Định giá tang vật trong luật xử lý vi phạm hành chính thì ngoài thành lập hội đồng định giá thì còn cách nào khác không?


Định giá tang vật trong luật xử lý vi phạm hành chính thì ngoài thành lập hội đồng định giá thì còn cách nào khác không? Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán thì sẽ được xác định như thế nào?

Định giá tang vật trong luật xử lý vi phạm hành chính thì ngoài thành lập hội đồng định giá thì còn cách nào khác không?

Theo quy định thì trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 một số từ bị thay thế bởi điểm đ khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt như sau:

“2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

c) Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;

d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.

Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 của Luật này.”

Như vậy, thuộc trường hợp tại khoản 2 thì xác định giá trị theo quy định tại khoản 2 Điều 60 nêu trên.

Nếu không áp dụng được khoản 2 thì mới tiến hành thành lập hội đồng định giá để xác định giá trị tang vật, phương tiện vị phạm.

Định giá tang vật vi phạm hành chính

Định giá tang vật vi phạm hành chính (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về định giá tang vật hiện hành: Tải về

Giá niêm yết của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Luật Giá 2012 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:

“5. Niêm yết giá:

a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;

b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.”

Việc niêm yết giá sẽ căn cứ theo quy định nêu trên.

Thành phần Hội đồng xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt như sau:

“1. Thành phần Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tạm giữ:

– Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm – Chủ tịch Hội đồng;

– Đại diện Sở Tài chính – Thành viên;

– Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan – Thành viên;

– Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ – Thành viên (nếu có).

b) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện và cấp xã ra quyết định tạm giữ:

– Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm – Chủ tịch Hội đồng;

– Đại diện Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện hoặc cán bộ tài chính xã – Thành viên;

– Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan – Thành viên;

– Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ – Thành viên (nếu có).”

Như vậy tùy theo tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan nào ra quyết định tạm giữ thì sẽ có hội đồng thẩm định tương ứng như quy định trên.