Điều kiện mở trường mầm non? Hiệu trưởng cần bằng cấp gì?
Khái quát về trường mầm non? Trường mầm non có tên trong tiếng Anh là gì? Điều kiện mở trường mầm non? Hiệu trưởng cần bằng cấp gì?
Ở trường mầm non, trẻ em học thông qua thử nghiệm và chơi. Giáo viên hướng việc học của trẻ em xung quanh những gì chúng quan tâm. Trẻ em học cách giải quyết vấn đề, giao tiếp và hòa nhập với những người khác. Các em xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng, đồng thời giúp các em học tập dễ dàng hơn khi đến trường. Trường mầm non giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nó dạy cho họ những kỹ năng mới sẽ giúp họ học đọc, viết và làm toán. Chúng phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn, chẳng hạn như cách chơi với những đứa trẻ khác, làm việc nhóm và nói chuyện với người lớn. Trẻ em đi học mầm non có thể đối phó tốt hơn với việc chuyển tiếp đến trường vì chúng có trách nhiệm, độc lập và tự tin hơn. Vậy điều kiện mở trường mầm non được quy định là gì? Hiệu trưởng cần bằng cấp gì? Hãy timg hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Khái quát về trường mầm non?
Trường mầm non, còn được gọi là trường mẫu giáo, trường mầm non hoặc trường vui chơi, là một cơ sở giáo dục hoặc không gian học tập cung cấp chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em trước khi bắt đầu học ở trường tiểu học. Nó có thể được điều hành công khai hoặc tư nhân, và có thể được trợ cấp từ công quỹ. Nó dành cho trẻ em từ 3-5 tuổi.
Trường mầm non là một trong nhiều lựa chọn chăm sóc và giáo dục trẻ em dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ trước khi con họ bắt đầu đi học toàn thời gian (‘lớn’). Bài viết này có thể giúp bạn quyết định xem trường mầm non có phù hợp với con bạn hay không.
Các chương trình nhà trẻ và mẫu giáo được thiết kế để giáo dục trẻ em từ 3 đến 5. Trường mầm non thường kéo dài thời gian ngắn hơn so với việc chăm sóc cả ngày dài và giáo dục con bạn thông qua vui chơi. Trẻ em học theo tốc độ của riêng mình.
Mẫu giáo thường liên quan đến việc được giảng dạy bởi một giáo viên có trình độ trong một trường mầm non chuyên dụng, mặc dù các chương trình mầm non đôi khi được cung cấp tại các trung tâm giữ trẻ ban ngày và các loại hình chăm sóc trẻ em khác. Ở một số bang, trường mầm non được gọi là nhà trẻ hoặc ‘kindy’.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2 năm mầm non – được cung cấp ở nhiều quốc gia khác – giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn khi đến trường, với khả năng đọc viết, cảm xúc và kỹ năng xã hội tốt hơn. Gửi trẻ đi học mầm non sớm có thể đặc biệt quan trọng đối với những trẻ cần được hỗ trợ thêm – ví dụ: nếu ngôn ngữ đầu tiên của chúng không phải là tiếng Anh hoặc nếu chúng xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn.
Có nhiều loại hình trường mầm non và mẫu giáo ở các bang khác nhau. Một số, được gọi là trường mầm non chuyên nghiệp, dạy trẻ vài giờ một ngày. Ở những nơi khác, trẻ em ở lại cả ngày và ăn trưa.
Một số trường mầm non được điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc tiểu bang, những trường khác do các công ty tư nhân, trường độc lập hoặc phụ huynh tình nguyện. Các tổ chức như Steiner, Montessori và Reggio Emilia cung cấp các chương trình mầm non của riêng họ.
Xem thêm: Điều kiện bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
2. Trường mầm non có tên trong tiếng Anh là gì?
Trường mầm non có tên trong tiếng Anh là: Preschool.
3. Điều kiện mở trường mầm non?
Trên cơ sở quy định tại Điều 3 Nghị định mới 46/2017/NĐ-CP Về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy dịnh về điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục như sau:
“1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển”.
Như vậy, theo như quy ở trên thì điều kiện tiên quyết để có thể thành lập trường mầm non đó chính là phải có đề án thành lập trường theo như quy định và đề án đó phải thực sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương. Không những vậy, điều kiện để đề án đó được chấp nhận là phải có mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục và các quy định như đã nêu ra ở Khoản 2 Điều này.
Do đó, sau khi xác định là đủ điều kiện thành lập, theo Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, để được hoạt động giáo dục, các trường mầm non tư thục phải đáp ứng thêm các điều kiện:
– Thứ nhất, điều kiện không thể bỏ qua đó chính là việc thành lập này phải có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
– Thứ hai, để thành lập trường mầm non thi cần phải có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
Xem thêm: Điều kiện tuổi điều khiển xe gắn máy 50cc? Có cần bằng lái xe không?
+ Được đặt tại khu dân cư bảo đảm quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
+ Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích cây xanh, đường đi; diện tích sân chơi. Diện tích bình quân tối thiểu 12 m2/trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2/trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
– Thứ ba, để thành lập trường mầm non thi cần phải có khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
– Thứ tư, để thành lập trường mầm non thi cần phải có cơ cấu khối công trình gồm:
+ Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
+ Khu vực nhà bếp và kho;
+ Khối phòng hành chính quản trị: Văn phòng trường, phòng hành chính quản trị, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng cho nhân viên, khu vệ sinh giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe giáo viên, cán bộ, nhân viên;
Xem thêm: Thẩm quyền của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo viên trong trường
+ Khu vực sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp và sân chơi chung.
-Thứ năm, để thành lập trường mầm non thi cần phải có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Thứ sau, để thành lập trường mầm non thi cần phải có đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
– Thứ bảy, để thành lập trường mầm non thi cần phải có đủ nguồn tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
– Thứ tám, để thành lập trường mầm non thi cần phải có quy chế về tổ chức và hoạt động.
Như vậy có thể thấy rằng sau khi đáp ững được các điều kiện như tác giả nêu ra ở trên thì chủ thể muốn thành lập trường mầm non cần phải lập hồ sơ và trình tự thủ tục thành lập trường mầm non theo như quy định tại Điều 4 Nghị định 46 46/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 138/2018 quy định về hồ sơ và trình tự thủ tục thành lập trường mầm non tư thục như sau:
Về trình tự, thủ tục thành lập
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Xem thêm: Điều kiện để được bổ nhiệm chức Phó Hiệu trưởng
Hồ sơ bao gồm:
– Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục. Trong đó, cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
Bước 2: Thẩm định các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục tổ chức thẩm định trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Phòng Giáo dục chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong 05 ngày làm việc;
Bước 3: Ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định.
Xem thêm: Phó hiệu trưởng là gì? Quy định về điều kiện làm hiệu phó?
Cũng trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định nếu không đáp ứng các điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Hiệu trưởng cần bằng cấp gì?
Chủ thể muốn thực hiện việc mở trường mầm non thì có thể thực hiện việc đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, hoặc công ty với ngành nghề “Giáo dục mầm non” tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Như đã nói ở trên thì giáo dục mầm non là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, ngoài điều kiện về giáo viên, cơ sở vất chất,… để mở trường mầm non còn có các yêu cầu, điều kiện về việc thành lập trường khác được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 13/2015/TT-BGDDDT ngày 30/06/2015 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục quy định:
“Điều 13. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.”
Tiêu chuẩn trở thành hiệu trưởng theo Điều lệ mầm non ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 quyết định ban hành điều lệ mầm non quy định:
“Điều 16. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.
Xem thêm: Luật đấu thầu căng tin trường học? Hiệu trưởng có được tự ý cho thuê không?
2. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại….
3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non….;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.“
Như vậy, Hiệu trưởng trường mầm non phải là người có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên thì mới đủ điều kiện làm hiệu trưởng trường mầm non. Không những vậy mà để trở thành hiệu trưởng thì chủ thể đó cần chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước và có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao.