Dịch vụ tư vấn Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Dịch vụ tư vấn Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Ưu điểm của hộ kinh doanh là ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên việc thành lập và hoạt động đơn giản. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cũng có nhược điểm như chỉ được sử dụng tối đa là 10 lao động nên hạn chế quy mô của hộ kinh doanh, đồng thời hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, ngành nghề kinh doanh không được đa dạng và không được sử dụng hóa đơn VAT.

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam. Trong bài viết này Thiên Di sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và một số lưu ý khi đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể.

1. Một số câu hỏi liên quan đến thành lập hộ kinh doanh cá thể

1.1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

1.2. Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Hộ gia đình có hộ khẩu hợp pháp tại Việt Nam cử chủ hộ là người đứng đầu đăng ký hộ kinh doanh.

1.3. Một người có thể thành lập nhiều hộ kinh doanh cá thể không?

Không. Mỗi người chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh cá thể xét trên phạm vi toàn quốc.

1.4. Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

Không. Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình trước hoạt động kinh doanh của hộ cá thể.

1.5. Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất hóa đơn VAT khấu trừ không?

Không. Hoạt động kinh doanh của hộ cá thể chỉ có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng trực tiếp.

1.6. Không có hộ khẩu tại nơi đăng ký hộ kinh doanh có đăng ký được không?

Được. Không cần có hộ khẩu tại nơi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, bạn vẫn có thể thành lập hộ kinh doanh bình thường, miễn là chứng minh được có quyền sử dụng địa điểm thành lập hộ kinh doanh hợp pháp: hợp đồng thuê, mướn nhà và giấy tờ công chứng nhà đất thuê.

– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình khi tham gia đăng ký hộ kinh doanh

3.1. Quyền của hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.

– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh và phù hợp với quy định về số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được sử dụng.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

– Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt hoạt động kinh doanh.

+ Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đầ đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đãng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.

+ Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

– Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

3.2. Nghĩa vụ của hộ kinh doanh

– Không được kinh doanh những ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu câu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

– Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. ’

– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

+ Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo; hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập (xem thêm Điều 78 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP). Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

+ Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm của hộ kinh doanh và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.

– Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

4. Cách đặt tên hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai phần theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

– Tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện và tên riêng của hộ kinh doanh không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.

– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

 

5.1. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Số vốn kinh doanh;

+ Số lao động;

– Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

– Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.

– 02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).

– Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

5.2. Số lượng hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể: 01 bộ.

5.3. Thẩm quyền tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể

Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở chính.

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.

5.4. Quy trình thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể gồm các bước sau:

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

5.5. Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

6. Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

– Mỗi người chỉ được quyền thành lập 01 hộ kinh doanh cá thể xét trên phạm vi toàn quốc. Nếu đã từng thành lập hộ kinh doanh mà không thực hiện thủ tục đóng cửa dù đã không còn hoạt động thì cũng không thể thành lập hộ kinh doanh mới. Do tính chất pháp lý đặc thù của hộ kinh doanh là không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

– Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó nhiều đối tác cân nhắc khi mua hàng hóa của hộ kinh doanh cá thể.

7. Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể của Công ty Thiên Di

Đến với dịch vụ của Công ty Thiên Di, quý khách hàng sẽ được:

– Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;

– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;

– Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI

Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0981317075

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: [email protected]

Đăng ký để được tư vấn