Điều kiện, hồ sơ & thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa 2023

Trong quá trình quản lý đất nông nghiệp, Nhà nước đề ra nhiều chủ trương, chính sách giúp người dân thuận lợi hơn trong canh tác, tăng năng suất lao động. Và dồn điền đổi thửa là một trong những chính sách thuộc khuôn khổ này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay.

Vậy dồn điền đổi thửa là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa như thế nào? Bài viết này 101home sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Cùng theo dõi nhé.

1

Dồn Điền Đổi Thửa Là Gì?

Dồn điền đổi thửa là chính sách của Nhà nước quy định đối với loại đất nông nghiệp. Theo đó, các ô hay thửa ruộng đất nhỏ được dồn lại tạo thành thửa ruộng lớn giúp quá trình canh tác diễn ra thuận tiện, hiệu quả hơn. Nhờ vậy, công tác sản xuất được thống nhất trên quy mô lớn, nâng cao năng suất lao động.

Về bản chất, dồn điền đổi thửa chính là sự chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người nông dân sử dụng đất trong cùng địa phương.

quy định pháp lý về dồn điền đồi thửa

Bài viết đề xuất: Những Quy Định Pháp Lý Về Đất Phần Trăm Bạn Cần Biết

2

Điều Kiện Dồn Điền Đổi Thửa

Để thực hiện dồn điền đổi thửa, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ô đất, thửa đất cần thực hiện dồn điền đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác liên quan minh chứng quyền sử dụng đất.

  • Ô đất, thửa đất muốn dồn điền đổi thửa không nằm trong diện tranh chấp, không bị kê biên quyền sử dụng đất và phải còn thời hạn sử dụng.

  • Cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất với cá nhân, hộ gia đình khác trong cùng khu vực xã/phường/thị trấn. Và số lần thực hiện chuyển đổi tối đa là 10 lần.

  • Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dồn điền đổi thửa phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và được ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.

3

Nguyên Tắc, Vai Trò Chính Sách Dồn Điền Đổi Thửa

1. Nguyên tắc dồn điền đổi thửa

Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện dồn điền đổi thửa tại các địa phương cần tuân thủ hai nguyên tắc sau:

  • Công tác chỉ đạo dồn điền đổi thửa phải minh bạch, công khai, có sự đồng thuận cao của người dân. Lãnh đạo, chính quyền địa phương không được tự ý sắp đặt dồn điền đổi thửa.

  • Dồn điền đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể để thuận lợi cho sản xuất lâu dài, không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi…

chính sách của dồn điền đồi thửa

2. Vai trò chính sách dồn điền đổi thửa

Dồn điền đổi thửa góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới. Các đồng ruộng được quy hoạch lại theo vùng sản xuất hóa đã và đang giải quyết được hàng loạt vấn đề như:

  • Tình trạng manh mún, phân tán trong đất canh tác nông nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Việc cải tạo đất, thu hoạch, vận chuyển cũng thuận tiện hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí. Đây chính là tiền đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Giúp cơ quan thẩm quyền thuận lợi hơn trong việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp địa phương. Nhờ đó, hạn chế các trường hợp liên quan đến tranh chấp lối đi, đất liền kề… của người sử dụng đất.

Bài viết xem nhiều: Mua Bán, Chuyển Nhượng Nhà Đất: Bên Bán Chịu Thuế Gì

4

Hồ Sơ, Thủ Tục Thực Hiện Dồn Điền Đổi Thửa

1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký dồn điền đổi thửa bao gồm:

  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nếu đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì chuẩn bị bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp.

  • Văn bản chứng minh sự thỏa thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình.

  • Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của từng cá nhân, hộ gia đình.

  • Biên bản giao/nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa của chính quyền địa phương (nếu có).

  • Văn bản quyết định chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất đã được UBND cấp trên (quận, huyện, thành phố…) phê duyệt.

dồn điền đồi thửa là gì

2. Nộp đơn và giải quyết hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn mang đến nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra hồ sơ và xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Tiếp đó Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thiện hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện/thành phố.

  • UBND huyện/thành phố xem xét, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sổ đỏ) cho người dân.

  • Văn phòng đăng ký đất đai nhận sổ đỏ và trao cho người dân. Đồng thời thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai được dồn điền đổi thửa.

Trên đây là những thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ và thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa chi tiết. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính sách này và vận dụng thành công khi cần đăng ký dồn điền đổi thửa. Theo dõi 101home để cập nhật liên tục những thông tin hay về bất động sản nhé.

Rate this post

Liên Hệ Tư Vấn Phong Thủy Bất Động Sản Miễn Phí

Dịch vụ tư vấn phong thủy bất động sản miễn phí