Đánh giá về đất đô thị và tổ chức không gian đô thị
Giai đoạn 2010 – 2020 đất đô thị đã tăng bình quân 38,5 nghìn ha/năm. Năm 2020 cả nước có 2.028,07 nghìn ha đất đô thị (theo địa giới hành chính phường, thị trấn), chiếm 6,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Giai đoạn 2011 – 2020 đất đô thị tăng 385,65 nghìn ha.
Tổ chức không gian đô thị được thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị, là một nội dung đã được quy định khi lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cho các khu vực của đô thị.
đ) Đánh giá về mối quan hệ giữa đô thị, nông thôn và công nghiệp hóa
– Đánh giá về mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn
Các đô thị cổ của Việt Nam được hình thành rất sớm. Thời kỳ phong kiến quá trinh đô thị hóa diễn ra chậm, dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong thời pháp thuộc hệ thống đô thị được hình thành các cụm với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự như: Hà Nội – Hải Phòng, Huế – Đà Nẵng, Sài Gòn – Chợ Lớn.
Thời kỳ 1975 – 2009 đô thị phát triển mạnh với nhiều loại hình như đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị du lịch, đô thị hành chính, đô thị tổng hợp.
Giai đoạn 2010 – 2020 quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Tính đến tháng 12 năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 40,4% với 862 đô thị các loại. Quá trình đô thị hóa có tác động rất lớn đến các vùng nông thôn đặc biệt tại các khu vực giáp ranh giới với các đô thị lớn, các khu vực phát triển các ngành công nghiệp, KCN và CCN [7].
Đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2, khởi nguồn vào cuối tháng 12/2019. Covid-19 đã làm lộ ra những yếu kém trong mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn qua các vấn đề như nhà ở cho người công nhân tại các KCN, các khu vực dân cư giáp ranh với các đô thị… Cần làm rõ mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn ngay từ bước lập quy hoạch [8].
Ngày 07/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 445/QĐ-TTg về “Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”. Mục tiêu từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc.
Về chính sách phát triển nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa:
+ Ngày 05/8/2008 Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
+ Sau 10 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn, đến hết tháng 4/2021, cả nước có 5.248/8.267 xã (chiếm 63,48%) đạt chuẩn nông thôn mới; có 305 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đã có 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ [9].
– Về mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn:
+ QHĐT đã được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 5.
+ Quy hoạch xây dựng nông thôn được quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII.
+ Tại Luật Quy hoạch đã khẳng định quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn phải được liên kết với nhau qua quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
Về mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn vùng ven đô:
+ Vùng ven đô chính là cầu nối giữa đô thị và nông thôn. Khu vực này vừa mang tính chất của đô thị lại cũng mang tính chất của vùng nông thôn.
Hình 6: Bản đồ mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang thể hiện sự gắn kết đô thị – nông thôn [10].
+ Khu vực ven đô có thể hiểu và phân thành 2 vùng đó là khu vực ven đô giáp ranh nội thành – ngoại thành (thành phố), giữa nội thị – ngoại thị (thị xã) và khu vực ven đô giáp ranh đô thị.
+ Khu vực xã ven đô chính là phần không thể thiếu trong quá trình PTĐT. Vùng ven đô chính là vùng cụ thể hóa một cách sinh động điển hình của mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn.
– Đánh giá về mối quan hệ giữa đô thị và công nghiệp hóa
Đô thị là khu vực có chức năng hoạt động kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu và có vai trò và nhiệm vụ hành chính – chính trị của một trung tâm quan trọng. Đô thị chính là sản phẩm của công cuộc công nghiệp hóa. Do công nghiệp hóa mà dòng người chuyển từ nông thôn về các trung tâm đô thị ngày càng đông.
Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước GDP và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Giai đoạn 2010 – 2020 quá trình đô thị hóa có tác động rất lớn đến các khu vực phát triển các ngành công nghiệp, KCN và CCN. Song Covid-19 đã làm lộ ra những yếu kém trong mối quan hệ giữa đô thị và công nghiệp hóa qua các vấn đề như nhà ở cho người công nhân tại các KCN, các khu vực dân cư giáp ranh với các đô thị… Cần làm rõ mối quan hệ giữa đô thị và công nghiệp hóa ngay từ bước lập quy hoạch [8].
Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới.
Hình 7: Lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp [11].
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo lợi thế cạnh tranh; đảm bảo tự chủ kinh tế quốc gia thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Để định hướng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này, Đại hội XIII chỉ rõ: “Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu”.
Trong thực hiện tái cơ cấu kinh tế nên thấy rõ bản chất quan hệ giữa công nghiệp và đô thị. Công nghiệp là cơ sở tạo thành đô thị.
Đô thị hóa tác động trở lại thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Tốc độ đô thị hóa nhanh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa: Khu vực đô thị đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
Hình 8: Tăng trưởng GDP/người và tăng trưởng dân số đô thị.Nguồn: Ngân hàng thế giới.
Khu vực đô thị cũng đóng góp hơn 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Quy mô nền kinh tế tính bằng GDP năm 2019 so với năm 1986 đã tăng gần 10 lần; GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tưong đương năm 2019 là hơn 8.000 USD, so với 910 USD vào năm 1990. Từ một nước thu nhập thấp, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
e) Đánh giá ảnh hưởng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến quá trình đô thị hóa
– Về giao thông đô thị
Quy hoạch giao thông đô thị là một nội dung của các loại đồ án quy hoạch đô thị. Quy hoạch giao thông đô thị với hệ thống đường sắt đến năm 2020 của 5 thành phố lớn đã được Chính phủ phê duyệt, như sau:
- TP Hà Nội: Đường sắt đô thị Hà Nội quy hoạch gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km, và 3 tuyến tàu điện một ray; đến năm 2020 hoàn thành 02 tuyến: Tuyến số 1 – Cát Linh (Cát Linh ↔ Hà Đông) dài 13,5 km, có 12 ga; tuyến số 2 – Văn Miếu (Nhổn ↔ Ga Hà Nội) dài 12,5 km, có 12 ga (hình 9).
Hình 9: Mạng lưới tàu điện ngầm ĐSĐT Hà Nội (Nguồn: Wikipedia).
- TP.HCM: Đường sắt đô thị TP.HCM quy hoạch gồm 8 tuyến với tổng chiều dài là 169 km, tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính, chủ yếu đi ngầm trong nội đô; 1 tuyến xe điện 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km. Có 175 nhà ga tổng chiều dài hệ thống là 225,5 km; đến năm 2020 hoàn thành 01 tuyến: Tuyến số 1 – Sài Gòn (Bến Thành – Bến xe Miền Đông, TP Thủ Đức, dài 19,7 km, có 14 ga (hình 10).
Hình 10: Mạng lưới tàu điện ngầm ĐSĐT TP.HCM (Nguồn: Wikipedia).
- TP Hải Phòng, theo phê duyệt Quy hoạch chung: Xây dựng 6 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 152 km. TP Cần Thơ hiện nay chỉ đang là giai đoạn nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị những năm sau năm 2030. TP Đà nẵng: Quy hoạch 01 tuyến tàu điện ngầm kết nối các khu đô thị phía Bắc, trung tâm và phía Nam; 03 tuyến xe điện bánh sắt. Ngoài 5 thành phố trực thuộc Trung ương các đô thị khác chưa quy hoạch đường sắt đô thị.
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc gọi là xe buýt chỉ xe chở mọi người, dù xe tuyến ngắn hay tuyến dài. Khoảng năm 1906 thì xe đường dài và khách được mang theo hàng hóa gọi là xe khách còn xe chạy tuyến ngắn và khách chỉ được mang đồ đạc gọn nhẹ gọi là xe buýt.
Hình 11: Biểu đồ số tuyến xe buýt năm 2020 tại một số tỉnh, thành phố. Nguồn: Bộ GTVT, 8/2021.
Tại Hà Nội có 124 tuyến xe buýt, mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã và phục vụ đến 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%); 82/85 các khu đô thị mới (đạt 96%)… Trung bình mỗi ngày xe buýt vận hành trên 10 nghìn lượt xe, vận chuyển được trên 1 triệu lượt hành khách, hạn chế trên 700 nghìn lượt xe máy tham gia giao thông trên đường phố.
Tại TP.HCM (tên cũ là Sài Gòn), năm 1955 đường xe điện ngưng hoạt động hoàn toàn và được thay thế bằng hệ thống xe buýt. TP.HCM năm 2020, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng khoảng 16% nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn thành phố. Xây dựng 6 tuyến xe buýt nhanh (BRT). Tính đến tháng 8/2019, TP.HCM có 137 tuyến xe buýt, 2.322 xe buýt.
TP Hải Phòng: Quy hoạch đến năm 2020 duy trì 14 tuyến buýt hiện có, phát triển một số tuyến xe buýt kết nối đến các KCN; khu đô thị mới; trung tâm các quận, huyện. Mục tiêu đến năm 2020 khối lượng vận chuyển đạt 31,6 – 44,2 triệu lượt hành khách/năm, đáp ứng 5 – 7% nhu cầu đi lại của người dân.
TP Cần Thơ: Có 8 tuyến xe buýt hoạt động. Tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 223 km, tổng số lượt xe trung bình hoạt động trong ngày khoảng 388 lượt/ngày. Về vận tải cần hướng tới là giao thông công cộng với các phương thức hiệu quả gồm xe buýt, xe buýt nhanh sao cho đáp ứng tỷ lệ từ 20 – 35% nhu cầu đi lại tại thành phố.
TP Đà Nẵng: Quy hoạch đến năm 2020 hoàn thành tuyến xe buýt nhanh tiêu chuẩn BRT Đà Nẵng – Hội An. Đã đưa vào vận hành 12 tuyến buýt trợ giá, 02 tuyến buýt du lịch và tuyến buýt liền kề Đà Nẵng – Huế, nâng tổng số lên 20 tuyến buýt hoạt động trên địa bàn thành phố. Năm 2019 vận chuyển 3.985.200 lượt hành khách.
– Về cấp nước đô thị
Nhiều đồ án Quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị và cấp nước vùng tỉnh đã được thiết lập: Các thành phố trực thuộc Trung ương và khoảng 24 tỉnh đã lập quy hoạch cấp nước vùng tỉnh (chủ yếu cho hệ thống đô thị và nông thôn phụ cận); các tỉnh còn lại lồng ghép quy hoạch cấp nước trong quy hoạch xây dựng
Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cấp nước; TP Hải Phòng và TP Cần Thơ đã lập các đồ án quy hoạch cấp nước riêng vào năm 2021 và 2015, riêng với TP Đà Nẵng chưa có đồ án quy hoạch cấp nước riêng, việc quy hoạch cấp nước được lồng ghép trong Quy hoạch chung của thành phố. Hầu hết các đô thị Việt Nam đều có Quy hoạch chung được duyệt, trong đó quy hoạch cấp nước đô thị là một trong các nội dung của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị góp phần quan trọng cho quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị.
– Về thoát nước đô thị
Nhiều đồ án quy hoạch hệ thống thoát nước gồm nước mưa và nước thải đô thị và thoát nước vùng tỉnh đã được thiết lập.
Quy hoạch thoát nước TP Hà Nội: Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013. Dự kiến sẽ xây dựng 39 nhà máy xử lý nước thải tập trung chính cho các đô thị với công suất của các nhà máy xử lý nước thải đến 2030 là 1.808.300 m³/ngđ.
Quy hoạch thoát nước TP.HCM: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể thoát nước đến năm 2020 tại Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19/6/2001. Hiện nay TP.HCM đang rà soát lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch thoát nước. Yêu cầu bảo đảm việc thoát nước chống lụt đang được UBND TP.HCM quan tâm và tổ chức thực hiện.
Quy hoạch thoát nước TP Đà Nẵng: Quy hoạch chuyên ngành thoát TP Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-UBND. Thủ tướng ra Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 về việc Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có đề cập tới quy hoạch thoát nước TP Đà Nẵng.
Hình 12: Sơ đồ công suất các trạm XLNT theo vùng (m3/ngđ) [12].
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (trong đó có quy hoạch thoát nước).
Trong những năm gần đây, tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra tại các đô thị, ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cũng thường diễn ra tình trạng ngập úng khi có mưa lớn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là việc san nền chưa đảm bảo đúng theo quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị, hệ thống hạ tầng thoát nước mặt đô thị còn yếu kém, nhiều đô thị còn sử dụng hệ thống thoát nước chung chưa tách biệt được hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng.
Công tác quản lý cao độ nền trong quy hoạch đô thị về cơ bản đã được quan tâm, tuy nhiên việc xác định cao độ nền trong xây dựng khống chế cho toàn đô thị, một số khu vực là chưa đầy đủ đã làm hạn chế tính linh hoạt trong quản lý cao độ nền trong quá trình quy hoạch.
– Về cấp điện và chiếu sáng đô thị
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, vận hành của hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu để phát triển hệ thống hạ tầng đô thị.
Vai trò của chiếu sáng đô thị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, tạo điểm nhấn và nét kiến trúc riêng cho mỗi đô thị.
Hiện nay quy hoạch hệ thống cấp điện đô thị được lồng ghép trong phần định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, còn chiếu sáng đô thị thường được lập quy định quản lý riêng ngoài nội dung đồ án quy hoạch.
g) Đánh giá về đô thị đặc thù
– Đô thị bền vững
Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2019 và có 17 mục tiêu chung với 119 chỉ tiêu cụ thể [13]. Lộ trình thực hiện được nêu tại bảng 1.
Bảng 1: Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 (có liên quan đến phát triển bền vững đô thị).
STT
Mục tiêu
Lộ trình thực hiện
Cơ quan chủ trì thực hiện
2020
2025
2030
Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người
Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6.1 toàn cầu)
54
Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh
90-95%
95-100%
Bộ Xây dựng
Mục tiêu 6.3: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% nước thải nguy hại được xử lý; giảm một nửa tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý; tăng cường tái sử dụng nước an toàn (Mục tiêu 6.3 toàn cầu)
55
Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định
15-20%
>50% đối với đô thị loại 2 trở lên
20% đối với đô thị từ loại 5 trở lên
Bộ Xây dựng
Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
Mục tiêu 11.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả mọi người dân được tiếp cận với những dịch vụ cơ bản và dịch vụ nhà ở phù hợp, an toàn, trong khả năng chi trả; xóa bỏ các khu ổ chuột, xây mới, nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng (Mục tiêu 11.1 toàn cầu)
87
Tỷ lệ dân số sống trong nhà ở đơn sơ
<2%
1%
<1%
Bộ Xây dựng
Mục tiêu 11.6: Giảm tác động có hại của môi trường tới con người tại các đô thị, tăng cường quản lý chất lượng không khí, chất thải đô thị và các nguồn chất thải khác (Mục tiêu 11.6 toàn cầu)
90
Tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định
87,5%
90%
95%
Bộ Xây dựng
Mục tiêu 11.9: Đến năm 2030, tăng đáng kể số đô thị và khu dân cư áp dụng quy hoạch và chính sách tích hợp hướng tới sự bao trùm, hiệu quả nguồn lực, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, tăng khả năng chống chịu trước thảm họa (Mục tiêu 11.b toàn cầu)
91
QHC đô thị được lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh và BĐKH
Hoàn thành đối với Đô thị loại IV, V
Hoàn thành đối với Đô thị loại II, III
Hoàn thành đối với Đô thị loại I
Bộ Xây dựng
Ở Việt Nam cũng đã đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá giao thông đô thị bền vững (bảng 2) [14].
Bảng 2: Tổng hợp các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hệ thống GTĐT bền vững.
Tiêu chí
Chỉ tiêu cần đạt
Tỷ lệ diện tích đất sử dụng cho giao thông trong đó tỷ lệ diện tích đất cho giao thông tĩnh
20 – 25 %
Mật độ mạng lưới đường chính đô thị
3 – 5%
Tốc độ lưu thông
20 – 25 km/h
Chất lượng mặt đường
Tỷ lệ đường rải nhựa
> 85 %
Tỷ lệ đường cao tốc
35 – 40 %
Tỷ lệ đường 4 làn trở lên
> 50 %
Bảo vệ môi trường
Hàm lượng khí thải trong không khí
CO2 < 0,51 mg/m³; NO2 < 0,25 mg/m³
Tiếng ồn
Có quy định cụ thể từng phương tiện
Thời gian cho một chuyến đi giao thông công cộng
< 30 phút
Thời gian đi bộ trung bình tới điểm đỗ
5 phút
Tốc độ khai thác
20 – 25 km/h
Trên thế giới có nhiều nước đã đưa ra các tiêu chuẩn phát triển đô thị bền vững như Hàn Quốc đã xây dựng đô thị bền vững tập trung vào 4 chiến lược với 48 tiêu chuẩn và 223 tiêu chí cụ thể. 4 chiến lược là quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, xã hội, hội nhập và nâng cao sức khỏe quốc gia, tăng trưởng kinh tế bền vững, ứng phó với thay đổi khí hậu và vấn đề môi trường toàn cầu.
Tại Trung Quốc, Cục Môi trường Trung Quốc đã đề ra bộ tiêu chuẩn gồm 30 tiêu chí trong 7 nhóm chỉ số cơ bản: Nhân khẩu học, sinh thái, tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội, và khoa học giáo dục để cải thiện chất lượng môi trường đô thị.
Tại Malaysia đã đưa ra tiêu chuẩn phát triển bền vững cũng gồm 11 lĩnh vực với 50 tiêu chuẩn: 11 tiêu chí bao gồm: Cơ cấu dân số, nhà ở, kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, môi trường, tác động xã hội, sử dụng đất, hình thức đô thị và di sản, giao thông, quản lý và tài chính.
Tại Việt Nam đã ban hành chỉ tiêu về phát triển bền vững cho toàn quốc. Tuy nhiên vẫn chưa ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí để công nhận đô thị bền vững.
– Đô thị thông minh
Phát triển đô thị thông minh nước ta từ cuối năm 2015 bằng Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đô thị thông minh. Nhóm nghiên cứu đề xuất khái niệm đô thị thông minh: là đô thị được ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phương tiện khác nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sống. Đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý vận hành, cung cấp các dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đô thị.
– Đô thị xanh
Năm 2010, Stockholm – Thủ đô của Thụy Điển được Ủy ban châu Âu phong tặng danh hiệu “Thủ đô xanh nhất châu Âu”.
Thành phố Singapore: nổi tiếng trên thế giới bởi quy hoạch đô thị hiệu quả luôn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Chính phủ nước này đặc biệt chú trọng đến việc phủ xanh đô thị với mục đích thẩm mỹ và cải thiện môi trường.
Hình 13: Singapore đã áp dụng chính sách vườn ở bất kì nơi đâu [15].
Tiêu chí đô thị xanh áp dụng tại EU (hình 14):
Theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGCB), cho đến nay Việt Nam đã có khoảng 100 công trình xanh. Trong đó, có 24 công trình áp dụng theo bộ tiêu chuẩn LOTUS, trên 90 công trình theo bộ tiêu chuẩn LEED.
Tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 đã khẳng định Hà Nội sẽ là thành phố “xanh” bền vững về môi trường; đô thị sinh thái, gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người; xây dựng thành phố cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển mới.
Hình 14: Đô thị xanh theo EU [16].
Đầu tháng 02/2019 Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú trọng xây dựng Đà Nẵng trở thành “Đô thị xanh, thông minh, hiện đại”.
– Đô thị sinh thái
Ý tưởng về đô thị sinh thái bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ 20, được công bố công khai lần đầu tiên bởi các học giả người Đức. Các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên được tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đô thị (vòng tròn năng lượng, nước, chất thải, khí thải…).
Khu vực Southeast False Creek đã được chọn làm một điển hình đô thị sinh thái kiểu mẫu trong cuốn sách “Creating an eco-city: Methods and principles” của tác giả Sebastian Moffat [18].
TP Freiburg – Đức: Chủ động cam kết mục tiêu năng lượng, giao thông vận tải. 3 trụ cột của phát triển bền vững: tiết kiệm năng lượng, công nghệ mới và các nguồn năng lượng tái tạo.
TP Curitiba – Brazil: Với dân số 1,5 triệu người, TP Curitiba đã được quốc tế ghi nhận từ lâu như là một trong những đô thị sinh thái đầu tiên trên thế giới.
Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá đô thị sinh thái: Tiêu chuẩn đô thị sinh thái của Mercer (Công ty tư vấn nguồn nhân lực và dịch vụ tài chính Mercer – Mỹ); Tiêu chuẩn đô thị sinh thái của Australia; Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái.
Kinh nghiệm phát triển đô thị sinh thái tại Việt Nam: 05 chủ đề đô thị sinh thái được đề xuất nghiên cứu hợp tác gồm: Sống cùng thiên nhiên, tái chế, an ninh và an toàn, tiết kiệm năng lượng và giao thông công cộng.
Đô thị sinh thái là một hình mẫu đô thị lý tưởng và là mục tiêu hướng tới của các đô thị, nhất là các khu đô thị, các thành phố mới không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Hình 15: Các chủ đề đô thị sinh thái được để xuất nghiên cứu [19].
Để phát triển đô thị sinh thái, một số quốc gia trên thế giới đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá đô thị sinh thái như Mercer – Mỹ đánh giá dựa trên các yếu tố như nguồn nước, chất lượng nước uống, nước thải, rác thải, ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Hay tại Ôxtrâylia các tiêu chuẩn đánh giá đô thị sinh thái gồm: Kiến trúc công trình; sự đa dạng sinh học; giao thông; công nghiệp và kinh tế đô thị.
– Đô thị công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu đã hình thành nhiều đô thị công nghiệp ở Anh và Pháp có một cơ cấu đô thị mới phù hợp với tính chất của đô thị công nghiệp. Lý luận về đô thị công nghiệp cũng đã được Le Corbusier phát triển trên cơ sở quy hoạch thành phố chuỗi và dải.
6 yếu tố chức năng của đô thị công nghiệp gồm: Khu nghỉ ngơi; khu ăn ở; đường giao lưu chính; khu cách li vệ sinh; KCN và đường sắt đều phát triển song song [20].
Đến tháng 02/2021 cả nước có 370 KCN được thành lập. KCN đang hoạt động là 284, chiếm 77%. Tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 84,2 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 55,9 nghìn ha, chiếm 66,3%. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt khoảng 43,4 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 57,8%.
Các KCN đã tạo việc làm cho khoảng 4 triệu lao động trực tiếp, 3 triệu lao động gián tiếp.
Các KCN phát triển với quy mô và số lượng lớn nhưng số lượng các đô thị được hình thành từ KCN còn rất hạn chế.
Các KCN đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hình thành nhiều khu đô thị, dịch vụ mới, phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao và xây dựng chuỗi liên kết ngành. Bất động sản công nghiệp đã và đang hình thành.
– Đô thị du lịch
Hệ thống tiêu chuẩn quản lý xây dựng phát triển đô thị du lịch đã được các nước thực hiện đồng bộ, gồm hệ thống các tiêu chuẩn; quy phạm; tiêu chí; quy định, hướng dẫn.
Hình 16: Đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa [21].
Hình 17: Đô thị du lịch biển Nha Trang [22].
Năm 2003 Trung Quốc đã tổ chức xếp hạng các đô thị có hoạt động du lịch tiêu biểu, đô thị du lịch ưu tú.
Tại Mỹ, Viện nghiên cứu chính sách và Quỹ Ford, New York, tháng 11/2000 đã xác định Tiêu chuẩn đánh giá thực trạng phát triển du lịch đô thị. Các nhóm tiêu chí chung gồm: Quy hoạch và đánh giá tác động môi trường có liên quan đến tác động kinh tế, văn hoá, xã hội và sinh thái; Quản lý môi trường du lịch; Bộ máy quản lý môi trường du lịch; Nâng cao năng lực.
Tại Việt Nam, theo Luật Du lịch và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam có 9 tiêu chí tiêu biểu đánh giá đô thị du lịch. Các tiêu chí trên được phân thành 3 nhóm: Nhóm quan trọng, nhóm bổ sung, nhóm tham khảo [19].
– Đô thị di sản
Tại châu Âu: Italy được công nhận 3 đô thị là đô thị di sản: TP Vicenza và biệt thự Palladian của Veneto; Ferrara, TP Phục hưng và Po Delta; TP Verona
Hình 18: Thành phố di sản Vicenza của Italy [23].
Hình 19: Thành phố di sản George Town, Penang, Malaysia [24].
Tây Ban Nha cũng là đất nước có nhiều đô thị được công nhận là đô thị di sản như: Thành phố lịch sử của Toledo; thành phố cổ Salamanca; TP Caliphate của TP Medina Azahara. Các thành phố này đều có lịch sử trên 2000 năm tuổi, là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa với nhiều công trình kiến trúc cổ độc đáo và đa dạng phong tục tập quán.
Tính đến năm 2018, UNESCO đã công nhận 20 đô thị di sản tại châu Á, cụ thể Sri Lanka có 4 đô thị di sản; Syria có 3 đô thị di sản; Ấn Độ có 2 đô thị di sản; Israel có 2 đô thị di sản; còn lại Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Myanmar, Iran, Irac, Jerusalem, Malaysia, Ô-man mỗi đất nước có 1 đô thị di sản.
Hệ thống di sản đã được UNESCO công nhận là những đô thị có nhiều ý nghĩa và vai trò trong lịch sử hình thành và phát triển văn minh nhân loại. Các đô thị này trước hết đều có tính riêng biệt và duy nhất mà không có sự trùng lặp với đô thị nào khác trên thế giới.
Tính đến nay UNESCO đã công nhận 1.121 di sản quốc tế, trong đó có trên 50 TP được công nhận là di sản văn hóa quốc tế. Việc công nhận di sản thế giới của UNESCO dựa trên 1 trong 10 tiêu chí chính.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có một định hướng cụ thể về đô thị di sản từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
TP Huế đã đưa ra quan điểm phát triển đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản tại Quyết định phê duyệt đề án xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đô thị di sản Đà Lạt đưa ra mục tiêu phát triển đô thị gắn với du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia. Tỉnh cũng đã tổ chức hội thảo để phân tích và có góc nhìn đa chiều để hướng đến xây dựng TP Đà Lạt trở thành đô thị di sản.
– Đô thị đại học
Ở hầu hết các nước châu Âu, quê hương của đại học hiện đại, các trường đại học chủ yếu tồn tại ở các thành phố lớn và thủ đô, các trường đại học đã cùng hình thành với thành phố/thị trấn liền bên cạnh của mình. Các đại học lớn và lâu đời đều nằm ở các thành phố lớn như Paris, London, Rome và các trung tâm vùng nhưng các địa bàn này do tính chất kinh tế đa dạng, khó có thể gọi là đô thị đại học.
Ở Đức coi các thành phố có nhà trường đại học là đô thị đại học.
Áo tự hào có nhiều trường đại học nổi tiếng và đi kèm theo đó là các “thành phố đại học”, trong đó nổi tiếng nhất là Thủ đô Viên.
Trung Quốc: Đô thị đại học bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20. Chỉ riêng tại Thượng Hải, từ năm 2001 đến nay đã có 5 dự án xây dựng đô thị đại học là đô thị đại học Nam Hội, Tùng Giang, Thượng Hải, Đông Phương và Trung Khoa.
Hình II.20: Quy hoạch từng khu vực của đô thị đại học Quảng Châu [25].
Nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng khu đô thị địa học như một trung tâm dịch vụ trí tuệ của cả vùng kinh tế. Đô thị đại học ngày nay được xem là mô hình phát triển cao của nền giáo dục đại học tiên tiến.
2. Định hướng chính sách về đô thị hóa
a) Định hướng chính sách về dịch cư và dân số đô thị
– Trước hết cần quản lý sự gia tăng dân số theo các dự báo của quy hoạch hệ thống đô thị – nông thôn quốc gia, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn và các điểm định cư con người ở các khu chức năng khác.
– Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho đối tượng dịch cư đô thị hiện nay.
– Nghiên cứu hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện hành theo hướng ghi nhận và dành nhiều sự quan tâm, đảm bảo sự bình đẳng cho đối tượng dịch cư, nhất là trên các lĩnh vực có nhu cầu bức thiết như: tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở…
– Chính sách khuyến khích xây dựng các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp.
– Vấn đề lao động dịch cư trong nước cần được đưa vào trong các chiến lược xóa đói, giảm nghèo quốc gia và trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.
– Thống nhất quản lý vấn đề dịch cư đô thị.
– Chính quyền các cấp và xã hội cần thay đổi nhận thức về dịch cư đô thị.
– Tuyên truyền pháp luật, giới thiệu việc làm để người lao động dịch cư có khả năng tiếp cận thông tin và việc làm trong những khu vực lao động chính thức, lao động có hợp đồng, chế độ đi kèm. Đặc biệt, cần hỗ trợ họ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Xây dựng chương trình, kế hoạch định cư và thể chế từng giai đoạn, gắn về kế hoạch kinh tế – xã hội, đô thị hóa của quốc gia và từng địa phương.
– Giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô thị và nông thôn. Giảm thiểu mất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị
– Cấu trúc lại nền giáo dục quốc gia hướng cân đối giữa đào tạo lao động trình độ cao với đào tạo nghề.
– Với cấu trúc thị trường lao động thường bao gồm khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị phi chính thức (còn gọi là khu vực phi chính thức) và khu vực nông thôn.
– Sử dụng linh hoạt công cụ trợ cấp đối với khu vực nông thôn để cải thiện nhu cầu thực tế cho người lao động, giảm áp lực dịch cư.
– Cần có chính sách định hướng rõ hơn nhằm hình thành các điểm dân cư công nghiệp, thị tứ công nghiệp, đô thị công nghiệp có vai trò quản lý của chính quyền một cách toàn diện, giúp người lao động từ dịch cư tạm thời, dịch cư con thoi thành dịch cư cố định.
– Sự mất cân đối trong “Tháp phân loại đô thị” ở đô thị loại IV và V (90/668 đô thị) cho thấy cần điều chỉnh chính sách về dân số và mật độ dân cư ở các đô thị nhỏ góp phần hạn chế dịch cư từ nông thôn và đô thị nhỏ ra đô thị lớn.
b) Định hướng chính sách về đất đô thị và tổ chức không gian đô thị
– Quản lý không gian đô thị và sử dụng đất đô thị theo các quy hoạch đô thị định kỳ 5 năm và hàng năm, phù hợp với định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất đô thị đã được phê duyệt.
– Cần có chính sách hỗ trợ tốt hơn cho người dân ở khu vực ven đô thị khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng đô thị đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan.
– Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị theo quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị phù hợp với niên độ của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị.
– Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế – công bằng xã hội – bảo vệ môi trường.
– Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã “Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đến nay cần nghiên cứu điều chỉnh theo tinh thần của Luật Quy hoạch.
– Cần dành thêm khoảng trống tổ chức các khu vui chơi, các không gian công cộng cho người dân đô thị.
– Quan tâm nhiều hơn về vấn đề cải tạo “không gian công cộng” ở đô thị.
– Cần có các chính sách mới về không gian ngầm đô thị và không gian cao tầng trong Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai và Luật về đô thị.
Hình 21: Định hướng phát triển không gian đô thị Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 – Nguồn: nhadatmoi.net.
c) Định hướng chính sách về mối quan hệ đô thị, nông thôn và công nghiệp hóa
- Định hướng chính sách về mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn
Hình 22. Toàn cảnh Hội thảo “Đô thị hóa khu vực ven đô thành phố Hà Nội và những thách thức trong phát triển nông nghiệp ven đô” [26].
Hình 23. Hội thảo quốc tế “Giải pháp quy hoạch xã nông thôn mới ven đô nhằm tăng cường liên kết đô thị-nông thôn và phù hợp với định hướng đô thị hóa” [27].
– Cần có chính sách đào tạo nâng cao năng lực của các nhà quy hoạch, các tổ chức tư vấn… để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
– Khu vực giáp ranh giữa đô thị và nông thôn phải được quy hoạch định hướng theo các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí quy hoạch của khu vực đô thị. Đồng thời thể hiện rõ được mối liên kết giữa đô thị và nông thôn thông qua các mặt về kinh tế – xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, văn hóa, không gian cảnh quan…
– Khu vực ven đô tại nhiều khu vực giáp ranh đô thị lại được lựa chọn làm nơi bố trí các KCN, CCN. Các điểm dân cư công nghiệp này phải phù hợp với QHTT hệ thống đô thị – nông thôn quốc gia.
– Luật Đất đai sửa đổi và Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng cần được sửa đổi theo hướng quy hoạch sử dụng đất của đô thị và nông thôn là cơ sở quản lý sử dụng đất. Đó là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai sửa đổi.
– Cần hoàn thiện chính sách phát triển đô thị và nông thôn một cách hài hòa tránh tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn lên thành thị.
– Quy mô dân số và mật độ dân số là một trong những tiêu chí để phân loại đô thị, việc định hướng, đánh giá quy mô dân số đô thị và nông thôn trong đồ án quy hoạch là rất quan trọng để từ đó để có định hướng cho sự phát triển của đô thị trong tương lai một cách bền vững.
– Không lập quy hoạch nông thôn ở những khu vực giáp ranh đô thị mà đã được phê duyệt QHĐT mở rộng.
– Bổ sung loại “đất đô thị” và “đất xây dựng đô thị” trong Luật Đất đai sửa đổi và Luật Quy hoạch đô thị.
– Bổ sung nội dung “bản đồ địa hình” trong Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng.
- Định hướng chính sách về mối quan hệ giữa đô thị và công nghiệp hóa
– Xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch ở phạm vi cả nước, vùng và địa phương về phát triển công nghiệp, KCN và phát triển đô thị đóng vai trò to lớn trong thúc đẩy, phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam.
– Quan hệ giữa quy hoạch KCN, quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh là quan hệ giữa các hợp phần quy hoạch khu chức năng cần gắn bó mật thiết với nhau.
– Theo Luật Quy hoạch 2017, Điều 27 về nội dung quy hoạch tỉnh có yêu cầu quy hoạch KCN và quy hoạch đô thị nhưng đặt ra đây là các phương án quy hoạch theo ngành lĩnh vực có tính chất độc lập, riêng rẽ với nhau. Mặt khác, yêu cầu về nội dung quy hoạch hệ thống đô thị mới xác định quy hoạch đô thị theo tính chất đơn vị hành chính, chưa xác định yêu cầu nội dung về quy hoạch phân bố hệ thống khu nhà ở đô thị, khu dịch vụ đô thị nằm ở khu vực nông thôn hay trên địa bàn tỉnh nói chung. Đặc biệt là những khu nhà ở đô thị cần quy hoạch để đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho người lao động tại các KCN.
– Quy hoạch tỉnh xác định phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn; phương án phát triển hệ thống KKT; KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn và phương án phát triển các CCN. Điều này, dẫn đến tình trạng cả trong quy hoạch tỉnh và trong thực tế triển khai thực hiện, tính gắn kết, đồng bộ còn thấp giữa phát triển các KCN và phát triển đô thị, khu nhà ở đô thị cho người lao động tại KCN. Điều này cần nghiên cứu tiếp trong Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị.
– Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về quy hoạch bao gồm cả quy hoạch đô thị. Trong đó, phương án quy hoạch đô thị cần có nội dung quy hoạch bố trí KCN, CCN, khu công nghệ cao (nếu có); bố trí quy hoạch các khu nhà ở đô thị, khu dịch vụ đô thị cho KCN, theo hướng quy hoạch điểm dân cư công nghiệp, quy hoạch đô thị công nghiệp.
– Phối kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa các chuyên gia quy hoạch về phát triển công nghiệp, đô thị và trong những lĩnh vực quan trọng liên quan khác trong xây dựng phương án quy hoạch KCN và quy hoạch đô thị.
– Rà soát công tác thống kê dân số tại các điểm dân cư công nghiệp trên địa bàn nông thôn hiện nay.
– Cần đổi mới quy trình lập quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị công nghiệp ngay từ đầu và được bổ sung trong Luật Quy hoạch đô thị.
d) Định hướng chính sách về hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Định hướng chính sách về hệ thống giao thông đô thị
– Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ từng bước đồng bộ, một số công trình hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, kết nối giữa giao thông đường bộ đối ngoại và giao thông đô thị.
– Cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ. Kết nối đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.
– Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đồng bộ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Kết nối giao thông đường thủy đối ngoại với giao thông đường công cộng bằng đường thủy trong đô thị.
– Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường. Kết nối giao thông đường biển đối ngoại với hệ thống giao thông công cộng của các đô thị ven biển.
– Định hướng mục tiêu đến năm 2030: Tổng sản lượng hành khách thông qua các sân bay khoảng 275,9 triệu hành khách và khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa. Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay giai đoạn 2021 – 2030, cả nước có 28 cảng hàng không. Kết nối giao thông đường không với hệ thống giao thông công cộng của đô thị.
– Hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn; Quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị theo hướng giao thông thông minh.
– Tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tầu điện trên cao, tầu điện ngầm… lấy giao thông cộng cộng là trọng tâm trong phát triển giao thông đô thị. Ưu tiên hoàn thiện mạng lưới đường trục chính đô thị. Nâng cao năng lực vận tải của hệ thống giao thông đô thị.
– Ứng dụng khoa học công nghệ trong giao thông vận tải hướng tới giao thông đô thị thông minh. Chuyển đổi số trong công tác quản lý, kiểm soát, giám sát hạ tầng giao thông đô thị. Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, tương tác với người dân tham gia giao thông.
– Tỷ lệ đất giao thông tại các đô thị lớn đến năm 2030 đạt 12 – 13%; Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2030 đạt 20 – 25% [28].
– Đảm bảo các chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường giao thông đô thị, mạng lưới giao thông công cộng đô thị theo đúng quy hoạch giao thông đô thị đã được phê duyệt.
– Cần có giải pháp hữu hiệu để hạn chế gia tăng và sử dụng phương tiện giao thông cá nhân (xe máy, ô tô con), nguyên nhân chính của ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.
– Khuyến khích sử dụng giao thông xe đạp như một loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
– Cần tăng cường các văn bản pháp quy quản lý giao thông đô thị ở các cơ quan quản lý đô thị, từ cấp Trung ương đến địa phương.
- Định hướng chính sách về hệ thống cấp nước đô thị
– Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 với các mục tiêu và giải pháp cụ thể.
Mục tiêu tổng quát: Định hướng phát triển cấp nước đô thị và KCN phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025:
+ Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngđ, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; các KCN được cấp nước đầy đủ theo yêu cầu áp lực và lưu lượng.
+ Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày.
Tầm nhìn đến năm 2050: Đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm cấp nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của đô thị, khu dân cư tập trung và KCN.
– Hoàn thiện các quy định quản lý ngành cấp nước.
– Nghiên cứu, đề xuất các nội dung cơ bản để xây dựng Luật Cấp nước.
– Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011.
– Rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành cấp nước thích ứng với tác động của BĐKH, phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ và bảo đảm cấp nước an toàn.
– Xây dựng và ban hành quy định về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư và vận hành hệ thống cấp nước.
– Đối với KCN có nhà máy cấp nước riêng, nghiên cứu thực hiện cơ chế bù giá nước sinh hoạt cho đô thị tại địa phương.
– Tỷ lệ cấp nước đô thị đến năm 2030 đạt 100%; Tỷ lệ thất thoát nước đến năm 2030 đạt dưới 12%.
- Định hướng chính sách về hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị
– Luật Điện lực năm 2004 quy định 01 chương về “tiết kiệm trong phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng điện”.
– Nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh chóng (trung bình 10,5% trong giai đoạn 2011 – 2019), cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội.
– Mục tiêu quan trọng của các chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện là tác động thay đổi thói quen sử dụng điện của người dân theo hướng hiệu quả hơn, tiết kiệm được vốn đầu tư xã hội cho hạ tầng điện lực.
– Cần xây dựng cơ sở pháp lý để hình thành và vận hành hiệu quả các quỹ về phát triển năng lượng bền vững, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng xã hội hóa.
– Luật Điện lực 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực năm 2012 đã quy định hệ thống các quy định quản lý, vận hành hệ thống điện phục vụ hoạt động giao dịch trên thị trường điện. Các quy định này là căn cứ xây dựng các quy định, quy trình quản lý, vận hành hệ thống điện hiện nay.
– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chiếu sáng đô thị ngày càng hoàn thiện. Quy định về chiếu sáng đô thị được đề cập trong các Luật như Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng 2003, 2014, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 2010.
– Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2009/NĐ-CP về Quản lý chiếu sáng đô thị, đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng làm nền tảng cho công tác quản lý nhà nước về chiếu sáng đô thị. Năm 2022 là năm thứ 13 thực hiện Nghị định số 79/2009/NĐ-CP về Quản lý chiếu sáng đô thị của Chính phủ.
– Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1874/QĐ-TTg Phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, trong đó đặt ra mục tiêu về chiếu sáng đô thị cùng với các chỉ tiêu, giải pháp cho từng mốc giai đoạn đến năm 2025.
– Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị cũng được chú ý rà soát ban hành như QCVN 07-7:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng; QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
– Cần điều chỉnh bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đô thị trong đó có nội dung chiếu sáng đô thị, hoặc bổ sung Luật Chiếu sáng đô thị trong tương lai.
– Nghiên cứu về hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực chiếu sáng.
– Xây dựng trung tâm dữ liệu về chiếu sáng đô thị, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin liên kết cần thiết nhanh chóng, thuận lợi.
- Định hướng chính sách về thoát nước đô thị
– Xác định cao độ nền là một nội dung trong định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
– Hệ thống văn bản quy phạm đã quy định cao độ nền trong đồ án quy hoạch đô thị nhưng thực tế đã cho thấy việc triển khai lập, thẩm định, phê duyệt nội dung về cao độ nền đô thị còn nhiều hạn chế về cơ sở khoa học, cơ sở dữ liệu và năng lực tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu.
– Cần quy định rõ cao độ nền xây dựng cho từng khu vực trong đồ án quy hoạch đô thị như quy định cao độ nền với khu vực hiện hữu, khu vực đô thị mới, khu vực trung tâm, khu vực ngoại thành, khu vực ven đô, khu vực ven biển, ven sông… các quy định này cần được nêu trong đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt riêng.
– Cần có chính sách nhằm nâng cao năng lực cho đơn vị tư vấn lập quy hoạch. Theo đó cần quy định rõ chuyên môn đối với cá nhân, tổ chức lập quy hoạch đối với quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH, tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, lượng mưa, mùa mưa, ngập úng thông qua số liệu quan trắc mưa, tần suất lũ, thủy văn liên tục trong nhiều năm để có số những dự báo tương đối chính xác cho tương lai.
– Trong nội dung của đồ án quy hoạch chung đô thị cần bổ sung phần quy hoạch cao độ nền đối với khu vực được định hướng mở rộng.
– Cần có quy định thống nhất trong việc quy định phải giữ nguyên cao độ mặt đường đô thị đối với việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông.
– Cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị kỹ thuật theo đó cần tận dụng tối đa địa hình để phân vùng thoát nước, tránh gây lãng phí.
– Cần nâng cao năng lực đối với các nhà quản lý đô thị, đồng thời đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra để tránh tình trạng xây dựng cốt nền sai quy hoạch.
– Cần có chính sách bảo vệ diện tích ao hồ điều hòa đây chính là phần lưu trữ nước mưa trực tiếp khi có mưa. Hạn chế thay đổi mặt phủ tự nhiên trong phát triển đô thị.
– Cần tách và phân quyền rõ cho cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương, dần hướng tới tự chủ cho các địa phương có dự án san nền và thoát nước mặt.
– Xây dựng hệ thống bể chứa đảm bảo chống ngập lụt cục bộ.
– Cần sớm ban hành Luật Thoát nước và Luật Vệ sinh môi trường đô thị để hoàn thiện cơ sở pháp lý, hoặc đó là một phần của Luật Đô thị.
– Về thoát nước thải, tuân thủ Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt theo QĐ số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016).
– Bổ sung chính sách phí nước thải môi trường: Từ năm 2013, mức phí bảo vệ môi trường cho xử lý nước thải công nghiệp đã được tăng gấp 10 lần theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP, mới đây nhất là Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020. Tuy nhiên, đối với nước thải công nghiệp thì vẫn còn thấp, và nước thải sinh hoạt thì vẫn chưa có phí. Cần đánh giá bổ sung phí nước thải sinh hoạt để kiểm soát lượng nước thải này.
– Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn theo hướng tăng diện tích mặt nước, cây xanh, bề mặt thấm nước và chứa nước, thoát nước bền vững; ứng dụng KHCN trong quản lý ngập úng và bảo vệ môi trường đô thị.
– Xây dựng cơ chế chính sách về giá dịch vụ xử lý nước thải phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội, đủ sức thu hút các nhà đầu tư.
– Từng bước tăng tỷ lệ nước thải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn. Khuyến khích sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến hiệu quả, thân thiện với môi trường.
– Ban hành các chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển thoát nước thải và xử lý nước thải.
– Tỷ lệ thu gom nước thải đến năm 2030 đạt khoảng 80%. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn đến năm 2030 tại các đô thị loại II trở lên đạt 40 -45%, tại các đô thị loại III, IV, V đạt 25 – 30%. Phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa đô thị đến năm 2030 đạt 80% [28].
– Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050:
+ Đến năm 2025: 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
+ Đến năm 2050: Toàn bộ CTR phải được phân loại tại nguồn, xử lý bằng các công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa chôn lấp.
+ Tiêu chuẩn thải tuân thủ các quy chuẩn quy hoạch, theo phân cấp đô thị. Áp dụng bổ sung các tiêu chí đô thị xanh để giảm lượng thải cần phải xử lý.
+ Tất cả các công nghệ lựa chọn đều phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường.
đ) Định hướng chính sách về đô thị đặc thù
- Đô thị bền vững
– Mô hình đô thị nén bền vững chính là xu hướng phát triển của các đô thị hiện đại trên thế giới hiện nay. Nhà cao tầng có mối liên hệ tương hỗ và đóng góp mật thiết cho việc phát triển các đô thị nén bền vững. Mô hình đô thị nén bền vững cùng với những giải pháp quy hoạch và phương thức quản lý phù hợp sẽ là cơ sở cho cho nhà cao tầng đóng góp cho việc phát triển bền vững.
– Liên Hợp Quốc đã đề ra 17 mục tiêu với và 169 chỉ tiêu nhỏ cho sự phát triển bền vững, bao gồm các lĩnh vực kết thúc đói nghèo, cải thiện sức khỏe và giáo dục, làm cho các thành phố bền vững hơn, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đại dương và rừng. Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 được xem là kế hoạch quan trọng cho một giai đoạn mới của Liên hiệp quốc nhằm khuyến khích các quốc gia trên thế giới cùng tham gia tạo nên một thế giới năng động, phát triển hài hoà và bền vững trong dài hạn.
– Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc với 17 mục tiêu chính với 119 mục tiêu cụ thể. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam tại (Chương trình Nghị sự 21) trong đó đã đề ra mục tiêu tổng quát và các nguyên tắc chính để phát triển bền vững.
– Việt Nam chưa có đô thị nào có định hướng rõ ràng về phát triển đô thị bền vững cụ thể nhưng các yếu tố về môi trường, kinh tế phát triển bền vững là những yếu tố tạo nên đô thị bền vững đã được lồng ghép vào trong các đồ án quy hoạch và các dự án cải tạo chỉnh trang đô thị. Cần sớm ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí để công nhận đô thị bền vững.
– Đề xuất khái niệm đô thị bền vững như sau:
+ Đô thị bền vững: là sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế – xã hội, môi trường, chính quyền, không gian cảnh quan, cơ sở hạ tầng của đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai.
– Đề xuất tiêu chí đánh giá đô thị bền vững áp dụng cho Việt Nam gồm: 5 tiêu chí chính với 27 tiêu chuẩn. 5 tiêu chí chính đó là: Kinh tế – xã hội, môi trường, chính quyền, cơ sở hạ tầng, không gian cảnh quan.
- Đô thị thông minh
– Xây dựng thành phố thông minh đã và đang trở thành xu thế tất yếu của các đô thị trên thế giới. Tại Việt Nam, phát triển đô thị thông minh là phương thức quan trọng để tận dụng hiệu quả những cơ hội của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng tới phát triển bền vững. Việt Nam xác định rõ, xây dựng và phát triển đô thị thông minh là một trong ba nội dung cốt lõi trong chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh phát triển kinh tế số và xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số.
– Hiện nay tại Việt Nam chưa ban hành bộ tiêu chí cụ thể để công nhận một đô thị có phải là đô thị thông minh hay không. Cần sớm xây dựng bộ tiêu chí và cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển đô thị thông minh.
– Đề xuất khái niệm đô thị thông minh như sau:
+ Đô thị thông minh: là đô thị được ứng dụng CNTT&TT và các phương tiện khác nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sống. Đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý vận hành, cung cấp các dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đô thị.
– Trên thế giới có nhiều bộ tiêu chí khác nhau để công nhận đô thị thông minh. Đề nghị lựa chọn 6 tiêu chí chính, đó là: chính quyền thông minh, giao thông thông minh, kinh tế thông minh, con người thông minh, môi trường thông minh, cuộc sống thông minh.
– Mỗi đô thị có thể phát triển theo hướng thông minh khác nhau tùy thuộc vào thế mạnh sẵn có của các đô thị và phải tích hợp được 3 yếu tố chính đó là công nghệ, con người và chính sách.
- Đô thị xanh
– Phát triển của đô thị xanh là xu hướng tất yếu của các đô thị trung bình và nhỏ. Sự phát triển của các đô thị xanh cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng bê tông hóa trong tương lai.
– Việt Nam chưa có khái niệm nào định nghĩa rõ nét về đô thị xanh, dù trong các văn bản pháp luật, quy chuẩn, cũng đã đề cập đến phần xanh trong đô thị đó là hệ thống cây xanh, mặt nước.
– Cần làm rõ sự khác biệt giữa “Đô thị tăng trưởng xanh” (Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018) và “Đô thị xanh” (theo thông lệ quốc tế).
– Đề xuất sử dụng khái niệm “Đô thị xanh” của Lê Minh Thoa (Luận án tiến sĩ, 2019) và “Phát triển đô thị xanh” của TS.KTS Lê Thị Bích Thuận:
+ Đô thị xanh: là đô thị được đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị, giảm thiểu nhu cầu về năng lượng, ít ô nhiễm môi trường, đa dạng về sinh học đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh, công trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị” (Lê Minh Thoa – Luận án tiến sĩ, 2019).
+ Phát triển đô thị xanh: là xu hướng phát triển đặc biệt thích hợp với các đô thị có lợi thế về khí hậu và địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng. Điều này đang phụ thuộc về các đô thị trung bình và đô thị nhỏ với lợi thế dễ dàng phát triển thành các đô thị du lịch, đô thị truyền thống làng nghề, cho phép khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hạn chế xây dựng mà vẫn tạo nguồn lực phát triển đô thị, hạn chế việc khai thác tài nguyên theo kiểu làm gia tăng các quỹ đất dành cho xây dựng, dẫn đến bê tông hóa bề mặt đô thị (TS. KTS. Lê Thị Bích Thuận, 2016).
– Từ kinh nghiệm quốc tế và các nghiên cứu khoa học của Việt Nam, đề xuất 07 tiêu chí của Đô thị xanh như sau:
+ Không gian xanh: Quy hoạch và quản lý đất đai đô thị; cây xanh đô thị; mặt nước đô thị.
+ Công trình xanh: Hệ thống năng lượng mặt trời; hệ thống mái nhà xanh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật nâng cao; tăng cường sử dụng năng lượng bằng sức gió.
+ Giao thông xanh: Sử dụng nguyên liệu xanh; sử dụng các phương tiện công cộng; tăng cường các phương tiện sử dụng năng lượng điện; tăng cường giao thông xe đạp và giao thông đi bộ.
+ Công nghiệp xanh: Tái sử dụng nguồn nước thải; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch.
+ Chất lượng môi trường xanh: Xây dựng chương trình quản lý rác thải; xử lý nghiêm khắc hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường: Nâng cao ý thức khu dân cư; chính sách xây dựng cộng đồng thân thiện.
+ Bảo tồn thiên nhiên, văn hóa: Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; giữ gìn văn hóa địa phương.
– Trong các chính sách sắp tới cần phải có nghiên cứu khoa học sâu về đô thị xanh để đưa ra được tiêu chuẩn đánh giá về đô thị xanh.
- Đô thị sinh thái
– Hiện nay tại Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định chính thức khái niệm về “đô thị sinh thái” cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh giá một đô thị có phải là đô thị sinh thái hay không.
– Tiêu chí đô thị sinh thái là phải liên quan đến môi trường tự nhiên, đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người, xây dựng hệ thống đô thị khép kín và tự cân bằng, giữ cho sự phát triển dân số và tiềm năng của môi trường được cân bằng.
– Đô thị sinh thái hiện nay mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu, chưa có ứng dụng rộng rãi trong quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Khái niệm đô thị sinh thái cần có trong Luật Quy hoạch đô thị và Luật Đô thị.
– 8 tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái phù hợp với điều kiện Việt Nam, bao gồm: Không khí; năng lượng; không gian xanh; đa dạng sinh học; tiếng ồn; giao thông; chất thải rắn; nước; các vấn đề xã hội.
- Đô thị công nghiệp
– KCN ở Việt Nam hình thành sớm nhất từ năm 1991 tại Nghị định số 322/1991/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991 về ban hành quy chế khu chế xuất.
– Nghị định số 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991 về việc ban hành quy chế khu chế xuất; Nghị định số 192/1994/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/1994 về việc ban hành quy chế KCN; Nghị định số 36/1997/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Nghị định 29/2008/NĐ-CP; Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và Nghị định số 35/2022/NĐ-CP chưa có quy định về điểm dân cư công nghiệp và đô thị công nghiệp.
– Nhóm nghiên cứu đề xuất một số thuật ngữ sau đây:
+ KCN: là địa bàn tập trung công nghiệp, bao gồm một số điểm công nghiệp phát triển gần nhau; thống nhất sử dụng mạng lưới hạ tầng, có thể có những liên hệ sản xuất nhất định giữa các xí nghiệp. Hình thái tập trung này cho phép sử dụng hiệu quả hơn mạng lưới hạ tầng và các nguồn lực quan trọng khác (Nhóm nghiên cứu, 2021).
+ Điểm dân cư công nghiệp: là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi khu công nghiệp – khu dân cư – khu dịch vụ, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa và các yếu tố khác mà trong đó chức năng sản xuất công nghiệp là chính (Nhóm nghiên cứu, 2021).
+ Đô thị công nghiệp: là đô thị mà ở đó chức năng sản xuất công nghiệp là chính (Nhóm nghiên cứu, 2021).
– Cần bổ sung chính sách về “Đô thị công nghiệp” và “Điểm dân cư công nghiệp” trong Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đô thị, Luật tổ chức chính quyền địa phương.
- Đô thị đại học
– Đô thị đại học là những dự án đầu tư được ưu tiên nhu cầu tối đa cho giảng viên và sinh viên làm trọng tâm, là công dân chính của đô thị.
– Nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng khái niệm Đô thị đại học cho nghiên cứu này:
+ Đô thị đại học: là sự liên kết các trường đại học với nhau có quy mô diện tích tương đương như một thị trấn. Có cấu trúc bao gồm một hạt nhân trung tâm là các trường đại học và các khu chức năng tổng hợp phục vụ cho cộng đồng đô thị đại học đó. Chức năng chính của đô thị đại học là cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở an sinh xã hội và hậu cần theo một cơ chế quản lý nhất định để điều hành và quản lý các thành phần trong khu vực (Nhóm nghiên cứu, 2021).
– Cần bổ sung chính sách về “Đô thị đại học” trong Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đô thị.
- Đô thị du lịch
– Tại Việt Nam, theo Luật Du lịch và Chiến lược phát triển du lịch đã phân thành 3 loại: Đô thị du lịch nghỉ dưỡng núi; Đô thị du lịch biển; Đô thị du lịch văn hoá – lịch sử.
– Theo Luật Du lịch và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam có 9 tiêu chí tiêu biểu đánh giá đô thị du lịch đô thị gồm: Tài nguyên du lịch; Thị trường khách du lịch; Sản phẩm du lịch; Kinh tế du lịch; Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật du lịch; Về xây dựng, phát triển không gian; Các tiêu chí về môi trường; Về quản lý phát triển, kinh doanh du lịch; Tiêu chí về thông tin, quảng bá, xúc tiến và dân trí về du lịch.
– Cần bổ sung chính sách về “Đô thị du lịch” trong Luật Quy hoạch đô thị và Luật Đô thị.
- Đô thị di sản
– Các thành phố lịch sử, di sản đã và đang trở thành nơi thu hút khách du lịch với hình thức du lịch di sản, là nơi khẳng định các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử của đô thị, đất nước.
– Tại Việt Nam hiện nay chưa có một định hướng cụ thể từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, song bước đầu đã có tại một số địa phương như Huế, Hội An, Đà Lạt…
– Tại Huế đã đưa ra quan điểm phát triển đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản tại Quyết định phê duyệt đề án xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
– TP Đà Lạt đưa ra mục tiêu phát triển đô thị gắn với du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia. Tỉnh cũng đã tổ chức hội thảo để phân tích và có góc nhìn đa chiều để hướng đến xây dựng TP Đà Lạt trở thành đô thị di sản.
– TP Hội An, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển bền vững giá trị di sản văn hóa bao gồm bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể. Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tài sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển TP Hội An và du lịch giai đoạn 2012 – 2025. Thành phố cũng tổ chức hội thảo về bảo tồn, phát huy giá trị các đô thị di sản Hội An.
– Luật Di sản văn hóa đã có quy định về công nhận di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử văn hóa) cho một khu vực tổng thể (không giới hạn về quy mô). Tuy nhiên Việt Nam chưa có một đô thị nào với toàn bộ ranh giới hành chính được công nhận là di sản mà chỉ có một phần của đô thị được công nhận.
– Khái niệm “Đô thị di sản” chưa có trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề xuất khái niệm đô thị di sản như sau:
+ Đô thị di sản: là đô thị có vị trí và cấu trúc toàn đô thị hay một phần của đô thị được bảo tồn một cách toàn vẹn, trong đó có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận, được phát triển trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và hòa hợp với thiên nhiên (Nhóm nghiên cứu, 2022).
– Nhóm nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí để công nhận đô thị là đô thị di sản gồm 5 tiêu chí:
+ Vị trí cấu trúc toàn đô thị hay một phần của đô thị được bảo tồn một cách toàn vẹn và được tiếp nối qua các giai đoạn lịch sử;
+ Có hệ thống di sản văn hóa vật thể như các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tạo nên diện mạo đặc trưng của đô thị được UNESCO công nhận là di sản văn hóa;
+ Có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, không gian văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng và được lưu truyền qua các thế hệ và được công nhận ở cấp quốc gia hoặc thế giới;
+ Đô thị có giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc được bảo tồn và phát triển tiếp nối;
+ Hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan của đô thị được quản lý trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên.
3. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu rút ra những kết luận sau:
– Thiếu các khái niệm và nhóm nghiên cứu đã đề xuất các khái niệm hiện chưa có hoặc chưa đầy đủ, cụ thể như sau:
+ Nông thôn mới: là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ.
+ Quy hoạch nông thôn mới: là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng thời bố trí và sắp xếp các khu vực có chức năng sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế – xã hội và môi trường theo quy trình quy hoạch xây dựng nông thôn và theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
+ Vùng ven đô: là một khu vực giáp ranh giữa đô thị – nông thôn và khu vực giáp ranh giữa nội thành – ngoại thành và giữa nội thị – ngoại thị, với các đặc thù vê mặt không gian, kinh tế – xã hội và pháp lý.
+ Đô thị thông minh: là đô thị được ứng dụng CNTT&TT và các phương tiện khác nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sống. Đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý vận hành, cung cấp các dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đô thị.
+ KCN: là địa bàn tập trung công nghiệp, bao gồm một số điểm công nghiệp phát triển gần nhau; thống nhất sử dụng mạng lưới hạ tầng, có thể có những liên hệ sản xuất nhất định giữa các xí nghiệp. Hình thái tập trung này cho phép sử dụng hiệu quả hơn mạng lưới hạ tầng và các nguồn lực quan trọng khác.
+ Điểm dân cư công nghiệp: là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi khu công nghiệp – khu dân cư – khu dịch vụ, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa và các yếu tố khác mà trong đó chức năng sản xuất công nghiệp là chính.
+ Đô thị công nghiệp: là đô thị mà ở đó chức năng sản xuất công nghiệp là chính.
+ Đô thị di sản: là đô thị có vị trí và cấu trúc toàn đô thị hay một phần của đô thị được bảo tồn một cách toàn vẹn, trong đó có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận, được phát triển trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và hòa hợp với thiên nhiên.
+ Đô thị đại học: là sự liên kết các trường đại học với nhau có quy mô diện tích tương đương như một thị trấn. Có cấu trúc bao gồm một hạt nhận trung tâm là các trường đại học và các khu chức năng tổng hợp phục vụ cho cộng đồng đô thị đại học đó. Chức năng chính của đô thị đại học là cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các trường đại học và cao đẳng các cơ sở an sinh xã hội và hậu cần theo một cơ chế quản lý nhất định để điều hành và quản lý các thành phần trong khu vực.
+ Tổ chức không gian đô thị: là việc quy hoạch tổ chức không gian, bố trí cơ cấu, phối hợp các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị trong một mối quan hệ trong đô thị, liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng cho một đô thị để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
+ Đô thị đối trọng: là một phần hợp nhất của chiến lược phát triển vùng và của chùm đô thị, các đô thị này trong thời gian đầu sẽ là những đơn vị phụ thuộc, được tập trung đầu tư về công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đô thị. Các đô thị này sẽ phát triển tương đương với đô thị trung tâm và trong tương lai sẽ trở thành các đô thị trung tâm.
– Tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam cần hoàn thiện Bộ luật về đô thị (bao gồm quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển) mà còn nhiều các hoạt động trong đô thị hiện nay đang là văn bản dưới luật.
Bộ luật về đô thị ấy nên gọi là: LUẬT ĐÔ THỊ.
Luật Đô thị cần được triển khai sớm và hoàn thành trước năm 2045 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Luật Đô thị cần được soạn thảo thống nhất, quản lý thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo hoặc phân tán rải rác trong các quy định ở nhiều loại văn bản khác nhau như hiện nay.
– Định hướng chính sách đến năm 2030:
Luật Đô thị cần được soạn thảo trong giai đoạn 2023 – 2025. Các nội dung trong Luật này có thể dẫn chiếu các nội dung mà đã được ban hành trong các luật khác.
Trong giai đoạn 2026 – 2030 và 2031 – 2045, những nội dung nào đã đủ điều kiện có thể xây dựng thành những Luật chuyên ngành và được dẫn chiếu trong Luật Đô thị.
Sau đây là những nội dung chính được đề xuất trong bộ LUẬT ĐÔ THỊ:
LUẬT ĐÔ THỊ
Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Chương 3: QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN VÀ ĐIỂM DÂN CƯ KHÁC
Chương 4: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Được thực hiện theo pháp luật về Quy hoạch đô thị.
Chương 5: PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
Nội dung chủ yếu của Chương này quy định về việc phân loại đô thị được soạn thảo trên cơ sở Nghị định của UBTVQH được nâng lên thành Luật:
1. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
2. Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Chương 6: TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ
Nội dung chủ yếu của Chương này quy định về việc tổ chức hành chính đô thị được soạn thảo trên cơ sở Nghị quyết của UBTVQH được nâng lên thành Luật (riêng nội dung về đô thị):
1. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
2. Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.
Chương 7: HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Nội dung chủ yếu của Chương này quy định về Hạ tầng kỹ thuật đô thị được soạn thảo trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ và các văn bản liên quan được nâng lên thành Luật:
Mục 1: Giao thông đô thị
1. Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị;
2. Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực từ 01/7/2020) về Báo hiệu đường bộ;
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD có hiệu lực ngày 01/7/2020;
5. Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
6. Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22/12/2021 của Chính phủ. sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ…
Mục 2: Cấp nước đô thị
1. Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch có hiệu lực từ ngày 17/8/2007;
2. Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật…
Mục 3: Thoát nước đô thị (Thoát nước mưa; Thoát nước thải; San nền đô thị)
1. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015;
2. Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2020;
3. Thông tư 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung…
Mục 4: Chiếu sáng đô thị
1. Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.
2. Nghị định số 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung và bãi bỏ 1 số điều của Nghị định số 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị.
3. Quyết định số 1874/2010/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025…
Mục 5: Công viên, cây xanh đô thị
1. Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
2. Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng…
Mục 6: Nghĩa trang đô thị
1. Nghị định số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
2. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/ 01/2022…
Mục 7: Rác thải đô thị / chất thải rắn đô thị
1. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
2. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022…
Mục 8: Vệ sinh môi trường đô thị
Mục 9: Tên đường phố và biển số nhà
1. Nghị định số số 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2005 về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
2. Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa – Thể thao về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
3. Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà.
Chương 8: BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
1. Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
2. Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về hoạt động đo đạc và bản đồ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015;
3. Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14/6/2018 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2019;
4. Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ, có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2019;
5. Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ, có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2022.
Chương 9: CÁC ĐÔ THỊ ĐẶC THÙ
Nội dung chủ yếu của Chương này quy định về việc các đô thị đặc thù được căn cứ theo: 1. Luật Quy hoạch đô thị 2009 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010; 2. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; 3. Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, bao gồm các mục sau:
Mục 1: Đô thị bền vững
Mục 2: Đô thị thông minh
Mục 3: Đô thị xanh
Mục 4: Đô thị sinh thái
Mục 5: Đô thị công nghiệp
Mục 6: Đô thị đại học
Mục 7: Đô thị du lịch
Mục 8: Đô thị di sản
Mục 9: Các loại đô thị khác (đô thị biển, đô thị hải đảo, đô thị vùng sông nước/ĐBSCL)
Chương 10: KHÔNG GIAN CAO TẦNG VÀ KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ
Chương 11: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2013.
Chương 12: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
PGS.TS Lưu Đức Hải
Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UN Habitat – “Multilingual Glossary of Human Settlements Terms” – 1992.
2. GS Đàm Trung Phường – “Đô thị Việt Nam” – NXB Xây dựng, 1995.
3. Ban Dân số của Bộ Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (UN DESA) – “Đánh giá Triển vọng Đô thị hóa Thế giới” – 2018, 2019.
4. KS Phạm Thị Huệ Linh và nnk – “Phương pháp dự báo dân số trong quy hoạch chung xây dựng đô thị” – Viện Quy hoạch đô thị nông thôn, 2000.
5. Tổng cục Thống kê – “Các số liệu thống kê về dân số đô thị 2009, 2019” – 2009, 2019.
6. Lê Xuân Bá – “Hiện tượng di dân đến thành phố: Nhận định và đề xuất chính sách” – Tạp chí Quản lý Kinh tế số 35, 2010.
7. gso.gov.vn – “Thông cáo báo chí về kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020” – 29/6/2021.
8. vass.gov.vn – “Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam” – 8/12/2020.
9. moc.gov.vn – “Cả nước có 63,48% số xã đạt chuẩn nông thôn mới” – 24/5/2021.
10. baobacgiang.com.vn – “Bản đồ mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang” – 17/8/2017.
11. Minh Trí – “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kế thừa và phát triển của Đại hội XIII” – Cổng thông tin điên tử học viện chính trị khu vực II, 2021.
12. moc.gov.vn – “Quy hoạch và quản lý cao độ nền đô thị theo định hướng thoát nước bền vững” – Hà Nội, 9/11/2017.
13. tuyenquang.dcs.vn – “Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và Thế giới”- 2021.
14. PGS.TS Lưu Đức Hải, ThS Đinh Quốc Thái – “Quy hoạch giao thông đô thị bền vững” – NXB Xây dựng, 2012.
15. Báo Môi trường và cuộc sống – “Singapore áp dụng chính sách vườn ở bất kỳ nơi đâu” – 2020.
16. Báo Kinh tế và đô thị – “Hà Nội phát triển “Đô thị xanh” như thế nào?” – 2020.
17. Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ Xây dựng quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
18. ThS Nguyễn Hoàng Yên, ThS Nguyễn Thị Như – “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái phù hợp với điều kiện Việt Nam” – Đề tài Nghiên cứu khoa học, 5/2016.
19. PGS.TS Lưu Đức Hải và nnk – “Nghiên cứu hệ thống tiêu chí đánh giá đô thị đặc thù phục vụ thiết kế quy hoạch và quản lý đô thị” – Bộ Xây dựng, 6/2014.
20. PGS.TS Trương Quang Thao – “Đô thị học” – NXB Xây dựng, 2001.
21. https://www.google.com – “Đô thị du lịch Sa Pa” – 1/2022.
22. https://www.google.com – “Đô thị du lịch biển Nha Trang” – 1/2022.
23. clbmarketing.com – “Khám phá Vicenza thành phố lịch sử, văn hóa và nghệ thuật trong vùng Ve” – 2016.
24. penanginstitute.org – “Heritage Tourism in George Town: A Complicated and Always Controversial Issue” – 2017.
25. TS.KTS Ngô Lê Minh – “Đô thị đại học – Góc nhìn từ các nhà thiết kế đô thị Trung Quốc”.
26. moc.gov.vn – “Hội thảo Đô thị hóa khu vực ven đô thành phố Hà Nội và những thách thức trong phát triển nông nghiệp ven đô” – 2017.
27. vienkientrucquocgia.gov.vn – “Hội thảo Quốc tế Giải pháp quy hoạch xã nông thôn mới ven đô nhằm tăng cường liên kết đô thị-nông thôn và phù hợp với định hướng đô thị hóa” – 2020.
28. TS Trần Anh Tuấn – “Đánh giá về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn 2011 – 2020. Đề xuất giải pháp đột phá phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” – Bộ Xây dựng, 2021.