Điểm sáng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple có thể được xem là một trong những chiến lược thành công nhất từng được thực hiện. Thành công của Apple đến từ một sứ mệnh rõ ràng và từ những tư duy sáng tạo không ngừng.
Có rất nhiều điều mà các nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới có thể học hỏi từ Apple và áp dụng vào môi trường thiết kế cũng như hoạch định chiến lược sản phẩm của riêng họ. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu qua về những điểm độc đáo, táo bạo dẫn đến thành công lớn trong chiến dịch phát triển sản phẩm của Apple qua bài viết sau.
>>> KHÁM PHÁ THÊM:
Mục Lục
1. Những điểm nổi bật trong quy trình phát triển sản phẩm của Apple
Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ. Quy trình phát triển sản phẩm của Apple đã khiến họ thành công như ngày hôm nay. Để làm được điều đó, họ đã cho triển khai một quy trình phát triển sản phẩm gồm những điểm nổi bật sau:
1.1 Trao quyền cho Bộ phận thiết kế
Thương hiệu một sản phẩm được người sử dụng tin dùng không chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm. Vẻ ngoài của một sản phẩm phải hỗ trợ và nâng cao chức năng hoạt động của nó và gắn kết đến mức cả hai không thể tách rời. Tại Apple, quyền hạn của Bộ phận thiết kế được đặt lên hàng đầu. Một trong những chiến lược phát triển sản phẩm của Apple được áp dụng hiệu quả trong nhiều năm qua.
Người từng đảm nhiệm vai trò giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive – Giám đốc thiết kế người Anh và đội ngũ thiết kế của ông tại Apple được trao quyền làm việc như những nhà lãnh đạo Công ty mà không phải báo cáo về tài chính, sản xuất vv…
Không những thế, nhóm thiết kế của Ông còn được cấp quyền tự do đặt ngân sách cho bộ phận của mình và có thể bỏ qua khả năng thực tiễn trong sản xuất.
Trung tâm của Bộ phận thiết kế, nơi được gọi là” The Industrial Design Studio” là nơi chỉ có vài nhân viên Apple được quyền truy cập vào. Đó là nơi mà đội thiết kế của Apple đã tạo ra những sản phẩm đầy sáng tạo.
Khi rời khỏi vị trí Giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive từng cho biết là sau gần 30 năm với vô số dự án trải qua, ông tự hào nhất là những việc mà Apple đã làm để tạo ra đội ngũ thiết kế hoạt động độc lập ở tầm cao vượt trội.
>>> ĐỌC NGAY: Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp Agile
1.2 Cô lập nhóm thiết kế
Phần lớn nhân viên của Apple không được vào phòng thiết kế của Công ty, kể cả một số người giữ vị trí điều hành bộ phận khác cũng không được tự động vào. Khi một nhóm thiết kế làm việc với một sản phẩm mới, Apple sẽ thực hiện chiến lược cô lập nhóm thiết kế, cụ thể như sau:
-
Nhóm thiết kế sẽ bị tách biệt khỏi công việc kinh doanh của Apple và chịu sự kiểm soát chặt chẽ để tránh trao đổi hoặc giao lưu tương tác với nhóm khác trong ngày. Đội ngũ thiết kế chỉ chịu trách nhiệm trước Ban điều hành. Họ được giải phóng khỏi cấu trúc báo cáo của một công ty lớn như thông lệ mà chỉ báo cáo trực tiếp với Ban điều hành.
-
Một phần tòa nhà nơi đội thiết kế làm việc có thể bị khóa hoặc là các bộ phận vốn được bố trí gần đó sẽ được tách biệt ra chỗ khác để nhường chỗ cho nhóm thiết kế làm việc khi có dự án mới.
-
Những lúc này, ngay cả những người trong đội thiết kế cũng cần bảo mật thông tin: Các kỹ sư phần mềm sẽ không biết phần cứng trông như thế nào và các kỹ sư phần cứng cũng không biết phần mềm hoạt động ra sao.
Việc cô lập nhóm thiết kế có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple. Điều này giúp bộ phận thiết kế chỉ cần quan tâm đến mục tiêu sáng tạo sản phẩm mới và tránh bị tác động của các yếu tố bên ngoài.
>>> ĐỌC NGAY: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách vận dụng trong quản trị
1.3 Tài liệu và quy trình chi tiết
Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.
Nhận Biểu Mẫu OKRs
Tài liệu về quy trình sản phẩm mới của Apple (The Apple New Product Process -ANPP) được cung cấp cho nhóm phát triển sản phẩm khi họ bắt đầu triển khai dự án. Đây là một khái niệm của Apple được áp dụng lần đầu tiên tại công ty trong quá trình phát triển sản phẩm Macintosh.
Tài liệu vạch ra chi tiết các giai đoạn của quá trình thiết kế sáng tạo và ghi lại từng giai đoạn mà nhóm thiết kế sẽ trải qua: Ai sẽ làm việc trên từng giai đoạn, ai sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành và dự kiến khi nào sản phẩm được hoàn thành? Tất cả đều được ghi rõ trong tài liệu, một quy trình quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
>>> XEM THÊM: Pain point là gì? 4 cách xác định pain point của khách hàng
1.4 Audit vào thứ 2 hàng tuần
Vào thứ Hai hàng tuần, nhóm điều hành của Apple họp để xem xét mọi sản phẩm mà công ty đang sản xuất.
Các phiên họp thường kéo dài khoảng ba giờ, từ 9 giờ sáng đến trưa hoặc 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
Apple có thể làm được điều này vì Apple không thực hiện đánh giá nhiều sản phẩm cùng một lúc. Một phần vì họ có ít sản phẩm được sản xuất tại cùng một thời điểm. Điều này giúp tăng nguồn lực tập trung vào các dự án trọng điểm mang lại hiệu quả cho Công ty hơn là lan man với các dự án nhỏ lẻ.
Nếu có một dự án nào không nhận được đánh giá vào đầu tuần này, thì chúng sẽ tự động được chuyển sang kỳ đánh giá tiếp theo vào thứ Hai tuần kế tiếp. Điều này có nghĩa là không có sản phẩm nào cần quá hai tuần để đánh giá, tính từ khi đưa ra quyết định quan trọng cho phép Công ty sẵn sàng tiếp cận thiết kế.
Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple có thể thành công như ngày hôm nay cũng bắt đầu từ những phiên họp hàng tuần như thế.
>>> ĐỌC THÊM: USP là gì? 2 Gợi ý giúp Doanh nghiệp phát triển USP hiệu quả
1.5 Tầm quan trọng của 2 vị trí: The EPM và The GSM
NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ
Họ và tên *
Email *
Số điện thoại(Zalo) *
Công ty *
Quy mô *
Chức vụ *
Khi một sản phẩm bắt đầu được sản xuất, EPM (người quản lý chương trình kỹ thuật) và GSM (người quản lý cung ứng toàn cầu) có trách nhiệm quan trọng trong việc tiếp quản sản phẩm từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất và đưa sản phẩm thiết kế thành hiện thực.
Họ có quyền kiểm soát tuyệt đối quy trình sản phẩm và quyền lực cao đến mức ở Apple, người ta gọi họ là “mafia EPM”. Cả hai vị trí này đều do các giám đốc điều hành dành phần lớn thời gian ở Trung Quốc thực hiện giám sát quá trình sản xuất.
Công việc của EPM và GSM thực ra chỉ đơn giản là đảm bảo rằng sản phẩm được đưa ra thị trường đúng cách, đúng thời điểm và đúng chi phí. Trong quá trình làm việc, họ có thể không đồng nhất ý kiến với nhau tại một số điểm nhưng họ luôn đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc làm điều gì tốt nhất cho sản phẩm và đúng với các quy trình trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
>>> ĐỌC NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả
1.6 Lặp lại liên tục là bí quyết
Đôi khi có những rò rỉ từ các phiên bản của một sản phẩm như iPhone mà chúng ta không bao giờ thấy được bản phát hành. Nhiều lần những rò rỉ này đến từ Trung Quốc, nơi một công nhân nhà máy có thể đã được trả tiền để giao mẫu thử nghiệm cho một blogger hoặc nhà báo.
Điều đó cho thấy rằng, để hoàn thành một sản phẩm, Apple phải lặp đi lặp lại thiết kế trong suốt quá trình sản xuất. Sản phẩm được tạo ra, được thử nghiệm và xem xét, sau đó nhóm thiết kế cải thiện sản phẩm và được xây dựng lại. Đây là một quá trình kéo dài 4-6 tuần và có thể chạy nhiều lần trong vòng đời phát triển của sản phẩm.
Do vậy, mặc nhiên là nhiều phiên bản của bất kỳ thiết bị nào đã được hoàn thiện, chứ không chỉ là một nguyên mẫu ban đầu. Đây là một cách xây dựng một sản phẩm mới cực kỳ tốn kém, nhưng đó là tiêu chuẩn trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
>>> XEM THÊM: Chiến lược Marketing của Haidilao và những điểm sáng nổi bật
1.7 Bí mật nằm ở phần đóng gói
Một căn phòng trong tòa nhà Tiếp thị được hoàn toàn dành riêng cho việc đóng gói sản phẩm. An ninh bảo mật rất cao cho khu vực thuộc tòa nhà dành riêng cho các sản phẩm mới và thiết kế.
Đây là nơi các nguyên mẫu được mở hộp. Vào thời điểm trước khi iPod mới ra mắt, một nhân viên của Apple đã dành hàng giờ mỗi ngày trong nhiều tháng chỉ để mở hàng trăm nguyên mẫu hộp bên trong để trải nghiệm và điều chỉnh quy trình mở hộp.
Để thực hiện thành công chiến lược phát triển sản phẩm của Apple, họ đã cho thực hiện một khâu quan trọng là xây dựng phòng đóng gói với sự bảo mật tuyệt đối là để ngăn chặn rò rỉ thông tin ra bên ngoài. Nếu bạn từng thấy một nguyên mẫu sản phẩm của Apple bị rò rỉ thì chắc chắn nguyên nhân không phải từ đây mà nhiều khả năng nó đã biến mất khỏi dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc.
>>> ĐỌC THÊM: Phòng truyền thông và vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp
1.8 Ra mắt sản phẩm
Khi sản phẩm được coi là tốt nhất có thể – sản phẩm sẽ được đưa vào một kế hoạch hành động được gọi là “the Rules of the Road”. Điều này giải thích tất cả các trách nhiệm và hành động phải được thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm thương mại.
Hẳn sẽ là một trải nghiệm căng thẳng nếu bạn ở trong quy tắc này bởi vì nếu bạn làm mất sản phẩm hoặc hoặc làm rò rỉ thông tin về sản phẩm thì bạn sẽ ngay lập tức bị sa thải. Điều này được giải thích trong chính tài liệu về quy tắc.
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Jack Ma – Tỷ phú người Trung Quốc
2. Những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino, California chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử, phần mềm máy tính vv… Là một trong 5 công ty công nghệ lớn tại Mỹ. Apple là Công ty có chiến lược phát triển sản phẩm tối ưu và đặc biệt.
Điều gì khiến Apple thành công như vậy? Những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua phần viết sau của chúng tôi.
2.1 Đỉnh cao số 1: Chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua chiến lược khác biệt hóa
Khác biệt hóa sản phẩm là một chiến lược tiếp thị được thiết kế để phân biệt sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt hóa sản phẩm liên quan đến việc xác định và truyền đạt những tính chất độc đáo của một sản phẩm cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa sản phẩm của Công ty với các Công ty đổi thủ.
Sự khác biệt hóa sản phẩm kết hợp với việc phát triển những giá trị tốt đẹp khiến sản phẩm hấp dẫn đối với người dùng và mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn. Đó là một trong những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
Nếu thành công, sự khác biệt hóa sản phẩm có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho người bán sản phẩm và cuối cùng là xây dựng nhận thức lâu dài về thương hiệu.
Tất cả những điều đó gửi đến khách hàng một thông điệp mạnh mẽ rằng các sản phẩm của hãng vượt trội hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
>>> ĐỌC NGAY: Cross Selling và 8 Gợi ý giúp thực hiện hiệu quả
2.1.1 Đột phá trong mẫu mã
Từ khi thành lập đến nay, Apple đã làm nhiều việc để tạo ra những sản phẩm đáng kinh ngạc, thay đổi cách mọi người tương tác với công nghệ, tạo nên sự khác biệt đối với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Những thiết kế, ý tưởng và quan điểm độc đáo đã giúp Apple trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ.
Ví dụ một bước đột phá quan trọng của Apple là việc phát hành iPod vào năm 2001. Cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số bắt đầu và mang đến cho mọi người sức mạnh của việc có toàn bộ thư mục âm nhạc trong một sản phẩm xinh đẹp bé nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Hoặc khi Steve Jobs ra mắt chiếc iPad đầu tiên vào năm 2010, đã có rất nhiều người hoài nghi. Nhiều chuyên gia và những người bình thường không hiểu được sức hấp dẫn của máy tính bảng và giao diện màn hình cảm ứng dành cho máy tính và thiết bị. Những nhà phê bình dự đoán sản phẩm sẽ thất bại và họ đã sai. Cho đến tận ngày nay, IPad tiếp tục chiếm lĩnh thị trường thiết bị kỹ thuật số. Điều đó chứng tỏ đó là một trong những điều đúng đắn được triển khai trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
>>> XEM NGAY: Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới
2.1.2 Xây dựng hệ điều hành độc quyền
Apple iOS là hệ điều hành độc quyền được sử dụng trên các thiết bị di động của Apple như iPhone và iPad. iOS được xếp hạng là nền tảng điều hành thiết bị di động được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, sau Android.
Đối với các sản phẩm của Apple như máy tính Macbook, máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động iPhone và iPad, công ty đểu sử dụng điểm bán hàng độc nhất là hệ điều hành chính hãng iOS hay Mac nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một phần của thị trường tiêu dùng.
Apple đã tạo được sự tin tưởng khiến người sử dụng trở thành người ủng hộ trung thành của sản phẩm bởi tính bảo mật cao và tương đối dễ dụng, hoạt động ổn định.
Apple muốn kiểm soát hoàn toàn môi trường hoạt động của họ và họ có đủ nguồn nhân vật lực để triển khai thực hiện điều đó.
>>> ĐỌC NGAY: Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên
2.1.3 Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt
Apple tạo sự khác biệt cho các sản phẩm của mình bằng cách định giá chúng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, cho thấy rằng các sản phẩm có chất lượng tốt hơn và tích hợp công nghệ mới nhất. Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm đặc biệt với mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó. Và khách hàng sẵn sàng chọn lựa, dù phải trả giá cao hơn sản phẩm khác.
>>> ĐỌC NGAY: Tất tần tật về sản xuất tinh gọn Doanh nghiệp sản xuất cần biết
2.2 Đỉnh cao số 2: Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Tầm nhìn tập trung vào trải nghiệm khách hàng là một trong những chiến lược Marketing quan trọng khác của Apple. Apple đã liên tục đầu tư vào việc thiết kế lại các sản phẩm của mình theo các tính năng lấy khách hàng làm trung tâm.
Apple đã tạo ra một chiến lược trải nghiệm khách hàng hấp dẫn để cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu và tạo ra sự hài lòng không thể cưỡng lại của khách hàng. Công ty thành công vì đã có chiến lược mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất thông qua phần mềm, phần cứng sáng tạo và lên kế hoạch cho những sản phẩm tuyệt vời theo định kỳ hàng năm.
Apple cũng đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng.
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 7 Cách tiếp cận khách hàng online đơn giản trong thời đại 4.0
2.3 Đỉnh cao số 3: Xây dựng hệ sinh thái dành cho người dùng Apple
Một chiến lược Marketing hiệu quả của Apple đó là phát triển và kết nối cộng đồng người dùng.
Nếu khách hàng của Apple được hỏi vì sao họ lại chọn mua sản phẩm đến từ Apple, phần lớn khách hàng của Apple sẽ trả lời đó là tính kết nối với mọi người xung quanh.
Cộng đồng khách hàng Apple đều mang lại một hành trình nhất quán và phát triển lòng trung thành trong thị phần của Công ty. Apple đã tạo ra một nền tảng trực tuyến để kết nối với khách hàng, dù là bạn bè, người thân hay những người xa lạ, thì việc sử dụng và sở hữu sản phẩm Apple cũng khiến họ có cảm giác như đang sở hữu một vật thân thuộc bên cạnh mình.
Apple tạo ra một cộng đồng khá lớn gồm những người dùng trung thành của họ. Với thông điệp kết nối người dùng, dù khách hàng là bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay thậm chí chỉ là những người hoàn toàn xa lạ với nhau, thì việc sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple và hệ điều hành Mac hay iOS đểu có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, hình ảnh hoặc video đến người khác rất dễ dàng.
2.4 Đỉnh cao số 4: Xây dựng nội dung quảng cáo tập trung lợi ích của người sử dụng
Chiến lược trải nghiệm khách hàng của Apple tập trung vào hoạt động quảng cáo tiếp thị siêu thuyết phục để xây dựng sự tương tác mạnh mẽ của khách hàng với Apple. Xây dựng sự tương tác của Khách hàng hiệu quả là một vấn đề chủ quan, nhưng người mua yêu thích các sản phẩm của Apple và trở thành khách hàng trung thành. Các sản phẩm của Apple đã tự nói lên điều đó.
Đội ngũ tiếp thị tạo ra những câu chuyện, những điều đơn giản để nói với khách hàng rằng họ rất xứng đáng với việc sở hữu một sản phẩm của Apple. Điều đó khiến họ trở thành một người tốt hơn, giúp khách hàng nhận ra rằng những sản phẩm họ đang dùng có thể thực hiện được nhiều tính năng có giá trị và giúp ích cho họ rất nhiều trong đời sống hàng ngày.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững
2.5 Đỉnh cao số 5: Tập trung vào việc tuyên bố giá trị
Apple tạo ra một giá trị đáng kinh ngạc đó là khách hàng là người luôn mong muốn trở thành người sở hữu sản phẩm. Sản phẩm của Apple không chỉ xuất sắc về phần thiết kế tuyệt đẹp mà chất lượng sản phẩm cũng ít sản phẩm sánh kịp.
Sau khi thực hiện thành công 2 bước thiết kế sản phẩm đẹp và sản xuất sản phẩm chất lượng, Apple rất dễ dàng bán sản phẩm của mình trên thị trường. Và do đó, mọi người cuối cùng đều khao khát được sở hữu các sản phẩm của Apple với mức giá mà hãng đưa ra, dù có cao hơn các hãng khác.
Trong chiến lược marketing của Apple, họ tập trung vào đề xuất giá trị thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm thay vì quan tâm đến việc cạnh tranh về giá cả.
>>> XEM NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
2.6 Đỉnh cao số 6: Đơn giản hóa
Apple luôn thực hiện việc đơn giản hóa các sản phẩm nhưng vẫn đầy đủ các chức năng để cho người dùng không phải bối rối khi sử dụng. Nghiên cứu điển hình của Apple là sử dụng ý tưởng “làm cho công nghệ trở nên đơn giản đến mức mọi người đều có thể là một phần của tương lai.”
Steve Jobs khẳng định họ lấy tâm lý người tiêu dùng đặt lên trên hết khi họ chuyển đổi những tiến bộ công nghệ hàng đầu thành công nghệ “người tiêu dùng dễ tiếp cận”.
Apple đã làm rất tốt khi lấy ý tưởng thương hiệu đơn giản đó và trải dài nó trong câu chuyện thương hiệu của họ thông qua quảng cáo. Họ không sử dụng thuật ngữ công nghệ hay chuyên ngành mà dùng những từ ngữ đơn giản, trực tiếp để đáp ứng lợi ích mà khách hàng cần.
Cách phối màu sản phẩm cũng rất đơn giản, tên sản phẩm dễ nhớ vv… đã tạo nên sức hút lớn trên thị trường. Đơn giản nhưng rất sang trọng. Đơn giản nhưng rất hữu dụng cho người dùng. Đó là lý do vì sao nhiều người chọn sản phẩm của Apple.
>>> XEM NGAY: Hướng dẫn sử dụng luật hấp dẫn thu hút khách hàng chi tiết
2.7 Đỉnh cao số 7: Product Placement
Một sản phẩm sẽ được đánh giá cao trong mắt người dùng khi họ nghe ý kiến nhận xét tốt từ người đã sử dụng sản phẩm. Điều đó hiệu quả hơn mọi lời quảng cáo từ chính nhà sản xuất. Vì vậy có .nhiều người muốn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ thường nghe theo nhận định của người thân, bạn bè, người quen, người có uy tín đã sử dụng qua sản phẩm, dịch vụ.
Trong những thập kỷ qua, Apple đã làm tốt việc là để cho khách hàng tự nói về sản phẩm của Apple cho khách hàng mới sau khi họ dùng sản phẩm của Apple. Đó là nghệ thuật Product Placement trong chiến lược marketing sản phẩm.
Apple đã xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói Apple là công ty đầu tiên trong lịch sử thương mại thế giới đã làm cho sản phẩm của mình có hàng triệu tín đồ mong muốn được sở hữu.
Không dễ gì tìm thấy một Công ty mà khi sản phẩm mới của họ tung ra thị trường, nhiều người xếp hàng trước cửa hàng của họ chờ mua như ở cửa hàng của Apple. Một cộng đồng người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ đón nhận sản phẩm của Apple là nhờ vào chiến lược Marketing đỉnh cao của Apple đã khiến cho mọi khách hàng đều mong muốn gắn bó với cộng đồng đó.
Từ rất lâu, Apple đã biết cách tận dụng những phản hồi, đánh giá chất lượng sản phẩm từ khách hàng của họ. Họ xem đây như là những lời quảng cáo đáng tin cậy và có giá trị đối với người dùng, điều mà thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng.
>>> XEM THÊM: Up Selling và Cross Selling: Sự khác nhau và bí quyết áp dụng
2.8 Đỉnh cao số 8: “Ngôn ngữ” riêng để trò chuyện với khách hàng
Luôn thấu hiểu khách hàng là yếu tố quan trọng trong Marketing. Nếu truy cập vào trang web của Apple, bạn sẽ thấy Apple cố ý để giảm bớt sự nhầm lẫn của người dùng bằng cách đơn giản hóa từ ngữ. Họ tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành mà sử dụng những từ đơn giản, trực tiếp để nhấn mạnh những lợi ích mà người tiêu dùng thực sự thấy cần thiết.
Đây là một điểm mạnh của họ trong việc tiếp thị nội dung: sản phẩm công nghệ cao mà không có thuật ngữ công nghệ cao. Cách tiếp cận này không gây nhầm lẫn cho khách hàng của họ khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin. Đây là một trong những điểm sáng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.
Apple tập trung truyền tải những khía cạnh mà khách hàng quan tâm nhiều nhất về sản phẩm và dịch vụ thay vì liên tục trình bày về những giá trị kỹ thuật của sản phẩm nhưng gây tối nghĩa cho người dùng. Đây là cách tiếp cận thân thiện hữu ích mà các đối thủ cạnh tranh với Apple vẫn chưa làm được.
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc xác định được hướng nỗ lực để phát triển sản phẩm của mình, từ đó lập ra các kế hoạch kinh doanh và triển khai cụ thể để từng bước phát triển doanh nghiệp.
Những đỉnh cao trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là nguyên nhân khiến Apple trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới với vốn hóa đạt mức 3.000 tỷ USD vào đầu năm 2022. Hy vọng rằng qua bài viết của FASTDO, bạn có thể hiểu hơn về chiến lược marketing và có thể ứng dụng chúng vào doanh nghiệp của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/
>>>> ĐỌC NGAY KIẾN THỨC VỀ DOANH NGHIỆP:
5/5 – (19 bình chọn)