Điện trở cách điện là gì? Những điều cần lưu ý khi lắp đặt điện trở cách điện
Hiện nay, cụm từ “điện trở cách điện” vẫn còn là khái niệm khá xa lạ với nhiều người bởi họ chưa có cơ hội nghiên cứu và tiếp xúc. Vậy điện trở cách điện là gì? Điện trở cách điện có vai trò gì trong cuộc sống? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây:
Khái niệm điện trở cách điện
Điện trở cách điện của động cơ là thông số được đo giữa vỏ động cơ và hai đầu dây ra của chúng. Thông số trên điện trở càng cao càng đồng nghĩa với khả năng an toàn khi sử dụng động cơ, máy móc càng lớn. Điện trở được lắp vào các bảng mạch, động cơ nhằm đo lường và kiểm soát thông số điện áp của mạch điện đó, tạo độ an toàn đáng tin cậy khi người dùng sử dụng động cơ và các thiết bị điện.
Đo điện trở cách điện và những thắc mắc cần giải đáp
Tại sao phải đo điện trở cách điện?
Trong cơ cấu hoạt động của động cơ và các bảng mạch điện, việc đo thông số điện trở giúp chúng ta có thể kiểm soát và theo dõi các thông số điện áp, từ đó xác định mức độ an toàn của các thiết bị điện. Thông số điện trở cách điện là một trong những thông số làm cơ sở giúp cho con người đưa ra những đánh giá ban đầu về tình trạng cách điện của các thiết bị điện. Những thông số này còn cho chúng ta thấy được sự biến thiên của dòng điện trong thời gian sử dụng. Ngoài ra, những thông số điện trở đo được có thể dùng để dự đoán nên rất thích hợp cho việc phân tích các đặc tính cách điện của dây áp, máy biến áp, động cơ, máy phát điện,…
Nguyên lý đo điện trở cách điện
Để đo được thông số điện trở cách điện, người ta cần lấy số liệu đo đạc ở đồng hồ đo điện trở cách điện. Nguyên tắc sử dụng và đo đạc thông số điện trở bởi đồng hồ được diễn giải như sau:
Tiến hành trên điện môi của thiết bị cần kiểm tra. Theo thực tế cho thấy, điện môi là chất cách điện, không cho dòng điện chạy qua. Nhưng thực tế cho thấy, không có chất cách điện tuyệt đối như vậy. Do đó ta sẽ thực hiện một điện áp của máy vào điện môi. Sau thao tác trên, chúng ta tiến hành xác định dòng rò qua điện môi, áp dụng định luật ôm để xác định điện trở cách điện của điện môi đó. Đây chính là nguyên lý làm việc chung của các đồng hồ đo điện trở cách điện.
Cách đo điện trở cách điện
Để tính được điện trở cách điện, các bạn có thể thực hiện theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp trực tiếp ứng dụng đo bằng đồng hồ megomet chuyên dùng có điện áp trên các cực đo. Nếu ứng dụng phương pháp gián tiếp, người dùng có thể vonmett và ampemet một chiều đo dòng điện rò ở các điện áp tiêu chuẩn.
500V,1000V,2500V,5000V
Rcđ = Uđ/Irò (MΩ)
Uđ : Điện áp một chiều đặt vào cách điện
Irò :Dòng điện rò đo được
Cách đo điện trở cách điện bằng megomet
Đồng hồ megomet là gì?
Đồng hồ megomet là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống với công dụng chính là kiểm tra mức độ an toàn của nguồn điện. Nói cách khác, thiết bị này được sử dụng với chức năng là đo điện trở được dùng để thử nghiệm cho dòng điện chuyên.
Cách đo điện trở cách điện bằng megomet
Đồng hồ megomet hoạt động với kết cấu logomet trừ điện, máy sử dụng hai khung dây, một khung dây tạo momen quay và một khung dây tạo momen phản kháng.
Đồng hồ đo Megomet sử dụng cơ cấu Lôgômét từ điện, máy sử dụng hai khung dây, một khung dây tạo momen quay và một khung dây tạo mômen phản kháng, góc quay α của cơ cấu đo tỷ lệ với tỉ số hai dòng điện chạy trong hai khung dây đó.
Thiết bị đo có cấu tạo khá nhỏ gọn, tiện dụng trong việc di chuyển thiết bị, tăng khả năng cơ động cho người sử dụng. Máy sử dụng nguyên lý toán học, vật lí nên cho số đo chính xác, giúp ích nhiều trong công việc kiểm tra điện trở , sản xuất các cuộn cáp dây điện, hay các thiết bị điện.
Điện trở cách điện và những vấn đề cần lưu ý
Tiêu chuẩn về điện trở cách điện
Để đảm bảo dòng điện an toàn, đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng, các bạn cần lưu ý một số thông số hình thành lên quy định về điện trở cách điện tiêu chuẩn. Cụ thể, các giá trị đo được phải đảm bảo:
– Hệ số hấp thụ: Bắt buộc = R60/R15. Hệ số hấp thụ là chỉ tiêu xác định độ ẩm của cách điện, hệ số hấp thụ là tỉ số của giá trị điện trở cách điện đo bằng mêgôm mét sau 15 giây (R15) và 60 giây (R60).
– Hệ số phân cực (PI): =R600/R60. Hệ số phân cực là tỉ số giữa điện trở đo được sau 10 phút và 01 phút kể từ lúc đặt điện áp vào điện trở cách điện.
– Điện trở cách điện(Rcđ) là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình trạng cách điện của thiết bị điện, được xác định thông qua tỉ số giữa điện áp đặt vào cách điện và dòng điện rò chay qua cách điện đó. Rcd =U/Ir (megaom) lấy ở giá trị 60s làm chuẩn.
Thông số hạn mức của điện trở cách điện
Một lưu ý nữa khi sử dụng điện trở cách điện chính là lưu tâm về các thông số hạn mức cho phép của điện trở cách điện. Thông thường, điện trở cách điện có 2 thông số hạn mức cơ bản chính là: điện trở các điện an toàn và điện trở cách điện tối thiểu. Người dùng bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc về thông số hạn mức của điện trở, điều này đảm bảo điện trở hoạt động hiệu quả nhất, đem lại những thông số chuẩn chỉnh nhất.
Khoảng điện trở cách điện an toàn
Điện trở cách điện an toàn là hạn mức điện trở cách điện cho phép để đánh dấu mức điện trở phù hợp, lý tưởng nhất để dòng điện chạy bình thường. Mức điện trở an toàn được đưa ra nhằm kiểm soát, theo dõi định mức điện trở, luôn đảm bảo điện năng của động cơ đạt được ở mức độ an toàn, không quá mạnh cũng không quá kém.
Khoảng điện trở cách điện tối thiểu
Điện trở cách điện tối thiểu là định mức được quy định cho các thiết bị điện để đảm bảo các thiết bị này đủ điều kiện hoạt động bình thường, không có điện trở quá nhỏ và kém.
Như vậy, những thông tin được tổng hợp bên trên đã nêu lên những đặc điểm xoay quanh điện trở cách điện, đồng thời giải nghĩa cho câu hỏi điện trở cách điện là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng các thiết bị điện. Cảm ơn các bạn đã dõi theo bài viết của chúng tôi.