Độ ẩm không khí là gì? Khái niệm về các loại độ ẩm trong không khí hiện nay
Hầu hết, vào mùa xuân thông thường mưa nhiều và độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các các bệnh về hô hấp và làm hư hại nhà cửa, máy móc trang thiết bị. Vậy độ ẩm không khí là gì? Có những loại độ ẩm trong không khí nào? Cùng tìm hiểu về khái niệm và biện pháp hạn chế độ ẩm trong không khí cao bạn có thể tham khảo.
Độ ẩm không khí là gì?
Độ ẩm không khí chính là lượng hơi nước có trong không khí. Trong đó hơi nước là dạng khí của nước và tồn tại vô hình không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Độ ẩm là thước đo về khả năng về lượng mưa hoặc lượng sương mù có thể xảy ra. Độ ẩm càng cao sẽ khiến cho cơ thể đổ mồ hôi làm mát cơ thể và làm cho cơ thể càng kém đi. Do đó mà vào những ngày thu nóng ẩm với độ ẩm cao đôi khi còn khó chịu hơn mùa hè nóng nực. Vì vậy để cơ thể tiết mồ hôi, cân bằng nhiệt độ cơ thể một cách thoải mái thì độ ẩm lý tưởng thường giao động ở mức 60-65%.
>>>Bạn có thể sẽ quan tâm: Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ là bao nhiêu?
Phân loại độ ẩm trong không khí
Hiện nay độ ẩm trong không khí được chia làm 3 loại độ ẩm chính đó là: độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối và độ ẩm 100%. Trong đó:
Độ ẩm tuyệt đối
Khái niệm độ ẩm tuyệt đối là gì? – Độ ẩm tuyệt đối chính là lượng hơi nước tồn tại trong một thể tích hỗn hợp ở dạng khí nhất định. Đơn vị phổ biến thường được dùng để tính độ ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m³). Mặc dù vậy, đơn vị này vẫn hoàn toàn có thể thay thế sang đơn vị đo khối lượng hoặc đo thể tích khác. Trong trường hợp tất cả nước trong một mét khối không khí được cô đọng lại trong một vật chứa xác định, bạn có thể đem cân vật chứa đó lên để xác định được độ ẩm tuyệt đối. Thông thường, độ ẩm tuyệt đối thường được định nghĩa bằng tỷ số giữa khối lượng hơi nước (được tính bằng gam) trên thể tích của hỗn hợp không khí chứa nó (được tính bằng m³).
Tuy nhiên, độ ẩm tuyệt đối thường thay đổi khi áp suất không khí thay đổi nên bạn cần phải đặc biệt chú ý. Điều này khiến cho các tính toán về mặt hóa học kỹ thuật như: cho máy sấy quần áo, nhiệt độ có thể thay đổi đáng kể… gây ra tình trạng vô cùng bất tiện. Vì vậy mà độ ẩm tuyệt đối thường được ví như là khối lượng của hơi nước trên mỗi đơn vị khối lượng của không khí khô (tỷ số trộn khối). Do đó làm cho việc tính toán cân bằng nhiệt độ và khối lượng được rõ ràng hơn. Vì vậy mà đại lượng thường bằng khối lượng nước trên một đơn vị thể tích và được đặt tên là độ ẩm thể tích.
Độ ẩm tương đối
Ngược lại so với độ ẩm tuyệt đối, thì độ ẩm tương đối được biểu diễn theo dạng phần trăm khá ngắn gọn và cực dễ hiểu. Thông thường độ ẩm tương đối này được xem là tỷ số của áp suất hơi nước hiện tại của bất kỳ một loại hỗn hợp khí nào với hơi nước, so với áp suất của hơi nước tới trạng thái bão hòa và được tính theo đơn vị là %. Do đó nếu nhiệt độ không khí càng cao thì có nghĩa là lượng hơi nước trong không khí càng lớn.
Một định nghĩa khác của độ ẩm tương đối này chính là tỷ số giữa khối lượng nước, được tính trên một thể tích hiện tại so với khối lượng nước, trên cùng một thể tích đó khi hơi nước bão hòa.
Độ ẩm 100%
Thông thường độ ẩm 100% có thể được hiểu là độ ẩm tương đối đạt mức 100%, lúc này hơi nước trong không khí đạt mức tối đa có thể. Trong trường hợp tiếp tục thêm hơi nước vào, những hơi nước hiện có sẽ xuất hiện tình trạng ngưng tụ lại và biến đổi thành hơi nước, sương mù hoặc mây. Tuy nhiên, độ ẩm 100% không phải là hoàn toàn 100% trong không khí là hơi nước mà khối lượng nước đó còn có thể có trong bầu khí quyển làm thay đổi nhiệt độ và nhiều thứ khác có trong bầu khí quyển.
Vì vậy mà hầu hết độ ẩm không khí hay được nhắc đến nhất chính là “độ ẩm tuyệt đối” và “độ ẩm tương đối”, nhất là trong dự báo thời tiết thông thường chỉ nhắc đến 2 yếu tố độ ẩm này.
Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế độ ẩm cao trong không khí
Trong điều kiện mức độ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho khả năng thoát mồ hôi cơ thể kém khiến cho bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên và liên tục sẽ tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi nảy nở làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh về hô hấp như: cảm cúm, sốt, khó thở, viêm phổi, dị ứng…
Vì vậy để hạn chế độ ẩm trong không khí tăng quá mức bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Để dùng cho sinh hoạt hằng ngày thì độ ẩm an toàn khuyên dùng là từ 40-60%, còn riêng đối với bảo quản máy móc là 40-50%.
– Để duy trì độ ẩm không khí trong phòng ở mức 40- 60% tốt nhất bạn nên sử dụng máy đo độ ẩm để kiểm tra như: máy hút ẩm gia đình hoặc tủ chống ẩm. Nên đóng cửa kính phòng và sử dụng điều hòa 2 chiều ở chế độ khô, sau đó tăng nhiệt độ trong phòng và phải luôn thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô.
– Để tăng độ ẩm trong không khí trong phòng thì cần có quạt thông gió khi đun nấu hoặc tắm rửa.
– Trong môi trường bệnh viện để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Cũng như giúp cung cấp oxy để đẩy nhanh quá trình sấy khô các nguyên vật liệu, các thiết bị y tế.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây về độ ẩm không khí là gì và phân loại được các loại độ ẩm trong không khí giúp bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như cách phòng tránh và hạn chế độ ẩm trong không khí khi tăng cao giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh không đáng có.