Định khoản kế toán và các nguyên tắc định khoản theo quy định

Định khoản kế toán là một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất mà một nhân viên kế toán bắt buộc phải nắm vững. Trong bài viết dưới đây tư vấn luật LawKey xin được chia sẻ về định khoản là gì? Các nguyên tắc khi định khoản.

1. Khái niệm định khoản kế toán

Định khoản kế toán là cách chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào bên nợ bên có của các Tài khoản kế toán có liên quan. Có 2 loại định khoản đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tap.

Định khoản kế toán giản đơn là khi chúng ta định khoản kế toán mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp. Còn định khoản kế toán phức tạp là khi chúng ta định khoản kế toán liên quan tới 3 tài khoản kế toán tổng hợp trở lên.

2. Các nguyên tắc cơ bản khi định khoản

Khi thực hiện định khoản, nhân viên kế toán cần nắm rõ những nguyên tắc như sau:

– Đối với tài sản: Tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có đồng thời ghi bên Có, bên Nợ của tài khoản đối ứng.

– Đối với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ đồng thời ghi bên Nợ, bên Có của tài khoản đối ứng.

– Đối với vốn chủ sở hữu được đầu tư vào doanh nghiệp ghi bên Có của tài khoản vốn chủ sở hữu.

– Đối với vốn chủ sở hữu xuất ra ghi bên Nợ tài khoản vốn chủ sở hữu.

– Đối với thu nhập làm tăng vốn chủ sở hữu: ghi bên Có tài khoản thu nhập và bên Nợ tài khoản đối ứng. Đối với thu nhập làm giảm vốn chủ sở hữu: ghi bên Nợ tài khoản thu nhập và ghi bên Có tài khoản đối ứng.

– Đối với các loại chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu ghi bên Nợ tài khoản chi phí đồng thời ghi bên Có tài khoản đối ứng.

3. Kết cấu tài khoản

Đồng thời, cần nhớ kết cấu tài khoản như sau để tránh việc định khoản sai:

– Tài khoản đầu 1 và đầu 2: Là đầu tài khoản tài sản

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

– Tài khoản đầu 3 và đầu 4: Đầu tài khoản nguồn vốn

Phản ánh công nợ phải trả và nguồn vốn hình thành nên tài sản cho doanh nghiệp

– Tài khoản đầu 5 và đầu 7: Tài khoản doanh thu và thu nhập khác

Đây là 2 đầu tài khoản phản ánh nguồn thu của doanh nghiệp

– Tài khoản đầu 6 và đầu 8: Tài khoản chi phí và chi phí khác

Đầu tài khoản này phản ánh chi phí hay đầu ra của doanh nghiệp

– Tài khoản đầu 9: Xác định kết quả kinh doanh

Cuối kỳ kế toán viên sẽ làm nhiệm vụ kết chuyển doanh thu và chi phí sang kết quả hoạt động kinh doanh. Cho biết kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.

Dưới đây là kết cấu nhóm tài khoản:

Ví dụ:

a. Doanh nghiệp vay Ngắn hạn số tiền = 250tr để trả cho Người bán

Nợ TK 331: 250.000.000

Có TK 311: 250.000.000

b. Công ty thanh toán tiền lương cho Nhân viên bằng Tiền Mặt với tổng số tiền là 95tr

Nợ TK 334: 95tr

Có TK 111: 95tr

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên viên dịch vụ kế toán thuế trọn gói Lawkey thực hiện. Mong đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc.

>>> Xem thêm: Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán