Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính và cách phân tích điểm hòa vốn – MISA AMIS
Điểm hoà vốn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Phân tích điểm hòa vốn là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp để đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh như: lựa chọn sản xuất sản phẩm, xác định mức sản lượng cần tiêu thụ, lựa chọn kết cấu giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kiều Phương Thanh
là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam. Về tác giả
Bài đã đăng
1. Điểm hoà vốn là gì?
Điểm hòa vốn là điểm dùng để chỉ mức sản xuất hoặc bán hàng mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra.
Khi xem xét hoà vốn, người ta thường quan tâm đến hai loại điểm hoà vốn:
-
Điểm hoà vốn kinh tế (còn gọi là điểm hoà vốn trước lãi vay): Là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm hoà vốn kinh tế lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng không.
-
Điểm hoà vốn tài chính (còn gọi là điểm hoà vốn sau lãi vay): Là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ. Tại điểm hoà vốn tài chính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.
2. Cách tính điểm hoà vốn
Công thức tính điểm hoà vốn:
BEP
=
FC
(S-VC)
Điểm hoà vốn theo doanh thu được tính theo công thức:
Doanh thu hoà vốn
=
FC
[(S-VC)/S]
Trong đó:
-
BEP: Sản lượng hoà vốn: là mức sản lượng cần tiêu thụ để đạt hoà vốn
+ Sản lượng hoà vốn tài chính là là mức sản xuất mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí lãi vay;
+ Doanh thu hoà vốn tài chính là doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ.
-
S: Giá bán đơn vị sản phẩm
-
FC: Tổng chi phí cố định là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ trong một phạm vi quy mô nhất định. Chi phí cố định thường bao gồm: khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà, thuê tài sản, bảo hiểm, lãi vay… (lưu ý đối với lãi vay có thể xếp vào chi phí tài chính cố định).
-
VC: Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp, hay nói cách khác, khi doanh nghiệp sản xuất hoặc bán nhiều hàng hơn, tổng chi phí biến đổi sẽ tăng lên. Chi phí biến đổi thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
-
Để hiểu rõ hơn về điểm hoà vốn, chúng ta tìm hiểu ví dụ sau:
Công ty ABC dự kiến sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm là giày da cho nam giới. Giám đốc công ty đang nghiên cứu một mô phương án kinh doanh và muốn biết xem liệu dự án này có khả thi về mặt tài chính hay không – và khi nào nó sẽ có lãi. Dưới đây là bảng thống kê các chi phí của công ty:
Sử dụng công thức tính điểm hoà vốn ở trên, giám đốc có thể tính toán xem công ty sẽ cần bán bao nhiêu đôi giày mỗi tháng để trang trải mọi chi phí:
Sản lượng hoà vốn = 205.000200-100 = 2.050 đôi giày
Công ty ABC phải sản xuất và bán 2.050 đôi giày để trang trải tổng chi phí. Nếu bán được ít hơn 2.050 đôi giày, doanh thu của doanh nghiệp sẽ không đủ bù đắp chi phí, dẫn đến thua lỗ. Ngược lại, nếu ABC bán được nhiều hơn 2.050 đôi giày mỗi tháng, công ty sẽ thu được đủ doanh thu để trang trải mọi chi phí và tạo ra lợi nhuận.
Điều gì sẽ xảy ra với điểm hòa vốn nếu doanh số bán hàng thay đổi?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng khách mua giày ít đi, ABC có nguy cơ không bán đủ giày để đạt điểm hoà vốn, bù đắp cho các chi phí của công ty. Giám đốc công ty có thể làm gì trong tình huống này? Nhìn vào công thức tính điểm hoà vốn, có 2 giải pháp cho vấn đề này:
-
Tăng giá bán giày: điều này rất khó có thể thực hiện, nếu tăng giá bán, thông thường lượng khách sẽ càng ít đi.
-
Cắt giảm chi phí bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi:
+ Giả sử giám đốc công ty quyết định giảm chi phí lương của bộ máy quản lý xuống còn 25.000 và đàm phán được với đơn vị cho thuê mặt bằng, giảm giá thuê xuống còn 40.000. Điều đó làm cho chi phí cố định giảm từ 205.000 xuống còn 190.000. Giữ nguyên tất cả các biến số khác, điểm hòa vốn sẽ là:
190.000/(200-100) = 1.900 đôi giày
Có thể thấy, việc cắt giảm chi phí cố định sẽ làm giảm điểm hòa vốn.
+ Mặt khác, giám đốc công ty đàm phán được với nhà cung cấp giảm giá da dày và đế giày, chi phí xuống còn 50/đôi và 18/đôi. Giữ nguyên các biến số khác, điểm hoà vốn sẽ trở thành:
205.000/(200-88) = 1.830 đôi giày
Từ phân tích này cho thấy nếu có thể giảm các biến chi phí, công ty có thể giảm sản lượng hòa vốn mà không cần phải tăng giá.
Ứng dụng của phân tích điểm hòa vốn trong doanh nghiệp:
Công ty X chuyên sản xuất và bán quạt thông gió. Giá bán 1 quạt là 400.000 đồng. Chi phí biến đổi là 300.000 đồng/quạt và chi phí cố định là 800.000.000 đồng/tháng (trong đó, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất là 400.000.000 đồng).
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi)
= (400.000 – 300.000) = 100.000 đồng
Điểm hoà vốn = Chi phí cố địnhLợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 800.000.000100.000 = 8.000 quạt
Doanh thu hoà vốn = (8.000 x 400.000) = 3.200.000.000 đồng
Như vậy, công ty cần phải sản xuất và bán được 8.000 quạt/tháng thì mới hoà vốn.
Ban giám đốc công ty đặt ra mục tiêu lợi nhuận trong tháng tới là 500.000.000 đồng.
-
Qua phân tích điểm hoà vốn, kế toán công ty tính được số sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ để đạt được mức lợi nhuận trên:
Số sản phẩm cần bán để đạt lợi nhuận mục tiêu = (Sản phẩm hoà vốn + Sản phẩm tạo ra lợi nhuận mục tiêu)
= (Chi phí cố định + Lợi nhuận mục tiêu)Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = (800.000.000 + 500.000.000)100.000 = 13.000 quạt
Doanh nghiệp cân nhắc có nên chấp nhận đơn đặt hàng hay không?
Giả sử công ty nhận được một đơn đặt hàng 60.000 quạt chia đều trong 12 tháng với giá 315.000 đồng/quạt. Để sản xuất được số quạt này, công ty phải đầu tư thêm máy móc sản xuất và các chi phí cố định khác 1.000.000.000 đồng. Công ty tiết kiệm được 10.000 đồng/quạt chi phí bán hàng nếu chấp nhận đơn hàng.
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm hay còn gọi là lãi trên biến phí (là phần chênh lệch của đơn giá sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm) = 315.000 – 290.000 = 25.000 đồng
Số sản phẩm để bù đắp chi phí cố định tăng thêm = 1.000.000.00025.000 = 40.000 quạt
Lợi nhuận tăng thêm = 25.000 x 60.000 – 1.000.000.000 = 500.000.000 đồng
Như vậy, mặc dù với giá đơn đặt hàng thấp hơn nhiều so với giá bán hiện tại, đơn hàng vẫn đem lại cho công ty khoản lợi nhuận tăng thêm 500 triệu đồng. Công ty nên chấp nhận đơn hàng này. Tuy nhiên, trên thực tế, khi khách hàng này đặt hàng được giá thấp hơn thì các khách hàng khác cũng không còn chấp nhận giá cũ nữa. Doanh nghiệp cần xem xét sự ảnh hưởng ở mức hệ thống, có ảnh hưởng, tác động chéo đến những đối tượng khác không…
Doanh nghiệp có nên đầu tư thêm TSCĐ hay không?
Trong cuộc họp gần đây, ban quản trị công ty đề xuất thay đổi dây chuyền chuyển sản xuất hiện tại bằng dây chuyền sản xuất bán tự động theo công nghệ mới. Chi phí ban đầu cần bỏ ra để đầu tư 120 tỷ, thời gian khấu hao dự kiến là 10 năm. Nếu dùng dây chuyền sản xuất mới, chi phí nhân công cần để sản xuất quạt sẽ giảm đi đáng kể, thời gian sản xuất quạt cũng nhanh hơn, chi phí biến đổi giảm xuống còn 240.000 đồng/quạt, chi phí cố định tăng lên 1,4 tỷ/tháng (chi phí khấu hao cho máy móc, dây chuyền sản xuất mới là 1 tỷ/tháng).
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 400.000 – 240.000 = 160.000 đồng
Điểm hoà vốn mới = 1.400.000.000160.000 = 8.750 quạt
Như vậy, nếu sử dụng dây chuyền sản xuất mới, công ty cần phải sản xuất và bán được 8.750 quạt/tháng thì mới hoà vốn.
Để đạt mục tiêu lợi nhuận 500.000.000 đồng, số quạt cần sản xuất và tiêu thụ:
Số quạt cần bán để đạt lợi nhuận mục tiêu = (1.400.000.000 + 500.000.000)160.000 = 11.875 quạt
Như vậy, mặc dù đầu tư dây chuyền công nghệ mới làm tăng lên đáng kể chi phí cố định của doanh nghiệp, sản lượng hoà vốn tăng lên (tăng 750 chiếc), tuy nhiên, chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm lại giảm. Từ đó khuếch đại lợi nhuận đạt được, số quạt cần bán để đạt được lợi nhuận mục tiêu ít hơn so với ban đầu 1.125 quạt.
Công ty Y cũng sản xuất và bán quạt thông gió như X nhưng Y sử dụng công nghệ hiện đại, chi phí cố định là 1.900.000.000 đồng/tháng), trong khi đó, chi phí biến đổi giảm còn 200.000 đồng/quạt.
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi)
= (400.000 – 200.000) = 200.000 đồng
Điểm hoà vốn = Chi phí cố địnhLợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 1.900.000.000200.000 = 9.500 quạt
Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp Y cần mức sản lượng cao hơn X để có thể hoà vốn. Tuy nhiên, sau khi hoà vốn, lợi nhuận mà Y có được sẽ cao và nhanh hơn X do lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm lớn hơn. Nếu quy mô sản xuất tiêu thụ càng mở rộng, doanh nghiệp Y càng có lợi thế hơn để tăng lợi nhuận kinh doanh.
3. Doanh thu hoà vốn
Theo công thức tính điểm hoà vốn ở phần 2, từ sản lượng hoà vốn chúng ta cũng tính được doanh thu hòa vốn (Break even revenue). Vậy doanh thu hoà vốn là gì?
Doanh thu hoà vốn hay Break even revenue được hiểu là doanh thu mà doanh nghiệp đạt được tại mức sản lượng hòa vốn. Việc tính doanh thu hoà vốn cho phép doanh nghiệp tính được xem nên đạt mức sản lượng và doanh thu như thế nào để có được mức lãi suất hòa vốn chính xác nhất. Hơn nữa, tính doanh thu hoà vốn còn để đảm bảo chủ doanh nghiệp có những biện pháp chỉ đạp hiểu quả khi đạt đến mức doanh thu mong muốn.
4. Tác dụng và những lưu ý trong phân tích điểm hoà vốn
Điểm hòa vốn cho phép doanh nghiệp biết được tại mức sản lượng tiêu thụ hoặc mức doanh thu nào doanh nghiệp hòa vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiêu thụ mức sản lượng vượt qua sản lượng hoà vốn sẽ có lãi; ngược lại doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.
Theo dõi điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp biết:
-
Dòng sản phẩm hiện tại đang mang lại lợi nhuận như thế nào
-
Doanh số bán hàng có thể giảm bao nhiêu trước khi bắt đầu bị lỗ
-
Doanh nghiệp cần bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm để hoà vốn, bao nhiêu sản phẩm để bắt đầu có lợi nhuận
-
Thay đổi trong giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp sẽ cần tăng giá bán, sản lượng tiêu thụ hoặc tiết giảm chi phí biến đổi như thế nào để bù đắp cho sự gia tăng chi phí cố định.
Vì vậy phân tích điểm hoà vốn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch ngân sách, quản lý và kiểm soát chi phí cũng như hoạch định chiến lược về giá một cách phù hợp nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Qua ví dụ ở trên, phân tích điểm hoà vốn có các ưu điểm sau:
-
Đo lường lãi và lỗ ở các mức độ sản xuất và bán hàng khác nhau, từ đó có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn.
-
Dự đoán ảnh hưởng của những thay đổi trong giá bán hàng.
-
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi từ đó đưa ra quyết định trong việc đầu tư tài sản cố định nhằm tận dụng lợi ích của đòn bẩy kinh doanh.
-
Dự đoán ảnh hưởng của sự thay đổi của chi phí và sản lượng đến lợi nhuận.
Một số lưu ý khi phân tích điểm hoà vốn:
Việc phân tích điểm hoà vốn thường gắn liền với các giả định, điều này gây ra những khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn trên thực tế. Những khó khăn đó bao gồm:
-
Giả định rằng giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng: điều này không đúng với thực tế, khi sản lượng bán ra đạt đến một mức nhất định, giá bán cũng sẽ thay đổi theo quy luật cung – cầu trên thị trường.
-
Giả định khối lượng sản xuất và bán hàng là như nhau, trong khi đó trên thực tế, doanh nghiệp luôn có một lượng hàng tồn kho nhất định.
-
Phân tích hoà vốn khó áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm do có sự khác biệt về giá bán và chi phí biến đổi của từng sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
-
Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao.
Tạm kết
Qua bài viết MISA AMIS hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, nắm được ý nghĩa và những lưu ý khi sử dụng của điểm hòa vốn từ đó vận dụng linh hoạt vào phân tích và đưa ra các quyết định quản trị chính xác.
Không dừng lại ở công cụ hỗ trợ công tác kế toán đơn thuần, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:
-
Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
-
Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
-
Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
Đặc biệt, AMIS Kế toán còn cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị. Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.
Trải nghiệm ngay những ứng dụng công nghệ hiện đại nhất trong công tác tài chính-kế toán của doanh nghiệp ngay hôm nay:
Dùng ngay miễn phí
Tác giả: Phạm Thị Bích Diệp
9,286
Đánh giá bài viết
[Tổng số:
1
Trung bình:
4
]