Định giá sản phẩm là gì? 5 phương pháp định giá sản phẩm phổ biến

Định giá sản phẩm là một quá trình vô cùng quan trọng trong kinh doanh bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và tác động đến việc ra quyết định mua sắm của khách hàng. Một sản phẩm với giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả hơn.

Để hiểu rõ hơn về định giá sản phẩm, mọi người hãy đọc ngay nội dung bài viết được Bizfly chia sẻ sau đây.

Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm (Product Pricing) là quá trình mà doanh nghiệp xác định giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm việc xem xét đến các yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất, giá cạnh tranh, nhu cầu thị trường, giá trị thương hiệu và các yếu tố khác nhằm xác định được giá bán cuối cùng cho sản phẩm. Định giá sản phẩm không chỉ mang đến một mức giá cụ thể cho sản phẩm mà nó còn là yếu tố quan trọng để tạo ra giá trị cho sản phẩm và định vị nó trên thị trường.

Việc định giá sản phẩm sẽ dựa vào 2 yếu tố đó là giá trị sản phẩm và giá trị thương hiệu. Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Giá trị sản phẩm phải tương xứng với mức giá mà doanh nghiệp đưa ra.
  • Việc định giá sản phẩm cần dựa trên tiềm lực của doanh nghiệp, đối thủ và tình hình thị trường.
  • Giá cả sản phẩm không quá cao cũng không quá thấp từ đó đảm bảo mang lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp và sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.

Định giá sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xác định mức giá cho một sản phẩm, dịch vụ

Định giá sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xác định mức giá cho một sản phẩm, dịch vụ

Tầm quan trọng mà việc định giá sản phẩm mang lại

Định giá sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của sản phẩm và sự phát triển tổng thể của một tổ chức. Những giá trị mà nó mang lại được thể hiện qua thông tin như sau:

  • Xác định mức giá bán sản phẩm: Định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá cho sản phẩm phù hợp trên thị trường. Việc định giá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ.
  • Hiểu được giá trị sản phẩm: Khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phân tích các yếu tố liên quan đến giá trị sản phẩm, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí phân phối, giá cả của các sản phẩm cùng loại, v.v. từ đó hiểu biết rõ hơn về giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Quản lý tài chính và lợi nhuận: Nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá thấp, nó sẽ không đủ để bù đắp cho chi phí sản xuất và doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận đáng kể. Ngược lại, nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá cao, thì sẽ khó thu hút được khách hàng và sẽ có nguy cơ thất bại trong kinh doanh.
  • Quyết định mức đầu tư cho sản phẩm: Nếu giá sản phẩm được định quá thấp, doanh nghiệp sẽ không có đủ nguồn lực để đầu tư cho sản phẩm đó. Ngược lại, nếu giá sản phẩm được định quá cao, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư quá nhiều nguồn lực cho sản phẩm đó.

Các phương pháp định giá sản phẩm phổ biến trong kinh doanh

Có rất nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp có thể xác định mức giá phù hợp cho sản phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là một số phương pháp định giá sản phẩm phổ biến hiện nay:

Định giá dựa trên chi phí

Đây là phương pháp định giá sản phẩm phổ biến trong thực tiễn kinh doanh, dựa trên tính toán chi phí sản xuất và phân bổ các khoản chi phí cho sản phẩm để từ đó đưa ra giá bán. Trong đó, chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, máy móc thiết bị và các chi phí liên quan.

Cách tính của phương pháp này tương đối đơn giản, giá bán sản phẩm sẽ bằng tổng chi phí sản xuất cộng với tỷ lệ lợi nhuận mong muốn.

Ví dụ: Tổng chi phí sản xuất là 100 đơn vị, tỷ lệ lợi nhuận mong muốn là 30%. Từ đó ta có giá bán = 130 đơn vị

Tuy nhiên, phương pháp định giá dựa trên chi phí cũng có một số hạn chế ví dụ như không thể đáp ứng được biến động thị trường và xem xét giá trị thực sự của sản phẩm. Trong trường hợp chi phí sản xuất tăng cao hợc giá cả cạnh tranh giảm sút thì phương pháp này sẽ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phương pháp định giá sản phẩm dựa theo chi phí

Phương pháp định giá sản phẩm dựa theo chi phí

Định giá dựa trên giá cả cạnh tranh

Đây là phương pháp định giá sản phẩm dựa theo giá bán của các sản phẩm tương tự đang có trên thị trường từ đó đưa ra mức giá phù hợp để có thể cạnh tranh với đối thủ. Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp cần thăm dò giá của các sản phẩm tươngtự, so sánh với các yếu tố khác như chất lượng của sản phẩm giá trị, tiện ích, tính năng từ đó mới đưa ra được mức giá phù hợp.

Định giá dựa theo giá trị của sản phẩm

Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ định giá của sản phẩm dựa theo giá trị mà nó mang lại cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tiến hành khảo sát để thu thập thông tin về mong muốn, nhu cầu của khách hàng, xác định giá trị mà sản phẩm có thể mang đến rồi sau đó đưa ra mức giá phù hợp với giá trị sản phẩm đó.

Ưu điểm của phương pháp này nằm ở việc giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và tăngtính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên nhược điểm đó là thông tin mà doanh nghiệp đưa ra cần phải có độ chính xác cao về giá trị sản phẩm, nếu thông tin này là không chính xác thì sẽ gây khó khăn cho việc định giá cũng như cạnh tranh trên thị trường.

Định giá dựa trên mục tiêu

Đây là phương pháp định giá dựa trên mức giá mà doanh nghiệp mong muốn đạt được sau đó tìm cách để giảm chi phí đến mức có thể tạo ra được lợi nhuận dựa trên mức giá đưa ra. Phương pháp này được áp dụng rất nhiều trong các ngành sản xuất với quy mô doanh nghiệp lớn. Nó đòi hỏi tính cẩn trọng ở trong việc tính toán chi phí sản xuất và giảm chi phí để đạt mức giá mục tiêu. Nếu như doanh nghiệp giảm chi phí quá nhiều, chất lượng sản phẩm có thể bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến sự uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Định giá sản phẩm dựa theo mức giá mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn

Định giá sản phẩm dựa theo mức giá mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn

Định giá theo giai đoạn

Phương pháp định giá sản phẩm này doanh ngheiẹp sẽ đưa ra mức giá cao cho sản phẩm ở giai đoạn đầu trên thị trường rồi sau đó giảm giá dần cho đến khi nó trở nên phổ biến hơn. Phương pháp này phù hợp với các sản phẩm mới hoặc sản phẩm có tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh với khách hàng. 

Việc sử dụng phương pháp định giá này có thể mang lại cho doanh nghiệp tối đa lợi nhuận trong khoảng thời gian đầu của sản phẩm. Tuy nhiên, nó cũng gặp phải một số hạn chế như sau:ư

  • Khách hàng cảm thấy giá bị đắt dẫn đến không hài lòng và giảm khả năng mua lại trong tương lai
  • Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng chiến lược giá thấp để cạnh tranh với doanh nghiệp từ đó giảm sự hấp dẫn của sản phẩm đó.
  • Sản phẩm có khả năng bị loại khỏi thị trường sớm nếu như doanh nghiệp giảm giá quá sớm hoặc nhanh.

Các bước giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm 

Để có thể định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các bước sau.

Tính giá vốn 

Giá vốn của sản phẩm là tổng chi phí sản xuất hay nhập sản phẩm với một số những chi phí bổ sung bất kỳ khi cần thiết như chi phí vận chuyển, marketing, xử lý, nhân công,.. để luôn đảm bảo có đầy đủ hàng để bán. Giá vốn được xác định với công thức: Giá vốn = Giá thành sản phẩm + Các chi phí phát sinh.

Tính giá vốn sản phẩm

Tính giá vốn sản phẩm

Nghiên cứu thị trường 

Trước khi định giá bán cụ thể cho sản phẩm, bạn cần tiến hành xác định một cách rõ ràng nhóm phân khúc thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới. Bởi chỉ khi bạn nắm được các đối tượng khách hàng tiềm năng thì bạn mới có thể đưa ra được mức giá mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì và các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả

Xác định lợi nhuận 

Một cách làm vừa an toàn vừa đơn giản lại vô cùng phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng trong định giá sản phẩm chính là lấy giá gốc nhân đôi lên để ra được giá bán. Cách này sẽ đảm bảo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được sẽ là 100%. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh giá bán tuỳ theo lĩnh vực hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để mang về mức lợi nhuận phù hợp.

Đặt giá bán lẻ 

Sau khi đã xác định được lợi nhuận mong muốn, bạn cần đặt ra mức giá bán lẻ sau cùng để thu được lợi nhuận theo đúng kỳ vọng bằng cách áp dụng công thức sau: Giá bán lẻ = Giá vốn + (Giá gốc x %lợi nhuận mong muốn). Để chắc chắn việc định giá là phù hợp, bạn nên nghiên cứu và so sánh với các đối thủ khác và xem lại giá bán của mình xem nó có khả thi hay không để tiến hành điều chỉnh

Đặt giá bán lẻ 

Đặt giá bán sỉ 

Nếu bạn là một nhà sản xuất sản phẩm trực tiếp thì bạn có thể cùng lúc vừa bán lẻ vừa bán sỉ. Khi đặt giá bán sỉ, bạn cần lưu ý cách đặt để nó không ảnh hưởng đến lợi nhuận chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá bán sỉ.

Đồng thời đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh tạo nên xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ nhập hàng của doanh nghiệp bạn. Một cách hay mà bạn có thể áp dụng đó là chia khung số lượng sản phẩm tương ứng với mức giá sỉ khác nhau để thúc đẩy họ lấy nhiều hàng.

Định giá sản phẩm được xem là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng tuy không phải là việc khó khăn nhưng nó cũng không hề đơn giản. Qua bài viết mà Bizfly chia sẻ, bạn đã nắm rõ được tầm quan trọng của định giá cũng như các phương pháp và các bước thực hiện định giá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.