Điều kiện hưởng, cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung 2022

Quy định về hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Cách tính mức hưởng chế độ chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung? Thời gian để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Điều kiện được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung?

Phụ cấp thâm niên là chế độ khuyến khích mà Nhà nước đưa ra cho cán bộ, công chức, viên chức khi trong quá trinh công tác tại đơn vị. Đối tượng chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao. Phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng cho đối tượng được xếp lương theo các bảng l­ương căn cứ theo chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, không áp dụng đối với đối tượng chuyên gia cao cấp, cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng l­ương theo bảng l­ương chức vụ đã được xếp l­ương theo nhiệm kỳ.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Điều kiện được hưởng phụ cấp thâm niên:

– Điều kiện về thời gian được tính thời gian được hưởng chế độ thâm niên vượt khung như sau:

+ Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP đối với chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo cần đáp ứng điều kiện thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm( 60 tháng).

-Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Xem thêm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

-Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

Thời gian tập sự.

Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các thời gian nêu trên.

+ Căn cứ Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vi phải có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội cũng đủ 5 năm để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Xem thêm: Phụ cấp thâm niên là gì? Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo?

-Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm thời gian sau:

Thời gian công tác tại đơn vị

Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian trong cùng ngày nghề mình đang canh tác  để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

– Thời gian này không được tính phụ cấp thâm niên

Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;

Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Căn cứ để tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên:

+ Sổ Bảo hiểm xã hội;

Xem thêm: Công nhân viên quốc phòng có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

+Quyết định hoàn thành nghĩa vụ quân sự ;

+ Quyết  định bổ nhiệm ngạch hoặc quyết định tiếp nhận và phân công công tác hoặc quyết định công nhận hết thời gian tập sự;

+ Quyết định điều động, phân công nhiệm vụ mới theo một trong các chức danh của chuyên ngành;

Lưu ý:

-Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên mà bị ngắt quãng thì được cộng dồn.

–Trong trường hợp cùng một thời điểm làm việc và được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên khi có của nhiều ngành, nghề khác nhau thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.

3. Cách tính mức phụ cấp thâm niên:

Mức tiền phụ cấp thâm niên vượt khung = thời gian công tác đủ 5 năm thì được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung; sau đó cứ  mỗi năm (đủ 12 tháng) tăng thêm được tính thêm 1%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng

Xem thêm: Thời gian tính phụ cấp thâm niên

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng

Lưu ý:

– Trong quá trình tính hệ số lương vượt khung cần phải kết hợp với hệ số lương theo ngạch, hệ số phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và mức lương tối thiểu. Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả vào tiền lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức.

– Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung thì cơ quan có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên và thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm  gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

– Phụ cấp thâm niên vượt khung  được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

– Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả.

4. Cách tính mức hưởng chế độ chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung:

Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi về lương thâm niên vượt khung. Tháng 3/2014, bậc lương của em là 12/12, hệ số 4.06, ngạch cán sự. Đến tháng 3/2016, lương của em được cộng thêm 5% của 4.06, năm 2017 được cộng thêm 1% sau mỗi năm thứ 3 tổng cộng là 6%. Vậy là đúng chưa? Em thấy trên mạng, có luật sư tính là 5%+3%= 8%. Vậy cách tính nào đúng?

Xem thêm: Thâm niên là gì? Khi nào người lao động được trả phụ cấp thâm niên?

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương

1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

a) Mức phụ cấp như sau:

a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Xem thêm: Chế độ và thời gian hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội

b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:

– Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định;

– Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.

c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. […]”.

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, tháng 3/2014, bậc lương của em là 12/12, hệ số 4.06, ngạch cán sự. Đến tháng 3/2016, lương của em được cộng thêm 5% của 4.06, năm 2017 được cộng thêm 1% thì được tính là 6%. 

5. Thời gian để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

Tóm tắt câu hỏi:

Theo quy định, tháng 11/2016 tôi được xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung (5%), tuy nhiên, tôi đã xin nghỉ không hưởng lương từ tháng 8/2016 đến tháng 01/2017. Vậy cho tôi hỏi, đến tháng 11/2016 tôi có được xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung không? Nếu không được, tháng 01/2017 tôi vào làm lại thì đến khi nào tôi được xét nâng phụ cấp thâm niên vượt khung? Xin cảm ơn Luật sư!?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Phụ cấp thâm niên có phải tính lệ phí công đoàn

+ Về tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

Căn cứ Phần 2 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc l­ương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV, nay đã được thay thế bởi Thông tư số 08/2013/NĐ-CP. Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định, trong thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

– Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

+ Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

– Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

+ Đối với cán bộ, công chức:

Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

Xem thêm: Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề

Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

+ Đối với viên chức và người lao động:

Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

+ Về thời gian không được tính để hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

Căn cứ Tiết 1.2.phần 1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV, các trường hợp không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc l­ương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 và điểm 1.3 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV nay được thay thế bởi Thông tư 08/2013/TT-BNV. Điểm c) Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam.

Theo đó, thời gian nghỉ không hưởng lương không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Trường hợp của bạn, tháng 11/2016 bạn đủ điều kiện xét phụ cấp thâm niên vượt khung nhưng bạn nghỉ không hưởng lương từ tháng 8/2016 đến tháng 1/2017 thì bạn chưa được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung vào khoảng thời gian đó. Sau khi bạn quay lại làm việc, bạn sẽ được xét hưởng phụ cấp thâm niên khi bạn đủ điều kiện theo quy định trên.

6. Trường hợp nào được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư tư vấn Dương Gia. Tôi xin hỏi một điều như sau: Tháng 9/2018 tôi được nghỉ hưu (Đủ 55 tuổi), đồng thời cùng ngày tăng thâm niên vượt khung (5% của bậc 9/9; hệ số 4,98) như vậy tôi có được hưởng tăng thâm niên vượt khung đó không

Xem thêm: Cán bộ công chức phường, xã có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

Luật sư tư vấn:

Trước hết, do bạn không trình bày rõ bạn thuộc đối tượng nào để hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, do đó công ty tư vấn cho bạn theo quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ Mục 1 Thông tư 04/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức về điều kiện hưởng phụ cấp như sau:

“Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này, nếu đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức (sau đây viết tắt là ngạch); trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) hiện giữ, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ:

1.1. Thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11ngày 30 tháng 9 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.

b) Cán bộ, công chức, viên chức đã có 2 năm (đủ 24 tháng) xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp l­ương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

1.2. Các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc l­ương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 và điểm 1.3 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc l­ương thường xuyên và nâng bậc l­ương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2005/TT-BNV).

Xem thêm: Phụ cấp thâm niên cho cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã

2. Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc l­ương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.”

Trong trường hợp bạn đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì bạn sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Tuy nhiên, thời điểm bạn đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đồng thời cũng là thời điểm bạn được nhận quyết định nghỉ hưu thì lương hưu của bạn sẽ được tính theo mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian bạn đã đóng bảo hiểm xã hội chứ không căn cứ vào mức lương tại thời điểm bạn được tính phụ cấp thâm niên vượt khung.