Dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công ty uy tín Toàn Quốc

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công ty là gì, thời hạn, phạm vi, các lĩnh vực hoạt động của chứng chỉ năng lực xây dựng công ty mới nhất. Việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng doanh nghiệp 2022 có gì thay đổi, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Theo quy định của điều 57, nghị định 100/2018/NĐCP thì chứng chỉ năng lực xây dựng công ty là loại chứng nhận pháp lý bắt buộc để các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể thực hiện các hoạt động đấu thầu, thi công xây dựng, thanh toán quyết toán hoặc nghiệm thu công trình xây dựng

xin-cap-chung-chi-nang-luc-xay-dung_1

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng ThangLongedu

Hiệu lực của chứng chỉ năng lực xây dựng công ty

Thời hạn hiệu lực đối với chứng chỉ năng lực xây dựng khi cấp lần đầu, khi điều chỉnh ra hạn, nâng hạng chứng chỉ sẽ có thời hạn là 10 năm. Đối với chứng chỉ cần điều chỉnh bổ sung nội dung, cấp lại do chứng chỉ hư hỏng, cũ hỏng thì thời hạn hiệu lực sẽ theo chứng chỉ cũ trước đó

Những khó khăn khi làm chứng chỉ năng lực xây dựng công ty

Các tổ chức, doanh nghiệp khi tự tìm hiểu làm chứng chỉ xây dựng công ty sẽ gặp nhiều khúc mắc, khó khăn trong quá trình làm như:

  • Không nắm được rõ các quy trình làm việc, thủ tục với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp

  • Bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực không đầy đủ, không chính xác, các nhân sự kê khai sai năng lực…

  • Sai hạng năng lực do kê khai sai loại công trình, không biết phân loại công trình

  • Thiếu dấu giáp lai, sai sót trong hợp đồng, bản kê khai…

  • Đăng ký nhiều lĩnh vực dẫn đến kê khai sai, chồng chéo lĩnh vực

Phạm vi, lĩnh vực được cấp của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Dưới đây là các lĩnh vực khi doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng cần phải xin cấp chứng chỉ năng lực:

 

1.Khảo sát xây dựng, bao gồm:

Khảo sát địa hình

Khảo sát địa chất công trình

2.Lập thiết kế quy hoạch xây dựng

3.Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, bao gồm:

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà công nghiệp

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp dầu khí

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp năng lượng, gồm:

– Nhiệt điện, điện địa nhiệt

– Điện hạt nhân

3.3. Thủy điện

– Điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều

– Điện sinh khối, điện rác, điện khí biogas

– Đường dây và trạm biến áp

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông, gồm:

– Đường bộ

– Đường sắt

– Cầu – hầm

– Đường thủy nội địa, hàng hải

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật:

– Cấp nước, thoát nước

– Xử lý chất thải

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)

Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, bao gồm;

Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp – hạ tầng kỹ thuật

Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thi công xây dựng công trình, bao gồm:

Thi công công tác xây dựng công trình dân dụng

Thi công công tác xây dựng công trình nhà công nghiệp

Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp dầu khí

Thi công công tác xây dựng công trình công nghiệp năng lượng, gồm:

– Nhiệt điện, điện địa nhiệt

– Điện hạt nhân

– Thủy điện

– Điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều

– Điện sinh khối, điện rác, điện khí biogas

– Đường dây và trạm biến áp

Thi công công tác xây dựng công trình giao thông, gồm:

– Đường bộ

– Đường sắt

– Cầu-Hầm

– Đường thủy nội địa- Hàng hải

Thi công công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật:

– Cấp nước, thoát nước

– Xử lý chất thải rắn

Thi công lắp đặt thiết bị vào công trình

Thi công công tác xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;…)

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, bao gồm:

Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng

Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình công nghiệp

Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình giao thông

Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tư vấn giám sát công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình

       Xem thêm: Dịch vụ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch công trình xây dựng

Liên hệ hotline 0941 766 688 để được tư vấn chi tiết

Không cần xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng với các lĩnh vực:

Tại điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định: Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng khi tham gia các công việc sau:

 Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này

  • Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

  • Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình

  • Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình

  • Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp 4; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này

  • Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014. 

 Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.

Bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng công ty

don-xin-cap-chung-chi-nang-luc-xay-dung

Mẫu đơn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Doanh nghiệp, tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định như sau:

  1. Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại thông tư 17/2017, của Bộ Xây Dựng. 

  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (DKKD) của doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức (nếu có).

  3. Bản kê khai năng lực tài chính trong thời hạn 3 năm tính đến thời điểm xin cấp chứng chỉ năng lực, máy móc và các phần mềm liên quan. 

  4. Bản quy trình quản lý thực hiện công việc lĩnh vực tham gia xin chứng chỉ hoặc hệ thống quản lý chất lượng (quy trình ISO) tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực doanh nghiệp

  5. Danh sách các cá nhân chủ chốt của công ty kèm theo văn bằng, chứng chỉ của các cá nhân và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt.

  6. Các hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu, theo quy định tại thông tư số 17/2016/TT-BXD.

Quy trình xin cấp chứng chỉ xây dựng doanh nghiệp

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đạt hạng tốt nhất, thủ tục nhanh gọn nhất. Viện đào tạo Thăng Long – Thang Long Edu hỗ trợ các doanh nghiệp tư vấn thủ tục, tư vấn hồ sơ và hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline 0941 766 688 . Thăng Long Edu sẽ tư vấn giải đáp các thắc mắc từ phía doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Các bước quy trình xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng từ Thang Long Edu

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin cần tư vấn từ doanh nghiệp

  • Bước 2: Phân tích, đánh giá hồ sơ hiện có của doanh nghiệp 

  • Bước 3: Tư vấn hồ sơ để đạt hạng cao nhất phù hợp với chứng chỉ cần xin

  • Bước 4: Ký kết hợp đồng làm việc với doanh nghiệp

  • Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ, trình và gửi hồ sơ doanh nghiệp xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng lên sở xây dựng, bộ xây dựng theo quy định

  • Hỗ trợ nhận và trao chứng chỉ tận tay doanh nghiệp

chung-chi-nang-luc-xay-dung-hang-2-moi

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2 mới

Cơ sở pháp lý để cấp chứng chỉ năng lực xây dựng doanh nghiệp

 Căn cứ các quy định, nghị định:

  •  Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề tổ chức xây dựng

  • Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng hướng dẫn về  việc cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng.

  •  Nghị định 100/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.  

  • Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Liên hệ dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline 0941 766 688 để được hỗ trợ nhanh nhất