Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường? – Huggies

Việc thăm khám thai theo lịch định kỳ là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thông qua những chỉ số và các xét nghiệm cần thiết. Từ tuần 11 đến 13 của thai kỳ, mẹ có thể được chỉ định để xét nghiệm đo độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy). Đây là xét nghiệm vô cùng quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ bị hội chứng Down ở thai nhi ngay từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Kết quả độ mờ da gáy như thế nào là bình thường? Huggies mời mẹ tìm đọc thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.

Độ mờ da gáy (khoảng sáng sau gáy) là gì?

Độ mờ da gáy (hay còn được gọi là khoảng sáng sau gáy) là sự kết tụ chất dịch nằm giữa cột sống và vùng da gáy sau cổ của thai nhi. Độ mờ da gáy xuất hiện từ tuần thai 11 – 13 và sẽ biến mất sau tuần thai thứ 14. Vì vậy, xét nghiệm đo độ mờ da gáy cũng sẽ được thực hiện trong thời gian này để cho kết quả chính xác nhất.

Độ mờ da gáy là một chỉ số giúp các chuyên gia đánh giá nguy cơ của một số bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, bao gồm hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.

Vì sao nên thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy?

Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể khiến trẻ gặp phải những khuyết tật về thể chất và tinh thần, kém phát triển, được gọi là hội chứng Down. Các bé khi mắc hội chứng này có thể suy giảm tuổi thọ cao vì các nguy cơ biến chứng như:

  • Suy tim

  • Thiếu máu 

  • Bệnh bạch cầu

    ở trẻ sơ sinh 

  • Tắc ruột 

  • Trật khớp háng 

  • Ngưng thở khi ngủ

  • Các bệnh lý về thính giác như: Mất thính giác, nhiễm trùng tai,…

  • Các bệnh lý về thị giác như: đục thủy tinh thể,…

  • Các bệnh về tuyến giáp chuyển hóa

Vì chế độ chăm sóc cho các bé khi mắc phải hội chứng này thường phải đòi hỏi sự cẩn thận và quan tâm đặc biệt biệt hơn gấp nhiều lần so với những bé bình thường, khỏe mạnh khác nên nhiều gia đình phải chịu gánh nặng về nhu cầu và chi phí chăm sóc. 

Xét nghiệm đo độ mờ da gáy đi cùng với một số xét nghiệm sàng lọc khác sẽ cho mẹ biết khả năng mắc hội chứng Down của bé và cho mẹ cùng gia đình lời khuyên phù hợp.

Tham khảo: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Đo độ mờ da gáy bằng cách nào?

Đo độ mờ da gáy thường được thực hiện bằng biện pháp siêu âm bụng của mẹ. Tuy nhiên, với những mẹ có tử cung nghiêng về sau hoặc thừa cân, thì các bác sĩ có thể thực hiện đo độ mờ da gáy bằng siêu âm bằng đầu dò qua âm đạo. Cả hai phương pháp đều không gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho mẹ và bé trong quá trình thực hiện.

Khi tiến hành siêu âm thai nhi, bác sĩ sẽ thực hiện đo từ đỉnh đầu đến phần cuối xương sống của bé, rồi mới tiến hành đo độ mờ da gáy. Biểu hiện cho vùng mờ da gáy của bé là phần màu trắng sau cổ bé (trong khi những phần xung quanh khu vực đó lại có màu tối hơn) trên màn hình siêu âm.

Kết quả độ mờ da gáy như thế nào là bình thường?

Khi thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường (từ 45 – 84mm), các bé đều sẽ có lớp độ mờ da gáy nằm dưới 3.5mm. Tùy theo tuần tuổi, thai nhi sẽ có kích thước độ mờ da gáy bình thường như sau:

Tuần thai

Kết quả độ mờ da gáy (mm)

11

2

12

< 2.5

13

2.8

 

Ngược lại, các bé có độ mờ da gáy bất thường khi độ mờ da gáy có kích thước trên 3,5mm, cụ thể:

Kết quả độ mờ da gáy (mm)

Chuẩn đoán

2.9

Nên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác.

> 3

Nguy cơ mắc hội chứng Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác.

3.2 – 3.5

Nguy cơ mắc hội chứng Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác đặc biệt cao.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý thêm rằng: 

bac si

Phụ nữ có độ dày NT (độ mờ da dáy) > 95 phần trăm được xác định là da gáy dày và được đưa vào quản lý trong nhóm thai kỳ nguy cơ cao. Thông thường, trên thực hành lâm sàng nếu NT > 3 mm thì được xem như là da gáy dày. Lúc này các sản phụ sẽ được tư vấn về các phương pháp chẩn đoán như sinh thiết gau nhau ở tuổi thai 11-14 tuần 3 ngày. Còn chọc ối thì tiến hành ở tuổi thai 17 tuần trở lên.
Các sản phụ mang thai da gáy dày sau khi chọc ối có kết quả bình thường sẽ được siêu âm tim thai ở tuổi thai 18-20 tuần. Cuối cùng, trẻ sau sinh được đánh giá bởi các bác sĩ sơ sinh.

bac si

Kết quả đo độ mờ da gáy và phương pháp kết hợp NIPT

Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?

Theo bảng thông tin ở trên, nếu độ mờ da gáy của thai nhi dưới 2.5mm thì nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể là rất thấp. Đo đó nếu kết qua đo độ mờ da gáy của thai nhi là 1.7mm thì mẹ không nên lo lắng nhé bởi vì đây là chỉ số nằm trong ngưỡng an toàn.

Một số lưu ý khi thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy

Thông thường, kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi giúp xác định được nguy cơ trẻ mắc bệnh Down với tỉ lệ chính xác trong khoảng 75%. Mẹ có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm máu Double Test (chỉ số Beta hCG và PAPP-A) để cho kết quả chính xác hơn với tỉ lệ phát hiện lên tới 90%. 

Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện phương pháp xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT để xác định nguy cơ trẻ mắc bệnh Down với tỉ lệ phát hiện cao, lên đên 99,9%.

Và dù mẹ lựa chọn kỹ thuật phát hiện nào, mẹ cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện đúng thời điểm, đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé, mẹ nhé.

Mến chúc mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, đón bé chào đời suôn sẻ. Mẹ có thể tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Chăm sóc trong thai kỳ, cũng như ghé thăm Góc chuyên gia Huggies khi có những câu hỏi cần giải đáp trong quá trình mang thai bé yêu nhé!