Điển cố là gì? | Vatgia Hỏi & Đáp

Về khái niệm“điển cố”, có nhiều cách cắt nghĩa, giải thích khác nhau. Để có được cái nhìn khách quan, tổng quát, ta đi vào tìm hiểu một số cách định nghĩa về điển cố.

1. Theo “Từ điển Hán – Việt” của Đào Duy Anh:Điểnlà phép tắc,cốcó hai nghĩa: nghĩa 1 là việc, sự việc; nghĩa 2 là cũ, xưa. “Điển cố là những chuyện chép trong sách xưa”[1, 276].

2. Tác giảĐinh Gia Khánh trong “Từ điển Hán Việt” (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, năm 1992), nêu định nghĩa: “Điển cố là chuyện có ở điển cũ” [4, 313].

3. “Từ điển Tiếng Việt” do Nhà xuất bản Thanh Hóa in năm 1998 đóng góp định nghĩa: “Điển cố là phép tắc cổ điển”; còn “Điển tích là câu chuyện trong sách đời trước được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm”[8,436-437].

4. Nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học Hoàng Phê trong “Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa: “Điển cố là sự việc, hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn lại một cách cô đúc” [10, 318].

5. Trong công trình “Thi pháp Truyện Kiều”, Trần Đình Sử đã nêu và dẫn ra: Điển cố là một trong những biện pháp tu từ cơ bản của văn chương cổ điển. Theo Vương Lực trong sách “Cổ đại Hán ngữ”, trong văn chương cổ có 8 phương thức tu từ thông dụng. Đó là 1. Kê cổ; 2. Dẫn kinh; 3. Đại xưng; 4. Đảo trí; 5. Ẩn dụ; 6. Vu hồi; 7. Ủy quyển; 8. Khoa sức. Trong đó “kê cổ” tức là kê cứu việc xưa, cụ thể là việc dẫn sự việc của người xưa để chứng thực cho ý kiến của mình. Đó tức là mầm mống của việc dùng điển cố [13, 289].

6. Định nghĩa của Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sửyếu”: “Điển(nghĩa đen là việc cũ) là một chữ, hay một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một tích xưa, khiến cho người đọc sách phải nhớ đến chuyện ấy, sự tích ấy mới hiểu ý nghĩa và cái lý thú của câu văn [3, 197].

7. Theo Lại Nguyên Ân trong“Từ điển văn học (từ nguồn gốc đến hết thếkỷ XIX)” thì: Điển cố là một sự tích xưa của một vài câu thơ, câu văn cổ được người đời sau sử dụng trong hành văn để diễn tả ý mình cần nói.

Song đây không phải làlối trích dẫn nguyên văn màlàlối dùng lại vài chữcốt gợi nhớđến sự tích cũấy, câu văn cổấy. Lối nàyđược gọi chung làdùng điển cố, bao gồm phép dùng điển vàphép lấy chữ.

Dụng điển (chữHán):dụng: vận dụng,điển: việc cũ hoặc xử sự, khiến việc, ý nói “sai khiến” các tích cũ, chuyện xưa cho thích dụng vào văn mạch của mình. Các điển gồm các tình tiết đã được chép trong sử sách, kinh truyện, kể cả các tình tiết hoang đường, hư cấu đã được viết ra trong những tác phẩm nổi tiếng thời trước.

Lấy chữ làmượn dùng lại một vài chữtrong cácáng văn thơcổvào câu văn của mình, gợi cho người đọc phải nhớđến câu thơcâu văn ở các tác phẩm của người xưa.

Từ những ýkiếnđã nêuởtrên, chúng tôi mạnh dạn nêu ra cách hiểu vềđiển cố. Điển cố:

+ Là những chuyện về người và việc trong lịch sử (lấy từ trong kinh, sử, truyện của văn học cổ – trung đại Trung Quốc).

+ Lànhững câu văn, câu thơ, bài văn xưa, cổđược người ta vận dụng trong văn học cổ- trung đại Trung Quốc (còn gọi là điển tích).

Nhìn một cách tổng thể, điển cố trong văn học trung đại Việt Nam được hình thành từ thư tịch cổ Trung Hoa, theo tác giả Đoàn Ánh Loan các điển cố có nguồn gốc từ: Kinh, tử, sử, thơ, văn [6, 65]. Việc sử dụng điển cố không chỉ được sử dụng nhiều trong thơ ca Trung Quốc, mà còn trở thành một đặc trưng thi pháp trong văn học trung đại Việt Nam.