Định hướng nghề nghiệp là gì? Các bước định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Định hướng nghề nghiệp là? Những sai làm khi định hướng nghề nghiệp có ảnh hưởng gì đến tương lai sau này? Các bước định hướng nghề nghiệp chuẩn là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả thông tin cho bạn về định hướng nghề nghiệp.
Chắc hẳn ai cũng mong muốn sẽ tìm kiếm được một công việc ổn định cho bản thân sau này. Những người đã tìm kiếm được công việc phù hợp thì cảm thấy hài lòng, còn những người chưa biết định hướng nghề nghiệp tương lai thế nào thì đang cảm thấy chán nản. Vậy bạn đã có định hướng nghề nghiệp cho bản thân chưa? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có cho mình những định hướng tốt nhất nhé.
Mục Lục
I. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ?
Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp tương lai được hiểu là một người cần chuẩn bị tất cả những thông tin, kỹ năng làm việc để tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân trong thị trường lao động hiện nay. Việc định hướng nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng bởi công việc sau này sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của một con người.
II. VÌ SAO NÊN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO BẢN THÂN?
Thị trường lao động Việt Nam hiện nay đang ngày càng sử dụng nhiều nguồn lao động trí thức cao với các ngành nghề mới ra đời. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các bạn trẻ là rất quan trọng.
Không còn là định hướng nghề nghiệp tương lai chung chung mà các bạn trẻ đang có những mục tiêu nghề nghiệp nhất định cho bản thân mình. Thị trường lao động ngày càng thay đổi nhiều nên việc chạy đua theo xu hướng sẽ chẳng giúp bạn được điều gì mà nó chỉ đang là tốn thời gian của bạn. Đôi khi chạy theo số đông không giúp người ta thành công mà còn khiến tình trạng thất nghiệp tăng lên bởi ngành nghề đó thừa quá nhiều lao động. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng và bạn cần phải có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng cho bản thân thì con đường sau này bạn đi mới đúng và không tốn quá nhiều thời gian. Cách bạn định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân cũng đánh giá được bạn là người như thế nào, là người biết nắm bắt thời cơ hay không. Sau này bạn có thành công không, cuộc sống của bạn có tốt không thì tất cả là do định hướng nghề nghiệp tương lai quyết định. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì bạn nên chủ động tìm hiểu thông tin về định hướng nghề nghiệp tương lai để không bị thụt lùi so với mọi người.
III. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN “LẠC LỐI” TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Những sai lầm khi định hướng nghề nghiệp
1. Nguyên nhân 1: Chọn ngành nghề theo phong trào
Chọn ngành nghề theo số đông, chạy đua theo những ngành hot, không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng là việc định hướng của bạn đang thất bại bởi càng đông thì ngành nghề đó sẽ càng đào thải nhiều và sức cạnh tranh cũng ác liệt hơn. Khi theo học những ngành nghề hot thì người ta sẽ dễ có cảm giác chán nản bởi vì ngành đó chưa chắc đã thực sự phù hợp với bản thân bạn.
2. Nguyên nhân 2: Chưa tìm được cái mình thích
Điều quan trọng khi định hướng nghề nghiệp tương lai là bạn phải xác định được mình thích cái gì và mình mong muốn cái gì. Dù bạn có năng lực học tập như thế nào cũng không thể bỏ qua được điều này bởi phải bởi chọn lựa theo sở thích thì sau này bạn sẽ có động lực để theo đuổi ngành nghề đó hơn.
3. Nguyên nhân 3: Nghe theo ý muốn của cha mẹ
Ngày nay, có nhiều bậc phụ huynh đang bắt con mình chọn lựa ngành nghề theo ý muốn của bố mẹ mà không hỏi ý kiến của con. Bố mẹ thường có xu hướng muốn con theo học những ngành đang hot để sau này dễ kiếm việc, lương cao nhưng đâu biết rằng con cái họ không thích điều đó. Thậm chí, có nhiều bố mẹ còn định hướng nghề nghiệp tương lai cho con cái từ khi còn bé. Điều này đã hạn chế đi sự chủ động định hướng nghề nghiệp tương lai của các bạn trẻ.
4. Nguyên nhân 4: Khủng hoảng tinh thần và áp lực bản thân
Cái tuổi phải chủ động định hướng nghề nghiệp tương lai là cái tuổi vẫn còn chênh vênh giữa thiếu niên và trưởng thành nên nhiều bạn trẻ sẽ gặp phải những áp lực vô hình từ gia đình, xã hội hay do chính bản thân tạo ra. Do đó, khi gặp khủng hoảng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm.
IV. CÁCH KHẮC PHỤC
1. Làm các bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
Dựa theo tỷ lệ định hướng nghề nghiệp sai mà hiện nay có rất nhiều những bài test trắc nghiệm nghề nghiệp ra đời như trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI,… nhằm giúp bạn hiểu hơn về khả năng của bản thân. Có nhiều bài test sẽ có sẵn những gợi ý việc làm ngành nghề phù hợp với bản thân người làm bài test.
2. Luôn nhớ học đại học là cho mình, không phải vì người khác
Tình trạng chung ở Việt Nam ngày nay là các bạn đang bị cái bóng “đại học” đè quá nặng và những câu hỏi của người xung quanh ảnh hưởng đến tâm lý. Bạn hãy chọn học theo đại học theo ngành mình yêu thích chứ đừng vì câu nói vào ra của người qua đường mà thay đổi quyết định của mình. Bạn hãy học vì đam mê và hãy tìm kiếm một công việc mà khi bạn làm nó bạn cảm thấy hạnh phúc.
3. Trải nghiệm và học hỏi nhiều hơn
Cách tốt nhất để khẳng định được khả năng của bản thân chính là trải nghiệm và học hỏi xung quanh. Không ai giỏi mà chỉ ngồi một chỗ, phải đi nhiều, trải nghiệm nhiều, học hỏi nhiều thì mới giỏi được. bạn hãy đọc nhiều sách, đi nhiều nơi và hãy tự mình trải nghiệm cuộc sống xung quanh.
V. CÁC BƯỚC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHUẨN CHO TƯƠNG LAI
Các bước định hướng nghề nghiệp chuẩn cho tương lai
1. Bước 1: Vượt qua cản trở và định hướng của bố mẹ gia đình
Khi bạn định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân mình thì bạn trước hết phải vượt qua rào cản từ phía gia đình, người thân. Nhiều bố mẹ có xu hướng chọn sẵn ngành nghề cho con hay là bắt buộc con phải làm nghề truyền thống của gia đình. Nếu bạn cảm thấy những định hướng của bố mẹ đúng và phù hợp với bản thân thì hãy nghe theo còn nếu bạn cảm thấy không phù hợp thì bạn có thể đưa ra quan điểm của mình và giải thích cho bố mẹ tại sao mình lại có quyết định như vậy. Đặc biệt, bạn cũng nên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng tránh tình trạng định hướng nghề nghiệp tương lai theo số đông, chọn lựa theo bạn bè, bạn cần chủ động và khách quan nhất khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
2. Bước 2: Tìm hiểu các lĩnh vực ngành nghề hiện tại
Sau khi đã vượt qua được rào cản từ gia đình thì bạn cần tìm hiểu về những ngành nghề đang được xã hội cần, ngành nghề sẽ có bước tiến trong sự nghiệp và có tương lai lâu dài. Tìm hiểu được rồi thì bạn cũng nên vạch ra những nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhất và chọn lựa cho mình một ngành nghề có cơ hội phát triển trong thị trường lao động nhất.
3. Bước 3: Xác định thế mạnh của bản thân
Khi định hướng nghề nghiệp tương lai thì bạn cần xác định rõ thế mạnh của mình là ở đâu, không nên chỉ dựa vào sở thích cá nhân để đưa ra quyết định. Bạn sẽ đạt được những thành công nhất định nếu bạn được làm công việc đúng khả năng, thế mạnh của bản thân. Vì vậy, hãy xem thế mạnh của mình ở đâu và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
4. Bước 4: Lập danh sách các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp
Trong thị trường lao động hiện nay thì ngành nghề nào cũng có những yếu tố ảnh hưởng nhất định. Do vậy, khi định hướng nghề nghiệp tương lai bạn hãy liệt kê ra những ảnh hưởng nhất định đến công việc tương lai của bạn và đưa ra những cách giải quyết phù hợp nhất cho những ảnh hưởng đó. Bạn đưa ra được những cách giải quyết phù hợp nhất, cụ thể nhất thì bạn sẽ có những định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng hơn, có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.
5. Bước 5: Học các kỹ năng bổ trợ cho ngành nghề
Khi bạn đã xác định được hướng đi tương lai của mình thì bạn nên học thêm những kỹ năng để bổ trợ cho ngành nghề đó nhất là các kỹ năng mềm. Bạn nên theo học các khóa học kỹ năng mềm để có thể khám phá năng lực của bản thân. Và khi tìm hiểu sâu về các kỹ năng mềm thì bạn sẽ thấy công việc mình mong muốn phù hợp với bản thân như thế nào.
6. Tự trải nghiệm và đánh giá sự phù hợp của ngành nghề với bản thân.
Cuối cùng để chắc chắn rằng công việc đó là phù hợp với mình thì bạn nên có những trải nghiệm thực tế về chính công việc mà mình đã lựa chọn. Bạn có thể làm các công việc partime để hiểu về môi trường làm việc cũng như yêu cầu công việc để có thể chắc chắn rằng công việc đó là phù hợp với mình.
VI. GỢI Ý MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ HOT NHẤT HIỆN NAY
Một số ngành nghề hot hiện nay
1. Ngành công nghệ thông tin
Công nghệ kỹ thuật ngày nay đang phát triển một cách không ngừng trên toàn thế giới. Việt Nam hiện nay muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì cần phải có một đội ngũ trí thức cao trong ngành công nghệ thông tin. Đây đang là lĩnh vực mà Việt Nam thiếu nguồn nhân lực trầm trọng và sẽ là cơ hội phát triển cho các bạn trẻ hiện nay. Mức thù lao của ngành nghề này không hệ thấp và mức lương đó sẽ tăng đều theo năng lực của bạn.
2. Ngành marketing
Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều nên cơ hội việc làm đối với ngành Marketing là rất rộng mở. Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mỗi công ty, doanh nghiệp dù công ty đó có hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa. Với xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay thì Marketing đang được đnahs giá là một ngành nghề có nhiều lựa chọn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Mức lương trung bình của một nhân viên marketing sẽ dao động trong khoảng 7 – 15 triệu/tháng.
3. Ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành phụ trợ cho việc phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia và hiện tại, Việt Nam đang được đánh giá là một trong 3 quốc gia ở châu Á có ngành xây dựng phát triển với những công trình mang tầm cỡ thế giới. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất luôn là bước quan trọng để phát triển kinh tế.
4. Ngành tâm lý xã hội
Ngành tâm lý đang được đánh giá cao tại thị trường lao động Việt Nam bởi ngày nay số người mắc các bệnh tâm lý đang ngày càng gia tăng do các áp lực cuộc sống và công việc. Do vậy, ngành nghề này đang được đánh giá rất cao và cơ hội phát triển là rất rộng mở.
VII. KẾT LUẬN
Việc định hướng nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng đối với mỗi người. Ai cũng cần đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân mình và phù hợp với bản thân mỗi người. Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về định hướng nghề nghiệp, mong rằng bài viết sẽ đem lại cái nhìn tổng quan nhất cho các bạn trẻ khi đưa ra quyết định về nghề nghiệp tương lai sau này của bản thân.