Định vị sản phẩm là gì? Một số dẫn chứng nổi bật về định vị sản phẩm

Giữa một thị trường rộng lớn với vô số đối thủ cạnh tranh, làm cách nào để sản phẩm nổi bật hơn trong mắt khách hàng là trăn trở chung của các doanh nghiệp. Nhất là khi tốc độ công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, khả năng tiếp cận sản phẩm của khách hàng ngày càng đa dạng. Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành định vị sản phẩm. Vậy chính xác định vị sản phẩm là gì? Đâu là ví dụ thực tế về định vị sản phẩm?

Tìm hiểu đôi nét về định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm (Product Positioning) là một phương thức tiếp thị xoay quanh việc xác định vị trí của sản phẩm mới trong tâm trí người tiêu dùng. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích thị trường ngách, doanh nghiệp có thể xác định được người dùng nào thật sự quan tâm đến sản phẩm của mình.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

Quá trình định vị sản phẩm bao gồm các hoạt động:

  • Phân tích thị trường.
  • Phân tích vị thế của đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định vị trí của sản phẩm mới trong số các sản phẩm hiện có.
  • Truyền tải thông điệp bằng nội dung và hình ảnh sản phẩm của thương hiệu.

Việc nghiên cứu còn giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về giá trị mà sản phẩm mang lại. Từ đó, bạn có thể hợp lý hóa các chiến lược tiếp thị và truyền tải thông điệp sản phẩm đến khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Đồng thời, hoạt động này còn giúp bạn phân biệt sản phẩm/dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh.

Nhìn chung, định vị sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong bất chiến lược tiếp thị nào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự quan tâm của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm, bạn có thể điều chỉnh thông điệp tiếp thị hướng đến các lợi ích, giá trị khác nhau mà sản phẩm mang lại.

Vì sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm?

Như đã chia sẻ, định vị sản phẩm đóng vai trò cốt lõi trong quá trình tiếp thị, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Giúp doanh nghiệp nhận định được những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mình với đối thủ về giá thành, chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường, thu hút nguồn nhân sự tài năng cho doanh nghiệp.
  • Tạo ra điểm đặc trưng và nổi bật cho sản phẩm, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Thu hút nhiều phân khúc người tiêu dùng, duy trì và cải thiện lòng trung thành của khách hàng.
  • Hỗ trợ xây dựng những chiến lược phát triển sản phẩm mới về tính năng, công dụng, giá thành,…

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

5 kiểu định vị sản phẩm cơ bản

#1. Định vị dựa trên đặc tính

Đặc tính, tính năng là một trong những yếu tố hàng đầu được khách hàng quan tâm khi mua sản phẩm.

Ví dụ:

  • Kem đánh răng: khả năng làm trắng sáng, thơm miệng, phòng ngừa sâu răng,…
  • Internet: cước phí thấp, khả năng phủ sóng cao, đa dạng dịch vụ,…
  • Xe máy: tiết kiệm xăng, tính bền, kiểu dáng,…

Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp phải hiểu rõ được kỳ vọng, mong muốn của khách hàng để truyền tải thông điệp chuẩn xác hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm bắt mức độ nhận thức của khách hàng đối với các đặc tính của sản phẩm.

Thông qua chiến lược định vị dựa trên đặc tính, doanh nghiệp có thể xây dựng dấu ấn khác biệt và điểm đặc trưng cho thương hiệu. Coca Cola cũng đã áp dụng chiến lược định vị này qua hình ảnh “Contour Bottle” (chai thân cong) kết hợp nhãn dán tone đỏ. Có thể nói, đây chính là điểm đặc trưng mà Coca Cola áp dụng vào sản phẩm của mình.

Định vị sản phẩm là gì? Một số dẫn chứng nổi bật về định vị sản phẩm 2Định vị sản phẩm là gì? Một số dẫn chứng nổi bật về định vị sản phẩm 2

QUẢNG CÁO

#2. Định vị dựa trên giá thành

Đây được xem là chiến lược quyết định tính “sống còn” của một sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với khả năng bị đào thải trước sự cạnh tranh khốc liệt.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

Thế nên, để tồn tại, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược định vị thông qua giá thành. Bởi khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể:

  • Sử dụng giá thành như một công cụ để củng cố và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
  • Ngăn chặn được những đối thủ mới vừa “bước chân” vào thị trường.
  • Chứng minh chất lượng sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh qua thông điệp “tiền nào của nấy”.

#3. Định vị dựa trên chất lượng

Đối với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là yếu tố rất đáng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định xuống tiền. Trên thực tế, chất lượng sản phẩm thường xuất phát từ cảm nhận hoặc đánh giá khách quan của người tiêu dùng.

Khách hàng sẽ bị chinh phục nếu sản phẩm bạn cung cấp đảm bảo tính ưu việt hơn so với những sự lựa chọn khác. Khi khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm nghĩa là quá trình xây dựng thương hiệu của bạn đã thành công hơn một nửa.

Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường tập trung vào uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng cao thay vì hạ giá thành. Không phải sản phẩm xa xỉ nào cũng đảm bảo về chất lượng. Dù vậy, phần lớn khách hàng thường đặt nhiều niềm tin hơn vào những sản phẩm có giá thành cao.

#4. Định vị dựa trên mục đích sử dụng

Định vị sản phẩm dựa trên công dụng hoặc mục tiêu sử dụng của chúng cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Ví dụ, những gymers thường tuân thủ theo lối sống lành mạnh, có nhu cầu bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng hiệu suất tập luyện. Thông qua đó, những thương hiệu cung cấp khoáng chất hoặc vitamin đã áp dụng chiến lược này để giúp sản phẩm của họ tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

#5. Định vị dựa trên giá trị cạnh tranh

Chiến lược tiếp thị này được thực hiện dựa trên những lợi thế cạnh tranh về sản phẩm của bạn so với đối thủ. Vì vậy, sản phẩm không thể định vị hoặc khả năng định vị kém nếu bạn không xác định được điểm đặc trưng của sản phẩm ấy.

Thông thường, chiến lược định vị dựa trên giá trị cạnh tranh sẽ được so sánh với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp 2 – 3 giá trị đặc trưng để tiếp thị theo phương thức 3 trong 1 hoặc All in one.

4 ví dụ nổi bật về định vị sản phẩm

#1. Coca Cola

Coca Cola là một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường nước giải khát, đồ uống đóng chai và nước trái cây. Để định vị sản phẩm, Coca Cola đã không ngừng cải tiến bao bì, mang lại cảm giác mới lạ và bắt mắt hơn. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, thương hiệu đã sử dụng hình tượng chim én – loài chim báo hiệu mùa xuân để gây ấn tượng với khách hàng.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

Trong mỗi chiến lược định vị sản phẩm, Coca Cola đều mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách tăng độ sâu và số lượng mỗi dòng sản phẩm, đáp ứng tốt thị hiệu của người châu Á. Bên cạnh đó, “ông trùm” nước giải khát còn tập trung khai thác giá trị thương hiệu để tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

#2. Nike

Không chỉ nổi tiếng trên thế giới, thương hiệu giày Nike cũng rất được người dùng Việt Nam ưa chuộng. Các sản phẩm do Nike cung cấp được thiết kế với độ bền cao, phù hợp với hiệu suất vận động của vận động viên.

Thương hiệu này hướng đến những dòng sản phẩm cao cấp. Vì vậy, giá thành của các sản phẩm Nike thường cao hơn so với những thương hiệu khác. Bên cạnh đó, những chiến dịch tiếp thị của Nike cũng chú trọng sản phẩm dành cho vận động viên hơn là kiểu dáng bên ngoài.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

#3. Apple

Apple được xem là thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo đồ dùng công nghệ. Thương hiệu này đã định vị sản phẩm rất tốt khi cho ra mắt các dòng sản phẩm chất lượng, tính năng mới mẻ, độc đáo với giá thành cao. Apple hướng đến người dùng cao cấp, quan tâm về chất lượng và kiểu dáng sang trọng của sản phẩm.

Không chỉ tập trung vào giá trị sản phẩm, Apple còn đặc biệt quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Apple khẳng định, những người yêu thích sản phẩm của mình là đại diện của thế hệ người dùng hiện đại, có khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

#4. Acecook

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 3 trên thế giới. Chính vì thế, đây được xem là thị trường có sức cạnh tranh bậc nhất Việt Nam. Nhìn vào thực tế, Acecook đã thành công khi định vị sản phẩm của mình dựa trên giá thành.

Mì ăn liền Hảo Hảo chính là dòng sản phẩm giá rẻ của Acecook. So với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc bình dân, mì Hảo Hảo có mức giá cực kỳ thấp. Nhờ đó, Acecook đã trở thành thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền với mức độ nhận diện gần như 100% với người tiêu dùng Việt Nam.

dinh-vi-san-pham-la-gidinh-vi-san-pham-la-gi

Tóm lại, định vị sản phẩm chính là bước quan trọng và tất yếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Định vị sản phẩm thành công, vị thế của doanh nghiệp sẽ được cải thiện hơn trong mắt khách hàng. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ định vị sản phẩm là gì và có chiến lược định vị sản phẩm phù hợp. Chúc bạn thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Mục đích của định vị sản phẩm là gì?

Mục đích của định vị sản phẩm là xác định đối tượng mục tiêu cho sản phẩm của bạn. Từ đó, thúc đẩy tỷ lệ bán hàng tốt nhất và xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành.

Có những loại định vị sản phẩm nào?

Có 8 kiểu định vị sản phẩm dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể là: chất lượng, tính đa dạng, hiệu suất, hiệu quả, thẩm mỹ, độ tin cậy, tính bền vững và DIY.

Có nên nâng giá sản phẩm để tạo sự tin cậy không?

Nếu sản phẩm của bạn thật sự mang đến giá trị và lợi ích cho khách hàng, việc nâng giá thành là điều đương nhiên. Ngược lại, nếu sản phẩm không mang lại hiệu quả cho khách hàng, bạn cần thay đổi chiến lược của mình.

Đâu là các chiến lược sản phẩm phổ biến?

Có 4 chiến lược định vị sản phẩm phổ biến là:

  • More for the same: Đưa ra mức giá ngang bằng đối thủ cạnh tranh nhưng với chất lượng cao hơn.
  • More for more: Đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn và định giá cao hơn đối thủ.
  • More for less: Đưa ra sản phẩm có mức giá thấp hơn nhưng với chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Less for much less: Đưa ra sản phẩm có chất lượng và mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org