Định mức nguyên vật liệu là gì? 5 bước xây dựng định mức trong doanh nghiệp sản xuất

20.12.2022
243
doantrangbc

Định mức nguyên vật liệu là một khái niệm không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Thế nhưng nhiều người không nắm rõ những đặc điểm, vai trò cũng như phương pháp xây dựng định mức nguyên liệu  trong nhà máy sản xuất. bài viết dưới đây sẽ cập nhập những thông tin đầy đủ về vấn đề này.

định mức nguyên vật liệu là gì

Định mức nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng định hướng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như: Sử dụng nguyên vật liệu, lập lịch trình, bảo trì, mua hàng và các vấn đề liên quan khác.

Định mức nguyên vật liệu là gì?

Định mức nguyên vật liệu hay còn gọi tắt là BOM (Bill of Material), là hệ thống danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, linh kiện và những thành phần vật liệu cần thiết để xây dựng, vận hành sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ trong những điều kiện nhất định của doanh nghiệp.

Trong định mức nguyên vật liệu thì các nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng sẽ xếp đầu, sau đó giảm dần theo mức độ cho đến các thành phần riêng lẻ. Mỗi định mức nguyên liệu sẽ gắn với một đơn hàng sản xuất riêng biệt từ đó cho thấy vai trò của mỗi thành phần nguyên liệu cũng như quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu trong toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Vai trò của định mức nguyên vật liệu trong sản xuất

Định mức nguyên vật liệu mỗi ngành được xây dựng khác nhau dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh và tính đặc thù của ngành đó. Có doanh nghiệp sử dụng bảng định mức nguyên vật liệu có sẵn hoặc tự xây dựng một bảng định mức nguyên vật liệu riêng phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp mình. Nhưng dù chọn cách nào thì định mức nguyên liệu cũng đều mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như: 

– Kiểm soát tối ưu lượng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản phẩm phục vụ công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Để nắm bắt được lượng nguyên vật liệu cần dùng cho mỗi lần sản xuất là bao nhiêu, cân đối nguyên liệu tồn kho, các vấn đề phát sinh khác… chúng ta cần xây dựng định mức nguyên vật liệu cụ thể. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tối ưu  hàng hóa, chi phí, giảm bớt những rủi ro cũng như thất thoát không đáng có.

– Là cơ sở để cân đối chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý ra quyết định về giá bán, phân tích khả năng sinh lời của dự án, lựa chọn chấp nhận hay từ chối đơn hàng, 

– Là căn cứ trực tiếp để để các bộ phận liên quan cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lí, kịp thời cho các bộ phận sản xuất.

– Là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy công nhân viên sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguyên vật liệu.

– Là thước đo trình độ tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, căn cứ để thực hiện hạch toán kinh tế.

định mức nguyên vật liệu là gì

5 bước xây dựng định mức nguyên vật liệu

Để xây dựng được định mức nguyên vật liệu mang tính chính xác cao, người thực hiện cần nắm rõ các vấn đề như: Nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị thành phẩm; hao hụt trong quá trình sản xuất; trường hợp phát sinh nguyên liệu cho sản phẩm hư hỏng. Từ đó xây dựng định mức nguyên vật liệu theo các bước sau:

Bước 1: Xác định rõ các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm cần sản xuất. 

Bước 2: Tiến hành sản xuất sản phẩm mẫu để có được những con số thực tế của nguyên vật liệu tạo nên thành phẩm.

Bước 3: Phân tích các điều kiện tác động đến quá trình sản xuất thành phẩm có thể gây nên hao hụt nguyên vật liệu cùng với các trường hợp sản phẩm bị lỗi, hỏng. Từ đó có thể điều chỉnh, chuẩn bị nguyên vật liệu thay thế kịp thời, tránh làm gián đoạn quá trình sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Bước 4: Ngoài kiểm soát sử dụng nguyên vật liệu thì vấn đề biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường cũng cần được quan tâm. Xây dựng kế hoạch dự trù để có phương án hợp lý trong trường hợp này.

 

Ms.Công nhân