Định hướng việc làm sau khi ra trường cho cử nhân ngành Công nghệ sinh học – JobsGO Blog

5/5 – (1 vote)

Nhiều người vẫn cho rằng ngành Công nghệ sinh học ra trường chỉ có thể đi theo sự nghiệp nghiên cứu. Bài viết hôm nay của JobsGO sẽ khiến bạn nhận ra rằng thực tế không hẳn là vậy. Cùng khám phá thế giới việc làm ngành công nghệ sinh học nhé!

việc làm sau khi ra trường cho cử nhân ngành Công nghệ sinh học

1. Tính ứng dụng của ngành công nghệ sinh học trong đời sống xã hội

 

Công nghệ sinh học là ngành học ứng dụng công nghệ cao. Phạm vi kiến thức của ngành học bao gồm nghiên cứu và vận dụng các hệ thống sống (động vật, thực vật, vi sinh vật,…), thiết bị kỹ thuật, quá trình sản xuất công nghê để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích con người. Đây là một ngành có tính ứng dụng lớn trên nhiều lĩnh vực như sản xuất thuốc, thực phẩm, chế phẩm, phân bón,…

Trong thời hiện đại, công nghệ ngày càng được úng dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt làm công nghệ sinh học. Các sản phẩm công nghệ sinh học cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Chúng thuận tiện, hữu ích trong chính cuộc sống hằng ngày. Ngày nay khi đến các siêu thị, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được các sản phẩm công nghệ sinh học đa thể loại. Chính vì nhu cầu đó của người dân, ngành công nghê sinh học ngày nay ngày càng phát triển. Các nhà kinh doanh cũng đẩy mạnh quá trình đầu tư cho ngành công nghiệp này. Tất cả tạo ra những cơ hội việc làm rộng mở cho các tân cử nhân trong tương lai.

Bên cạnh đó, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục cũng cho biết, trong năm 2020, nhu cầu lao động chuyên sâu cộng nghệ sinh học của nước ta là 25,000 lao động. Trong khi đó, vì là ngành học mang khuynh hướng nghiên cứu, nên không có nhiều sinh viên theo học. Tỷ lệ cạnh tranh thấp cũng là một cơ hội cho các cả nhân ngành này.

>> Việc làm công nghệ sinh học

việc làm sau khi ra trường cho cử nhân ngành Công nghệ sinh học

2. Việc làm dành cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi ra trường

 

Cử nhân/Kỹ sư ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có thể lựa chọn 2 hướng đi khác nhau: làm việc tại tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc gia nhập doanh nghiệp tư nhân. Hai hướng đi này có những lợi thế và thử thách khác nhau. Các cơ sở nhà nước sẽ cho bạn một công việc ổn định, nhưng tỷ lệ cạnh tranh đầu vào lại cao hơn. Gia nhập doanh nghiệp tư nhân sẽ là một trải nghiệm thú vị, chuyên sâu về một ngành nhất định, nhiều sự lựa chọn. Nhưng môi trường làm việc nhiều cạnh tranh và tính ổn định thấp hơn.

Những công việc tương lai mà các kỹ sư công nghệ sinh học có thể lựa chọn bao gồm:

Chuyên viên nghiên cứu là vị trí phổ biến tại cả các cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp. Đây là vị trí đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu các sản phẩm sinh học mới. Lĩnh vực nghiên cứu sẽ thuộc phạm vi chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này chủ yếu  hoạt động trong hòng nghiên cứu, là một thành viên phối hợp với các chuyên viên khác. Đồng nghiệp của chuyên viên công nghệ sinh học thường là các chuyên viên ngành hóa dược. Mức lương của vị trí này dao động từ 8-20 triệu đồng/tháng tùy năng lực và môi trường làm việc.

Chuyên viên phân tích mẫu là ngườ thực hiện các công đoạn thử nghiệm sản phảm nghiên cứu. Các sản phẩm được nghiên cứu có thể ứng dụng trong thị trường hay không phụ thuộc vào các báo cáo phân tích được chuyên viên phân tích mẫu tổng hợp. Vai trò của vị trí này cũng rất quan trọng trong nhiều mô hình cơ quan khác nhau. Từ cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất đến cơ quan đánh giá. Mức lương của vị trí này dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và môi trường làm việc.

Cán bộ xét nghiệm là người chúng ta thường gặp tại các cơ quan y tế hoặc doanh nghiệp sản xuất ngành dược phẩm. Cán bộ xét nghiệm sẽ có nhiệm vụ quan sát, kiểm tra, xét nghiệm bệnh nhân hoặc các cá nhân tham gia thực nghiệm nghiên cứu. Công việc của họ gần tương tự với chuyên viên phân tích mẫu. Tuy nhiên cần nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quan sát thực tế hơn. Mức lương của vị trí này dao động từ 5-7 triệu đồng dành cho sinh viên mới ra trường. Đối với cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm, mức lương cùng các chế độ thường được thỏa thuận riêng.

Chuyên viên công nghệ sinh học

Công việc của chuyên viên công nghệ sinh học là kết hợp nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật. Đây là vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm sinh học. Nhiệm vụ của vị trí này là nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào quá trình sản xuất các thành phẩm sinh học. Họ sẽ làm việc với các kỹ thuật viên để tìm ra phương án sản xuất đảm bảo chất lượng và khả năng cung ứng cho thị trường. Mức lương của vị trí này dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng phụ thuộc vào kinh nghệm làm việc và quy mô doanh nghiệp.

Kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm là người làm việc tại nhà máy, bộ phận sản xuất. Họ có nhiệm vụ giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo các yêu cầu về yếu tố sinh học, chất lượng sản phẩm đầu ra. Công việc của kỹ sư quản lý chất lượng yêu cầu khả năng quan sát và nắm chắc các chỉ tiêu chất lượng của ngành nghề sản xuất. Họ sẽ báo cáo quá trình sản xuất mỗi ngày và lưu trữ những báo cáo đó. Mức lương của vị trí này dao động từ 10-22 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư nghiên cứu dự án

Kỹ sư nghiên cứu dự án làm người làm việc nghiên cứu tổng hợp trong một dự án bất kỳ. Nhiều cơ quan sẽ không tuyển dụng chuyên viên nghiên cứu cố định hoặc thực hiện nhiều dự án cùng lúc. Đó là lỹ do vì sao có sự xuất hiện của vị trí này. Vị trí này không cố định, làm theo hợp đồng và có mức thù lao riêng. Tuy nhiên, kỹ sư nghiên cứu dự án thường là vị trí được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới và các vùng đất mới lạ. Đây là một công việc thú vị cho những ai thích khám phá, di chuyển. Kinh nghiệm nghiên cứu dự án cũng cho các kỹ sư công nghệ sinh học rất nhiều cơ hội được làm việc tại nước ngoài hoặc giao lưu, trao đổi học tập quốc tế.

việc làm sau khi ra trường cho cử nhân ngành Công nghệ sinh học

3. Sinh viên Công nghệ sinh học sau khi ra trường cần gì ngoài tấm bằng cử nhân?

 

Rất nhiều người vẫn cho rằng người làm việc trong các ngành nghiên cứu chỉ cần làm tốt công việc chuyên môn là được. Tuy nhiên, từ các mô tả công việc sơ lược ở trên, chúng ta cũng có thể thấy, họ cần có nhiều kỹ năng hơn thế. Kỹ sư công nghệ sinh học cũng vậy,

Khả năng bắt kịp xu hướng

Cũng giống như các ngành dịch vụ, kỹ sư công nghệ sinh học cần nắm bắt được những xu hướng sống hiện đại mới nhất. Việc đó giúp họ nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, hữu ích và được ưa chuộng. Là người nghiên cứu và sáng tạo cái mới, nếu không thể nắm bắt xu hướng mới nhất, kỹ sư công nghệ sinh học sẽ không thể tạo ra được những thành phẩm giá trị.

Kỹ năng làm việc nhóm

Công việc nghiên cứu rất ít khi làm việc độc lập. Hơn nữa, công việc của kỹ sư công nghệ sinh học thường tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp từ ngành khác như kỹ thuật, hóa dược,… Điều này đòi hỏi họ cần có khả năng làm việc nhóm để nhanh chóng hòa nhập và nghiên cứu thành công.

Khả năng giao tiếp

Công việc của kxy sư công nghệ sinh hoc dù là công việc nghiên cứu nhưng lại yêu cầu rất nhiều tính thực tiễn. Khả năng giao tiêp của họ được ứng dụng không chỉ trong môi trường làm việc, mà còn là môi trường hợp tác. Ngành công nghệ sinh học để hoàn thiện sản phẩm cần có sự hợp tác của các bên cung ứng nguyên liệu. tiêu thụ sản phẩm và cả các cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù sẽ có sự hỗ trợ của nhân viên hành chính-kinh doanh, nhưng cốt lõi giá trị công nghệ sinh học nằm trong tay các kỹ sư. Một kỹ sư có khả năng giáo tiếp, truyền đạt, thuyết phục sẽ giúp sản phẩm tiến gần hơn với đích đến thành phẩm.

Tinh thần khám phá

Bên cạnh sự sáng tạo, các kỹ sư công nghệ sinh học là người làm việc với các yếu tố có sẵn. Chính vì vậy, họ cần là người có khả năng khám phá cái mới trong những điều tưởng như đã cũ. Tinh thần khám phá là yếu tố cần thiết cho tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu.

Kinh nghiệm sống thực tế phong phú

Kinh nghiệm sống sẽ cho kỹ sư công nghệ sinh học những gợi ý thú vị cho các sản phẩm, dự án. Mọi yếu tố thành phẩm của công nghệ sinh học đều sẽ được ứng dụng vào thực tiễn. Vậy nên chúng cần có cơ sở thực tiễn, điều này cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của người nghiên cứu.

 

Nhìn chung, Công nghệ sinh học thực sự là ngành nghề đầy tiềm năng và có thể sẽ không ngừng lớn mạnh trong tương lai. Các tân cử nhân ngành học này có thể hoàn toàn tự tin vào các cơ hội dành cho mình. Dù vậy, với bài viết này, JobsGO vẫn hi vọng có thể mang đến cái nhìn cụ thể nhất. Những thông tin này mong rằng có thể giúp các bạn lựa chọn được công việc tương lai cho mình.