Định vị thương hiệu là gì? Các bước chiến lược định vị thương hiệu

Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín thường sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tin tưởng và tiêu dùng. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Vì thế, việc định vị được chỗ đứng cho thương hiệu của mình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Vậy định vị thương hiệu là gì? Hãy cùng Toponseek tìm hiểu thêm chủ đề nhé!

Định vị thương hiệu là gì?

Theo như P.Kotler định nghĩa thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Hay có thể hiểu rằng định vị thương hiệu là tạo ra một giá trị riêng nổi bật trong lòng khách hàng khi họ nghĩ đến doanh nghiệp.

Trong thị trường cạnh tranh phức tạp ngày nay cùng với lượng thông tin quá tải thì thương hiệu cá nhân của công ty càng phải tạo được chỗ đứng riêng của mình để không bị hòa lẫn với các đối thủ khác.

>>Xem thêm:

Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu 4.0

Brand Equity là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của tài sản thương hiệu

Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng

Định vị thương hiệuĐịnh vị thương hiệu là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Tầm quan trọng của việc xây dựng định vị thương hiệu là gì?

Giữa một hàng người biểu diễn múa mặc đồ đen lại có một người khoác lên mình bộ đồ màu đỏ thì hầu như mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào sự khác biệt ấy. Cũng như bộ nhận diện thương hiệu của một công ty nếu muốn thu hút được nhiều khách hàng quan tâm tới thì cần phải tạo được giá trị riêng của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Và đặc biệt với mật độ thông tin ngày càng dày đặc như hiện nay thì khách hàng có xu hướng chỉ chú ý và lưu lại trong tâm trí mình những điều đặc biệt nhất giữa dòng bão hòa ấy.

Việc định vị là tạo ra một hình ảnh khác hẳn so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, thu hút sự hứng thú của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm nói riêng cũng như thương hiệu của công ty nói chung. Khi xây dựng được chiến lược định vị thì sẽ tiến gần đến độc quyền nhận thức về thương hiệu trong suy nghĩ của khách hàng, củng cố được vị trí vững chắc trên thị trường.

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu(Nguồn: Sưu tầm)

Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là gì?

Quy trình xây dựng bao gồm:

  • Tiến hành phân khúc thị trường, lựa chọn khúc thị trường mục tiêu, phân tích hành vi mua hàng của nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích bản đồ định vị (perceptual map) của các thương hiệu doanh nghiệp cạnh tranh hiện có trong từng phân khúc mục tiêu.
  • Xây dựng bản đồ vị trí: Các nhà quản trị thương hiệu có thể sử dụng các kỹ thuật định tính và định lượng để xây dựng bản đồ định vị thương hiệu trên thị trường. Trên cơ sở này, người làm marketing so sánh vị trí thương hiệu doanh nghiệp với vị trí của từng đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc cũng có thể chọn vị trí, hình ảnh định vị mới trên bản đồ để quảng bá, phát triển sản phẩm mới cho phân khúc sản phẩm.
  • Phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp: Tương ứng với mỗi vị trí hay hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xác lập trong tâm trí khách hàng mục tiêu thì phải có nguồn lực và khả năng thực hiện.
  • Lựa chọn khác biệt hóa cạnh tranh dài hạn.
  • Chọn hình ảnh hoặc định vị lý tưởng cho thương hiệu/sản phẩm trong nhận thức của khách hàng về thị trường mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch marketing mix để thực hiện chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp đã lựa chọn.

>> Xem thêm:

Quản trị website là gì? Hướng dẫn cách quản trị website chi tiết 2023

Phân tích đối thủ trong 30 phút qua 7 insight này!

Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng

Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu(Nguồn: Sưu tầm)

Các chiến lược xây dựng định vị thương hiệu trong kinh doanh

Để định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trong kinh doanh thì có nhiều chiến lược được sử dụng để xây dựng củng cố giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng như:

  • Định vị dựa trên chất lượng: Muốn lấy được lòng tin của khách hàng dựa trên chất lượng thì phải trải qua một quá trình dài. Tuy nhiên đây là chiến lược an toàn, bền bỉ nhất.
  • Định vị dựa trên giá trị: Ngoài việc đáp ứng cho khách hàng những nhu cầu cơ bản thì khi sử dụng chiến lược dựa trên giá trị thì hàm ý thương hiệu còn muốn mang đến cho người dùng nhiều giá trị khác nữa.
  • Định vị dựa trên tính năng: Các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược dựa trên tính năng này để định vị thương hiệu. Tuy nhiên khi sử dụng chiến lược này nó cũng có rủi ro khi đối thủ cho ra mắt sản phẩm có tính năng hoàn thiện hơn.
  • Định vị dựa trên cảm xúc: Tập trung vào cảm xúc của khách hàng là một cách tạo được nét khác biệt trong tâm trí của họ. Cách khách hàng cảm nhận về một thương hiệu thường bắt nguồn từ nhu cầu hoặc mong muốn, hay nói cách khác, cách tiếp cận đánh vào yếu tố cảm xúc hoặc tâm lý sẽ là cách định vị rất hiệu quả.
  • Định vị dựa trên mong muốn của khách hàng: Đây là cách thu hút khách hàng từ những điều họ mong muốn bằng cách cung cấp sản phẩm đáp ứng được ước muốn đó của họ.
  • Định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh: Với việc so sánh mình với các đối thủ để quảng cáo sản phẩm của mình cũng là một chiến lược mà các doanh nghiệp hướng tới, tiêu biểu là các hãng bột giặt.
  • Định vị dựa trên công dụng: Tập trung vào việc quảng bá tính ứng dụng của sản phẩm để định vị thương hiệu theo một hướng riêng.
  • Định vị dựa trên vấn đề/giải quyết: Doanh nghiệp sẽ định vị theo hướng có thể giải quyết được các vấn đề đau đầu mà khách hàng đang gặp phải.
  • Tái định vị: Là làm mới thương hiệu để thích ứng với những sự thay đổi từ như cầu thị trường.

>>> Xem thêm:

Xây Dựng Thương Hiệu chuyên nghiệp: 2 chiến lược đơn giản bạn nên biết

Hướng Dẫn 9 Cách Xây Dựng Chiến Lược SEO Website Hiệu Quả

Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu

chiến lược định vị thương hiệuSử dụng chiến lược định vị nào là phù hợp? (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ về các chiến lược định vị thương hiệu tiêu biểu

Mỗi doanh nghiệp có mỗi các định vị thương hiệu cá nhân riêng của mình. Ví dụ như các thương sau:

>>>Xem thêm: Logo là gì? Ý nghĩa của thiết kế logo đối với thương hiệu

Định vị thương hiệu của Vinamilk

Vinamilk luôn định vị thương hiệu là “sữa tươi số 1 Việt Nam” cam kết đảm bảo chất lượng nguồn sữa an toàn, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho mọi nhà đi. Với các chiến lược như tập trung chủ yếu vào các sản phẩm sữa tươi, đồng thời có các chiến dịch thăm nhà máy sản xuất sữa và trang trại nuôi bò để khách hàng có được những trải nghiệm chân thực nhất về quy trình cho ra được những hộp sữa chất lượng đảm bảo. Từ đó củng cố lòng tin về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Định vị thương hiệu của Vinamilk(Nguồn: Sưu tầm)

Định vị thương hiệu của Coca-Cola

Với chiến dịch “Taste Sensation – uống cùng cảm xúc” được triển khai trên toàn cầu, Coca-Cola hướng tới ý nghĩa đồng hành cùng mọi người trong mọi lúc mọi nơi mang lại những bùng nổ cảm xúc, những niềm vui giản dị khi thưởng thức Coca-Cola.

Định vị thương hiệu của Coca-Cola(Nguồn: Sưu tầm)

Định vị thương hiệu của Apple

Apple đang đi một lối đi riêng khác biệt với các hãng trên thế giới qua việc xây dựng hệ sinh thái của riêng mình, cho phép các thiết bị của doanh nghiệp có thể kết nối được với nhau tạo sự gắn kết giữa mọi người. 

Định vị thương hiệu của Apple(Nguồn: Sưu tầm)

Để xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả cần phải trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài. Đồng thời kết quả của quá trình đó không thể trong ngày một ngày hai mà đạt được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp phần nào cho bạn trong chặng đường nghiên cứu của mình.

>>> Xem thêm: 

Những điều cần biết về quản trị thương hiệu trực tuyến

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện, thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Tag: lợi thế cạnh tranh là gì, Business Analyst (Ba) là gì,Customer experience là gì, Google Remarketing là gì, Viral marketing là gì, SEO web là gì