Điểm khác nhau giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng

Hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển thì có rất nhiều công việc mới được xuất hiện, trong đó có nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng. Có rất nhiều người chưa phân biệt được nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng, hãy cùng tìm xem điểm khác nhau giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng là gì nhé!

1. Hiểu rõ hơn về nhân viên bán hàng và nhân viên kinh doanh là gì?

Để có thể phân biệt được hai công việc này thì điều trước tiên mà bạn cần phải biết và tìm hiểu chính là khái niệm, định nghĩa hay cách hiểu về hai công việc này như thế nào? Còn nếu như bạn không hiểu về nó thì rất khó để thực hiện cũng như là để biết điểm khác nhau giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng là gì?

1.1. Nhân viên bán hàng là gì?

Nhân viên bán hàng là gì? Nhân viên bán hàng là gì?

Chẳng khó để bạn bắt gặp nhân viên bán hàng đúng không nào? Chính vì điều này khiến cho bạn thực sự chưa thể hiểu rõ thế nào là nhân viên bán hàng. Họ chính là một bộ phận nhân viên được các doanh nghiệp hay các cửa hàng thuê về để bán các mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nhân viên bán hàng cũng là bộ phận  người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại các cửa hàng, quầy bán.

Họ sẽ phải làm công việc như: tư vấn sản phẩm cho khách hàng, giới thiệu hàng hóa mới, sản phẩm mới cho khách hàng nắm bắt được. Và cũng chính là bộ phận nhân viên đem lại doanh thu trực tiếp về cho doanh nghiệp của mình.

1.2. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là gì? Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh cũng là bộ phận nhân viên tiếp cận trực tiếp đến khách hàng của mình. Là người lắng nghe ý kiến cũng như những phản ánh đánh giá của khách hàng. Tuy nhiên, khác với nhân viên bán hàng thì nhân viên kinh doanh lại là người cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho người khách hàng của mình. Với mỗi một khách hàng khác nhau thì họ phải cung cấp cũng như tư vấn về các giải pháp khác nhau cho khách hàng. Điều này cũng nhằm hướng đến đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp của bạn.

2. Sự khác nhau giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng

Tuy có những cách hiểu về công việc gần giống nhau thế nhưng nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng lại có những điểm không giống nhau. Chúng ta hãy cùng nhau hiểu về vấn đề này để có những hiểu biết rõ hơn cũng như là để hiểu công việc này hơn nhé.

2.1. Môi trường làm việc của nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng

 Môi trường làm việc của nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng  Môi trường làm việc của nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng

– Môi trường làm việc của nhân viên kinh doanh: Họ làm việc trong môi trường có thể là nhỏ hơn nhưng nếu hiểu theo một nghĩa rộng thì nó cũng là rộng hơn. Họ phải làm việc trong môi trường văn phòng, gò bó với những bức tường, với bàn làm việc và chiếc máy tính. Thế nhưng nếu như hiểu theo nghĩa rộng hơn thì cũng có nghĩa là môi trường làm việc của họ rất rộng, họ phải tự tìm kiếm và mở rộng phát triển nguồn khách hàng của mình trong công việc chứ không phải ai thích làm như thế nào hay muốn như thế nào đều được cả. Hầu hết nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đều đến từ các công ty, doanh nghiệp.

– Môi trường làm việc của nhân viên bán hàng, có lẽ nhân viên bán hàng có một môi trường thoải mái hơn và không bị gò bó bởi công việc nhiều như nhân viên kinh doanh. Họ thoải mái về hình thức hơn, và họ thường xuyên làm việc cùng với các đồng nghiệp khác tại các cửa hàng và quầy bán hàng.

Việc làm nhân viên bán hàng

2.2. Quan điểm của nhân viên và nhân viên bán hàng

Quan điểm của nhân viên và  nhân viên bán hàng Quan điểm của nhân viên và  nhân viên bán hàng

Quan điểm của hai bộ phận nhân viên này hoàn toàn khác nhau, bạn có thể hiểu và tìm hiểu theo từng ý nghĩa khác nhau:

Điểm xuất phát của quan điểm: Nhân viên bán hàng là tại nhà máy sản xuất hàng hóa, thế nhưng đối với nhân viên kinh doanh thì xuất phát quan điểm của họ lại xuất phát từ thị trường tiêu thụ, từ chính nhu cầu của người tiêu dùng, nhân viên kinh doanh sẽ lấy nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu trong hoạt động của mình.

Trọng tâm chú ý trong công việc: Nhân viên bán hàng trọng tâm bán hàng của họ chính là dựa vào sự sản xuất của nhà máy và chủ doanh nghiệp, nếu như nhà máy sản xuất ra cái gì thì nhân viên bán hàng sẽ phải thực hiện bán sản phẩm đó. Thế nhưng nhân viên kinh doanh lại khác, cái mà họ tiếp cận chính là nhu cầu và đưa ra những giải pháp những sản phẩm thích hợp với khách hàng. Chính vì thế mà trọng tâm chú ý trong công việc của họ vẫn là nhu cầu của khách hàng và những gì mà khách hàng mong muốn có được.

Biện pháp, cách thức thực hiện: Cách thức bán hàng của người nhân viên bán hàng chính là trực tiếp bán và tư vấn cho người khách hàng của mình một cách trực tiếp. Thế nhưng đối với nhân viên kinh doanh thì họ phải tổng hợp nhiều cách thức bán hàng khác nhau để tiếp cận  đến người dùng tốt hơn. Nhân viên kinh doanh sẽ phải hỏi và thăm dò nhu cầu của người khách hàng và thực hiện đáp ứng nhu cầu của  khách hàng. Không những thế mà nhân viên kinh doanh còn phải thực hiện thuyết phục khách hàng và thực hiện tìm kiếm nguồn khách hàng mới cho chính mình chứ không giống như nhân viên bán hàng chỉ cần đợi khách hàng đến và tư vấn.

  • Tư vấn bán hàng là công việc hết sức phổ biến hay gặp trong các tin tuyển nhân viên tư vấn Hà Nội. Bạn đọc quan tâm xem ngay thêm chi tiết nhé. 

Mục tiêu về lợi nhuận của hai bộ phận này: đối với nhân viên bán hàng thì mục tiêu bán hàng của họ chính là tăng doanh thu nhờ vào việc tăng năng suất bán hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Thế nhưng mục tiêu của nhân viên kinh doanh lại khác hơn nhiều so với nhân viên bán hàng. Nhân viên của họ ở tầm vĩ  mô lớn hơn. Mục tiêu lợi nhuận không phải chỉ hướng đến làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp mà còn phải tìm những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng của mình.

Đó chính là những quan điểm khác nhau giữa nhân viên bán hàng và nhân viên kinh doanh, tuy nhiên dù là ở lĩnh vực công việc nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải thực hiện đúng với những mục tiêu ban đầu đã đề ra của công việc. Tuy nhiên cho dù quan điểm hay cách thức có khác nhau đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng và sâu xa hơn nữa cũng sẽ hướng đến khách hàng của mình. Chính vì thế mà bạn cần phải thực hiện được tốt công việc cũng như đáp ứng những yêu cầu sau:

3. Những yêu cầu mà nhân viên bán hàng và nhân viên kinh doanh cần phải có

Trong quá trình tìm việc nhân viên kinh doanh tại Hà Nội hay tại bất cứ đâu thì bạn cần có những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc, dưới đây là những kỹ năng cơ bản nhất mà cả nhân viên kinh doanh và bán hàng cần có.

3.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp

Là hai công việc tiếp xúc đến khách hàng rất nhiều, chính vì thế mà bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Người ta vẫn thường nói nghề bán hàng chính là “làm dâu trăm họ” vô cùng khó khăn và vất vả, chính vì thế mà bạn cũng cần phải có những kỹ năng giao tiếp để công việc của mình diễn ra thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó thì kỹ năng giao tiếp lại khiến cho bạn và khách hàng gần gũi với nhau hơn. Tạo cho khách hàng có cảm giác tin tưởng và thân thiện, vì sẽ chẳng có ai muốn mình bỏ tiền ra để nhận lại được một thái độ không tốt của nhân viên cả. Nếu như có kỹ năng giao tiếp thì công việc của bạn cũng sẽ bớt khó khăn hơn, bạn sẽ biết được nhu cầu của khách hàng là gì từ đó rất dễ tư vấn và bán hàng.

Đối với kỹ năng giao tiếp không phải ai tự nhiên sinh ra đã có được kỹ năng này mà chính là nhờ vào quá trình làm việc và giao tiếp với mọi người xung quanh giúp cho bạn có được kỹ năng này.

3.2. Kỹ năng thuyết phục khách hàng

Kỹ năng này cũng rất quan trọng, nó khiến cho bạn có thể thuyết phục được những khách hàng khó tính nhất. Không phải lúc nào khách hàng của bạn cũng muốn mua sản phẩm đó, chính vì thế mà bạn cần phải hiểu là nếu như bạn biết thuyết phục thì chắc chắn họ cũng sẽ suy nghĩ lại về việc này. Khả năng thuyết phục khách hàng khá quan trọng, nếu như khách hàng chuyển từ không có nhu cầu thành có nhu cầu thì đó mới là thành công của bạn.

Khả năng thuyết phục khách hàng điều đầu tiên bạn cần phải thật tự tin thì mới có thể thuyết phục được, vì nếu như bạn không tự tin thì khách hàng làm sao dám tin vào sản phẩm và những điều mà bạn nói.

Tư vấn là khâu không thể thiếu trong bán hàng. Có thể Bạn đọc muốn xem thêm thông tin tuyển nhân viên tư vấn tphcm mới, lương cao, cập nhật liên tục trên timviec365.vn

3.3. Khả năng làm việc nhóm

 Khả năng làm việc nhóm  Khả năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm hiện nay chính là một trong những yêu cầu của nhà tuyển dụng với nhân viên của mình. Làm việc nhóm không chỉ giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn mà nó còn giúp cho bạn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới. Nếu như bạn biết cách làm việc nhóm thì chắc chắn công việc sẽ tạo ra được hiệu ứng vô cùng tốt. Thế nhưng nếu như không biết cách làm việc nhóm thì chắc chắn hiệu quả sẽ phản ứng ngược lại. Vì sẽ có rất nhiều người lợi dụng vào việc đó và không muốn làm việc.

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì bạn cũng cần phải làm trong môi trường làm việc nhóm chứ không phải làm việc độc lập. Bên cạnh đó nó cũng chính là yếu tố khiến cho bạn có thể được nhận vào công việc bán hàng hay nhân viên kinh doanh.

3.4. Có kiến thức về sản phẩm

Với nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng thì đều cần phải có kiến thức về sản phẩm, để có thể tư vấn cho khách hàng tốt nhất. Nếu như khách hàng có thắc mắc thì bạn vẫn có thể trả lời. Thế nhưng nếu như trong trường hợp mà bạn cũng không thể biết sản phẩm đó là thế nào thì liệu khách hàng có tin tưởng bạn nữa hay không? Những kiến thức về sản phẩm thì bạn cần phải học, thông thường thì trước khi bước vào công việc bạn sẽ được doanh nghiệp cho học một khóa học ngắn về sản phẩm và cũng có thể tự trau dồi cho mình những kiến thức về sản phẩm.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đem đến cho bạn trên đây thì bạn đã biết khác nhau giữa nhân viên kinh doanh và nhân viên bán hàng là những điểm nào và đã có thể tự phân biệt được.

Chia sẻ: