Định nghĩa hôn nhân là gì và đặc điểm của hôn nhân
Định nghĩa hôn nhân là gì và đặc điểm của hôn nhân
Hôn nhân được coi là một hiện tượng của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ về hôn nhân cũng như đăng ký kết hôn. Do đó, dẫn đến những trường hợp chỉ tiến hành tổ chức đám cưới và nhận được sự chứng kiến của người thân. Thế nhưng, theo pháp luật, thì quyền, nghĩa vụ giữa hai vợ chồng sẽ không được bảo hộ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hôn nhân là gì và đặc điểm của hôn nhân
1. Hôn nhân là gì và đặc điểm của hôn nhân
Hôn nhân là hiện tượng khách quan tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên, do chưa thực sự hiểu biết về vấn đề này nên nhiều người dân đã bỏ qua những thủ tục pháp lý quan trọng. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ nêu cụ thể về khái niệm và đặc điểm của hôn nhân để bạn đọc được nắm bắt thông tin cần thiết.
1.1. Hôn nhân là gì?
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, hôn nhân có thể hiểu là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm gắn kết với nhau về đời sống chung và xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, bình đẳng và tiến bộ.
Việc xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên, đồng thời hỗ trợ nhau trong cuộc sống về kinh tế, nhu cầu vật chất hàng ngày. Đồng thời, hôn nhân còn là quan hệ nhân thân, vợ và chồng sẽ được hưởng quyền được yêu thương, chăm sóc,… từ đối phương cũng như phải có trách nhiệm chung thủy,… trong thời kỳ kết hôn.
Ngoài ra, hôn nhân còn được coi là một quan hệ pháp luật. Do đó, sự liên kết giữa người nam và người nữ chính là một sự kiện pháp lý quan trọng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng. Từ đó cả hai sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về những vấn đề đã được xác định trong thời kỳ hôn nhân. Đây chính là khái niệm cơ bản giải thích cho hôn nhân là gì.
Hôn nhân là gì và đặc điểm của hôn nhân?
1.2. Đặc điểm của hôn nhân
Theo pháp luật hôn nhân gia đình, đặc điểm của hôn nhân sẽ bao gồm những yếu tố cụ thể như sau:
- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, tức là theo nguyên tắc một vợ, một chồng: Nhà nước nghiêm cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác và ngược lại. Đồng thời, hôn nhân phải là sự gắn kết giữa những người khác giới.
- Hôn nhân sẽ được dựa trên cơ sở tự nguyện: Các bên nam nữ khi muốn kết hôn cần phải tự nguyện – yếu tố góp phần làm nên giá trị hạnh phúc trong hôn nhân. Pháp luật nghiêm cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn (điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
- Hôn nhân phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ: Hiện nay, bình đẳng chính là mục tiêu của Nhà nước trong việc hoạch định cho các cá nhân khi tiến hành kết hôn, góp phần đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình.
- Mục đích của hôn nhân là cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc: Do đó, đối với những trường hợp kết hôn giả tạo, hôn nhân sẽ không được công nhận và xác lập.
- Các bên tham gia phải tuân thủ quy định của pháp luật: Hôn nhân muốn được sự bảo vệ của Nhà nước, các bên buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Điều đó đồng nghĩa với việc, hai người sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
2. Kết hôn được hiểu như thế nào?
Sau khi giải thích khái niệm hôn nhân là gì, các cá nhân nên tìm hiểu đến kết hôn. Để hợp pháp hóa hôn nhân, kết hôn là điều kiện cần thiết. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Kết hôn được hiểu như thế nào?
Như vậy, có thể hiểu, kết hôn chính là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, khi kết hôn, các bên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình. Đồng thời, khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, người nam và người nữ phải đến đúng Cơ quan có thẩm quyền để hôn nhân đó được công nhân là hợp pháp.
Vì vậy, kể từ sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giữa hai người sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trước pháp luật. Nếu trong trường hợp vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Để đăng ký kết hôn, cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Khi chuẩn bị đăng ký kết hôn, các bên cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ như sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn.
- Bản sao sổ hộ khẩu.
- Bản sao Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của hai người.
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường, xã, thị trấn thường trú.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND xã cấp.
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó từng kết hôn nhưng đã ly hôn.
Bạn muốn hiểu rõ hơn về Định nghĩa hôn nhân là gì và đặc điểm của hôn nhân trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:
VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN
Hotline: 0904.752.808
Email: [email protected]
Chia sẻ: