Điện 3 pha là gì? Tìm hiểu về điện 3 pha

Trong đời sống người dân hiện nay, hệ thống điện là một nhu cầu thiết yếu quan trọng. Hệ thống được dây điện được nối rộng khắp gần như mọi chỗ trên cả nước. Đây là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng. Vì được sử dụng gần như trong mọi hoạt động đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dòng điện mình đang sử dụng là gì? Dòng điện 3 pha là như thế nào? Nắm bắt được điều đó Vật Tư Hải Dương đã đưa ra bài viết này. Để cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất.

Tổng quan

Định nghĩa dòng điện xoay chiều?

Dòng điện xoay chiều tên tiếng anh là AC (alternating Curent) là một dòng điện có chiều. Và cường độ biến đổi theo thời gian.

Để sản xuất ra dòng điện xoay chiều người ta thường sử dụng các máy phát điện xoay chiều. Hoặc có thể chúng được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử. Thường được gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

Tại Việt Nam, có 2 loại dây được sử dụng để kéo dây điện từ nhà máy điện đến nhà là dây nóng (dây pha) và dây nguội (dây trung tính).

– Dây nóng luôn luôn có dòng điện chạy qua và chiều của dòng điện thay đổi theo thời gian. Thường có ks hiệu là P và L.

Biểu đồ mô tả sự thay đổi của dòng điện theo thời gian của dây nóng:

Dây nguội là dây không có điện và chúng sẽ được kết nối với đất tại nhà máy phát điện

Nguồn gốc

Thomas Edinson đã phát hiện ra sự dịch chuyển của các hạt điện tích theo hướng không đổi. Và sau đó phát minh ra dòng điện 1 chiều.

Sau đó dòng điện xoay chiều được phát hiện bởi nhà khoa học Nicola Tesla. Năm 1882 khi ông khám phá ra được từ trường xoay chiều.

Đến năm 1895, Tesla tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên. Đây chính là bước đặt dấu mốc quyết định cho việc nghiên cứu thành công dòng điện xoay chiều.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển có rất nhiều cách tạo ra dòng diện xoay chiều bằng các phương pháp khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến như: lợi dụng sức gió, hơi nước nóng, sức mạnh của dòng nước,… để làm quay tua bin tạo ra biến thiên từ trường.

Lưu ý về dòng điện xoay chiều.

Chu kỳ và tần số dòng điện xoay chiều

Trong dòng điện xoay chiều thì khoảng thời gian để điện xoay chiều lặp lại một khoảng mới ở vị trí cũ thì được gọi là chu kỳ của dòng điện. Đơn vị tính bằng giây (s).

Tần số điện xoay chiều (ký hiệu: F, đơn vị Hz): là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây.

Pha của dòng điện

Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện mà khi có thời điểm mà điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau.

Hai dòng điện xoay chiều lệch pha là hai dòng điện tại các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau.

Hai dòng điện xoay chiều ngược pha là hai dòng điện lệch pha nhưng có độ lệch là 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia sẽ giảm và ngược lại.

Biên độ và giá trị hiệu dụng của dòng điện

Biên độ của dòng điện xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều. Biên độ này thường cao hơn giá trị hiển thị từ các đồng hồ đo điện áp.

Giá trị hiệu dụng: là giá trị điện áp được ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử. Và cũng là giá trị đo được từ các đồng hồ.

Công suất của dòng điện

Là giá trị phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên

Công suất của dòng điện xoay chiều được tính bằng công thức: P=UIcosα

Trong đó: U là điện áp

I là dòng điện

α là góc lệch pha giữa U và I

Dòng điện 3 pha là gì?

Định nghĩa dòng điện 3 pha

Dòng điện xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch xoay chiều tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, có chung 1 dây trung tính.

Để giảm lượng điện năng hao tổn hơn so với dòng điện 2 pha, người ta thường sử dụng dòng điện 3 pha cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp hay sử dụng thiết bị điện có công suất lớn.

Điện 3 pha gồm 2 dây nóng, 1 dây lạnh. Tại Việt Nam, điện áp xoay chiều của dòng điện 3 pha chuẩn ra là 380V.

Nguyên lý hoạt động của điện 3 pha

Thường thì máy phát điện đồng hồ ba pha để sử dụng tạo ra nguồn điện 3 pha:

Máy phát điện 3 pha có cấu tạo bao gồm:

– Phần tĩnh Sayto: có lõi thép xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn lần lượt là AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 120 độ trong không gian.

– Mỗi dây quấn được gọi là một pha: AX – Pha A, BY – pha B, CZ – pha C. Phần quay roto là nam châm điện N – S.

Khi mạng điện 3 pha được nối vào động cơ, từ trường quay do stato gây ra sẽ làm cho roto quay liên tục. Chuyển động quay của roto được trục máy sẽ truyền ra ngoài và chính nó sẽ vận hành hoạt động của máy móc.

Cách nối mạch điện 3 pha:

  • Cách nối hình sao (Y):

Để nối hình sao, thực hiện nối 3 điểm cuối của pha với nhau để tạo thành điểm trung t

Đối với nguồn, 3 điểm cuối X, Y, Z nối với nhau tạo thành điểm trung tính O của nguồn.

Đối với tải, 3 điểm cuối X’, Y’, Z’ sẽ nối với nhau tạo thành trung tính của tải là O’.

  • Cách nối hình tam giác

Khi nối đầu pha này nối với cuối pha kia sẽ được cách nối hình tam giác

Trên đây là các thông tin cơ bản nhất cần biết về dòng điện 3 pha. Hi vọng chúng sẽ có thể giúp cho bạn có những thông tin cần thiết.

Để bảo vệ an toàn cho hệ thống điện và đảm bảo dòng điện được hoạt động một cách ổn định thì cần trang bị hệ thống ống đi dây điện tốt nhất. Vật Tư Hải Dương chuyên cung cấp các nguyên vật liệu, thiết bị cơ điện và phụ trợ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi luôn cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Để nhận được tư vấn và báo giá tốt nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay. Click tại đây.