Định nghĩa lại khái niệm “giáo viên” trong câu chuyện giáo dục ở thế kỷ 21
Các tổ chức hàng đầu thế giới đạt các mục tiêu của họ bằng cách cung cấp sự pha trộn phong phú giữa các nền văn hóa, phong cách làm việc, đảm bảo rằng các nhân viên gắn bó chặt chẽ với các sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức, thu hút nhiệt huyết của nhân viên, cam kết rằng mỗi cá nhân đều được tham gia vào một mạng lưới xã hội vô cùng hữu ích và hành trình đi tới sự thành công bằng chính sự đam mê và niềm thích thú. Chính những phương pháp đó đã mang đến từng cá nhân sự tiến bộ, sáng tạo và khát khao được đóng góp công sức vào sự tiến bộ của tổ chức. Nói tóm lại, mỗi nhân viên là một phần của câu chuyện mà trong đó họ có các mục tiêu và được thể hiện tài năng của mình.
Tại sao nền giáo dục ở Mỹ không thể hiện tất cả những điều trên?
Bất kỳ ai đã từng đọc “Cuộc chiến của các giáo viên” hay những cuốn sách tương tự về lịch sử giáo dục đều biết nguyên do. Trong hơn 150 năm qua, nền giáo dục mắc kẹt trong một chu kỳ không có hồi kết giữa việc luân chuyển các phương pháp học: thực hành, phẩm chất đạo đức, định hướng học tập học sinh và các phương pháp tiếp cận học tập theo kết quả có thể đo lường được với đầu ra nghiêm ngặt và khoa học. Căng thẳng gần đây nhất giữa một bên là các yêu cầu và một bên là dự án dựa trên phương pháp tiếp cận thông qua thử nghiệm và các tiêu chuẩn lại một lần nữa cho thấy cuộc tranh luận dài này vẫn chưa có hồi kết.
Trước đây vai trò của các giáo viên khá khó hiểu: ban đầu, phụ nữ thường tập trung vào việc cải thiện đạo đức cho trẻ em, sau đó vào đầu thế kỷ 20, họ trở thành những công nhân trong cỗ máy công nghiệp và ngày nay, họ đóng vai trò là một người tham gia vào một hệ thống đang trì trệ được thiết kế để phổ biến thông tin tiêu chuẩn hóa. Vì vậy mà có thể dễ dàng hiểu tại sao trong rất nhiều cuộc hội thoại ở hành lang, phòng làm việc, bãi đỗ xe lại có chủ đề bàn tán là các cuộc từ chức, là sự chỉ trích, hay thậm chí là những sự bất lực. Tất cả những thứ đó dần dần ăn sâu vào văn hóa trường học và làm cho các bộ não ngừng sáng tạo, cải tiến, dẫn đến sự trì trệ.
Và cho đến nay vẫn chưa có một câu chuyện nào dẫn lối cho các nhà giáo dục thoát khỏi vùng đất hoang vu đó. Từ phương pháp kỹ trị trong hơn 100 năm qua, chúng ta có được những chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu cho công việc, các tiêu chuẩn cao hơn, học tập nghiêm túc hơn, đánh giá giáo viên, tiền lương và các yêu cầu thử nghiệm. Tuy nhiên, đó không phải là tương lai, mặc dù các phát kiến đó rất hữu ích trong cuộc sống hằng ngày nhưng không thể áp dụng cho một thế giới đòi hỏi phải có nhiều niềm vui và tri thức thiên tài.
Câu chuyện mới
Để có thể khơi nguồn được những tiềm năng sâu xa nhất của giáo viên hay các nhân viên cần phải có một sự kết nối giữa các chủ đề ý nghĩa và to lớn đó và các chủ đề này hứa hẹn sẽ có tác động đáng kể và tích cực đến cả thế giới. Các chủ đề đó phải chứa đựng những đường dẫn trung thực, đơn giản và hướng tới tương lai, đây là những yếu tố để xây dựng nên câu chuyện và đồng thời cung cấp thêm các bối cảnh cho các công việc hằng ngày và giúp cho mỗi người tập trung vào mục tiêu lớn hơn. Càng chú tâm bao quát các mục tiêu thì càng khai phá được nhiều nguồn lực đang dấu kín trong bản thân mỗi người.
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến lớn sẽ không thiếu các chủ đề để lựa chọn và các giáo viên có cơ hội đặc biệt để kể một câu chuyện tuyệt với về bản thân và nghề nghiệp của họ:
Đánh giá sức mạnh, vẻ đẹp và các thách thức tại thời điểm hiện tại: Nếu bạn là một giáo viên, bạn đặt mình vào một vai trò tuyệt vời nhất, nhiều thách thức nhất và phải luôn hoàn thiện mình nhất trong thế kỷ 21. Bạn chịu trách nhiệm trong việc hợp tác kiến tạo một tương lai mà không ai có thể tưởng tượng được và giúp đỡ một thế hệ trẻ chưa có định hướng. Không có gì thực sự chuẩn bị cho vai trò này. Tuy nhiên tương lai sẽ được tạo ra và bạn sẽ là một phần của nó. Niềm đam mê, tầm nhìn và ý thức trách nhiệm sẽ xác định mức độ đóng góp của bạn. Bạn càng biết ơn các cơ hội thì kết quả đạt được càng tốt và công việc càng trở nên thú vị. Và điều này cũng có thể áp dụng tới tất cả các học sinh của bạn.
Đóng góp vào tầm nhìn thế giới: Suy nghĩ về điểm thi là một phần quan trọng đánh giá mức độ hài lòng với công việc. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện các phương pháp này chỉ giới hạn trong phạm vi trường học, quận huyện, hay chỉ là trong một quốc gia. Thay vào đó, hãy tưởng tượng rằng 300 triệu thanh thiếu niên dưới 18 tuổi trên toàn thế giới sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói và tìm thấy công việc tốt, theo đuổi sự hoàn thiện và thiết kế một thế giới có thể chung sống được. Chúng ta phải biết rằng những biến chuyển quan trọng đó phải diễn ra trên toàn thế giới; Những mối quan tâm của giáo viên đều tập trung về một mối, mỗi giáo viên không chỉ giới hạn trong phạm vi đất nước mình mà trở thành một yếu tố trong mạng lưới các nhà giáo dục được kết nối và đang thay mặt thế hệ trẻ nỗ lực để tập hợp thế giới. Đây là sự cố gắng hết sức cao quý.
Định nghĩa lại khái niệm “thông minh”: Khái niệm về sự thành công liên quan đến những khuôn mẫu cũ đã bị phá vỡ. Bằng đại học hay các chứng chỉ kỹ sư đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên nó không hội tụ đủ quan niệm cần thiết về sự thành công trong bối cảnh toàn cầu luôn luôn biến đổi hằng ngày. Điểm số của các bài kiểm tra có thể ảnh hưởng tới mức lương và việc thuê nhân viên nhưng hầu hết mỗi giáo viên đều nhận thấy tính tiêu cực của phương pháp đánh giá này. Ngày nay, “sự thông minh” bao gồm việc được trau dồi, tính kiên cường, sự đồng cảm, tính tò mò, sự cởi mở, sáng tạo, tư duy đánh giá. Việc tìm ra cách để giảng dạy, truyền đạt hay gợi mở ra những sức mạnh này ở trẻ em thông qua trường học là một thách thức lớn mà các nhà giáo dục đang phải đối mặt. Không ai biết cách thiết kế nên một hệ thống tạo ra một cá thể con người tốt đẹp hơn và đó chính là nhiệm vụ của các nhà giáo dục.
Sống trong một thế giới của sự hợp tác: Ngay cả khi các tổ chức hoạt động dựa trên sự đam mê và cam kết thì không phải lúc nào cũng là một thảm hoa hồng, những báo cáo về sự căng thẳng trong các tổ chức này vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Câu trả lời đó chính là mỗi cá nhân phải chia sẻ. Chỉ cần đăng nhập vào một mạng xã hội ví dụ như Twitter, mỗi giáo viên đều có thể tiếp cận được hàng nghìn ý tưởng giáo dục hữu ích được trao đổi 24/7h trên toàn thế giới. Nếu bạn là một giáo viên ở Mỹ, và đang cố gắng đăng các ý tưởng tuyệt vời áp dụng trong lớp học của bạn, bạn sẽ thấy ở Úc đang theo dõi những gì bạn đăng. Bạn chính là một thành viên trong mạng lưới internet. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sống trong một thế giới mọi người đều ngang hàng nhau mà trong đó các ý kiến được trao đổi đồng thời chứ không phân theo cấp bậc từ trên xuống dưới và chính bản thân bạn có thể tạo nên sự khác biệt. Chính bản thân bạn hãy là một phần của thời đại tuyệt vời này.
Nguồn: http://ww2.kqed.org/