Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Khi bị chấn thương khớp gối, người bệnh rất dễ gặp hiện tượng tràn dịch khớp gối. Nếu không điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương kịp thời sẽ khiến khả năng vận động của người bệnh giảm đi, kéo theo biến chứng nguy hiểm đến đầu gối.
1. Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối nhưng để dễ phân biệt nhất thì có thế chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân vật lý và nguyên nhân bệnh lý:
- Nguyên nhân vật lý: Chủ yếu tình huống thường gặp nhất chính là tràn dịch khớp gối sau chấn thương. Thường là do tai nạn lao động, sinh hoạt, chấn thương thể thao, vận động quá sức,… Các chấn thương khớp gối thường gặp do nguyên nhân này bao gồm gãy xương, rách sụn chêm đầu gối, đứt dây chằng đầu gối, chấn thương sụn chêm…. Sau khi chấn thương khớp gối thì cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên tăng tiết dịch để bảo vệ vùng xương khớp.
- Nguyên nhân bệnh lý: Viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp và các bệnh lý khác về khớp gối cũng là nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối. Loại tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào loại bệnh lý có từ trước, tình trạng hoặc chấn thương gây ra dịch tiết bất thường. Trong hầu hết các trường hợp, chứng viêm có thể dễ dàng chữa khỏi.
Một nguyên nhân có thể khiến tràn dịch khớp gối là do tình trạng thừa cân béo phì. Khi cơ thể quá nặng khiến cho khớp gối phải chịu quá trọng tại, khớp sẽ có dấu hiệu bị mài mòn. Thời gian quá lâu cơ thể sẽ tự tiết thêm dịch khớp giúp hỗ trợ bôi trơn bảo vệ đầu gối.
2. Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Khi có các triệu chứng tràn dịch khớp gối, người bệnh cần đến cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để khám và điều trị. Tràn dịch khớp gối không phải là bệnh hiếm gặp, nếu được phát hiện và điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn mà không có tác dụng phụ. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và chỉ định phương pháp chữa bệnh như sau:
- Chọc hút dịch khớp: Nếu xác định được chính xác nguyên nhân thì đây là phương pháp điều trị lý tưởng và triệt để.Hút dịch khớp để xác định tính chất của dịch khớp như có máu hay không, có liên quan đến chấn thương, máu khó đông, nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.Tuy nhiên, nếu thao tác hút không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng tuyệt đối sẽ có nguy cơ nhiễm trùng dịch khớp cao, dẫn đến những hậu quả khó lường là phá hủy khớp, nhiễm trùng huyết.
- Điều trị tại nhà: Tràn dịch khớp gối nhẹ có thể tự lành với các biện pháp tự chăm sóc đơn giản như nghỉ ngơi, chườm đá, vận động phù hợp, có thể chườm đá lên vùng tổn thương khoảng 15-20 phút mỗi lần. Không nên chườm trực tiếp lên da mà đặt túi đá lên khăn hoặc vải.
- Nội soi khớp: Phương pháp này dùng để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp. Từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, như kết hợp sửa chữa các tổn thương sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp.
3. Một số phương pháp phòng tránh tràn dịch khớp gối sau chấn thương?
Tuy không thể đảm bảo có thể tránh hoàn toàn nguy cơ tràn dịch khớp gối sau khi gặp chấn thương khớp gối nhưng một số lưu ý dưới đây có thể giảm thiểu khả năng xấu xảy ra.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Việc chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối sau chấn thương là rất quan trọng quyết định bệnh nhân có thể hồi phục tốt nhất hay không. Người bệnh nên ăn nhiều thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản, cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ và các thực phẩm giàu axit béo omega 3 khác. Đừng bỏ qua xương hoặc các món ăn được chế biến từ xương. Sườn rất giàu canxi, glucosamine và chondroitin. Giúp sụn khớp chắc khỏe hơn.
- Cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày: Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi có thể dùng đá viên chườm chân để tăng tuần hoàn máu ở chân, tránh phù nề. Cố gắng nghỉ ngơi hợp lý, tránh đi lại quá nhanh hoặc chịu sức nặng để tránh khớp gối bị quá tải và gây đau. Đồng thời, người bệnh nên thực hiện các bài tập giúp khớp gối dẻo dai, vận động cơ đùi để hỗ trợ vận động khớp gối, hạn chế tối đa nguy cơ đau khớp gối, tổn thương khớp gối.
- Duy trì tỷ lệ cơ thể: Đối với những bệnh nhân mắc bệnh béo phì thừa cân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng giảm cân, với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để duy trì cân nặng hợp lý.
- Tái khám định kỳ: Để ngăn ngừa sự tái phát và những biến chứng có thể xảy ra của tràn dịch khớp gối sau chấn thương, người bệnh nên quay lại tái khám sau khi được điều trị tràn dịch khớp, đồng thời tuân thủ mọi hướng dẫn và chỉ định chăm sóc khớp. Khám khớp gối định kỳ 6 tháng/ lần cũng giúp phát hiện sớm và điều trị các bệnh mãn tính về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gút…
Tóm lại, khi có các triệu chứng tràn dịch khớp gối, người bệnh cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám và điều trị. Tràn dịch khớp gối không phải là bệnh hiếm gặp, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn mà không có tác dụng phụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.