Dịch vụ thi công vệ sinh công nghiệp nhà xưởng

Việc thi công vệ sinh công nghiệp nhà xưởng tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần phải có quy trình trật tự. Do diện tích nhà xưởng thường rộng nên mức độ bụi bẩn, chất thải trong quá trình sản xuất là vô cùng cao. Việc vệ sinh nhà xưởng không thường xuyên và đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người lao động đồng thời làm giảm khả năng lưu trữ, bảo quản nguyên liệu và thành phẩm. Vậy quy trình thi công vệ sinh công nghiệp nhà xưởng bao gồm những gì? Cùng dailysonepoxy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vệ Sinh Nhà Xưởng Là Gì?

Vệ sinh nhà xưởng bao gồm các công đoạn vệ sinh trần, sàn, tường, máy móc nhà xưởng. Trong các nhà máy xí nghiệp hiện nay, để tối ưu hóa hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp thường làm việc theo ca giữa các công nhân để đảm bảo hoạt động sản xuất luôn hoạt động suốt ngày đêm. Điều này đồng nghĩa với việc không gian trong nhà xưởng luôn được tận dụng tối đa khiến bụi bẩn, ô nhiễm hay chất thải từ quá trình sản xuất thất thoát ra ngoài nhanh chóng.

Nhà xưởng có quá nhiều bụi bẩn hay hóa chất độc hại nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động và hiệu quả công việc. Nếu máy quá nhiều bụi, nó cũng có thể bị hỏng nhanh chóng.

Do đó, điều quan trọng là phải áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình vệ sinh thông thường. Tuy nhiên, để lên kế hoạch vệ sinh nhà xưởng, doanh nghiệp cần quan tâm đến nhiều yếu tố như tiêu chuẩn vệ sinh, quy trình thực hiện, dụng cụ,…

Vệ Sinh Nhà Xưởng

>>> Xem thêm: Thi công sân cỏ nhân tạo với kích thước nào là chuẩn nhất?

Những Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Công Nghiệp Nhà Xưởng

Vệ sinh nhà xưởng chuyên nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn và các thứ tự sau:

  • Vệ sinh trần nhà xưởng. Đây được coi là hạng mục phức tạp và khó vệ sinh nhất vì người thực hiện công việc này phải thao tác ở trên cao.
  • Làm vệ sinh sạch các bức tường xung quanh nhà xưởng.
  • Hệ thống cáp treo là công trình vệ sinh thứ ba.
  • Tiếp theo là vệ sinh hệ thống máng đèn, hộp đèn, đèn bố trí xung quanh nhà xưởng.
  • Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng tiếp theo là hệ thống thông gió và quạt trần. Hạng mục này cũng khó làm vệ sinh vì nó thường ở trên cao.
  • Cuối cùng là vệ sinh toàn bộ máy móc, thiết bị và nơi làm việc trong nhà xưởng.
    Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Công Nghiệp Nhà Xưởng

Tiêu chuẩn này cũng được coi là trình tự vệ sinh nhà xưởng, doanh nghiệp cần thực hiện một chiều để đảm bảo tiết kiệm thời gian đồng thời loại bỏ triệt để bụi bẩn và hóa chất độc hại ra khỏi không gian mà không nơi nào bị bỏ sót.

Dụng Cụ Thi Công Vệ Sinh Công Nghiệp Nhà Xưởng

Để dịch vụ vệ sinh nhà xưởng diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tối ưu thì những dụng cụ thiết yếu là rất cần thiết. Có thể kể đến một số dụng cụ, thiết bị vệ sinh nhà xưởng:

  • Thiết bị vệ sinh công nghiệp: Các thiết bị này thường chạy bằng điện, pin hoặc ắc quy và có công suất hoạt động rất lớn hỗ trợ tối ưu cho công việc vệ sinh nhà xưởng. Các thiết bị vệ sinh công nghiệp có thể kể đến máy hút bụi, máy lau sàn, máy chà sàn, chổi quét nhà, máy giặt thảm, máy giặt ghế sofa, máy phun rửa áp lực, máy phun hơi nước nóng, máy lau kính, máy thổi sàn, thảm,…
  • Dụng cụ làm sạch công nghiệp: Các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh công nghiệp như xe đẩy vệ sinh công cộng, xe đẩy ba tầng, cây lau sàn ướt, cây lau nhà khô, chổi quét bụi, xô đựng dung dịch vệ sinh, cây lau kính, ky hốt rác,…
  • Dung dịch tẩy rửa công nghiệp: Chất tẩy rửa sử dụng trong vệ sinh nhà xưởng giúp loại bỏ nhanh chóng các vết dầu mỡ, hóa chất, cặn bẩn cứng đầu. Một số dung dịch hóa chất tẩy rửa công nghiệp thường được sử dụng như nước lau sàn, nước tẩy toilet, nước chăm sóc sàn, nước lau kính, nước đánh bóng bề mặt gỗ và kim loại, dung dịch bảo quản, nước khử mùi…

Dụng Cụ Thi Công Vệ Sinh Công Nghiệp Nhà Xưởng

>>> Xem thêm: Bảng báo giá sơn Nippon chi tiết

Những Hạng Mục Cần Vệ Sinh Trong Nhà Xưởng

Ngoài các tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng đã nêu, đội ngũ thi công cần vệ sinh kỹ lưỡng nhiều hạng mục khác như:

  • Các lối vào – lối ra của nhà xưởng.
  • Trần nhà và tường nhà xưởng, đặc biệt là ở các góc, thường có rất nhiều bụi và mạng nhện bám vào.
  • Loại bỏ bụi bẩn, khói bụi có thể bám trên bề mặt các thiết bị, máy móc.
  • Sử dụng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh các loại cửa như cửa sổ, cửa kính, cửa inox hay cửa gỗ.
  • Lau, làm sạch và đánh bóng đồ nội thất bằng gỗ và kim loại.
  • Làm sạch đường ống, dây điện, dây cáp… để giảm nguy cơ cháy, nổ, chập điện.
  • Làm sạch lưới chắn côn trùng để cải thiện hiệu suất của lưới.

Quy Trình Thi Công Vệ Sinh Công Nghiệp Nhà Xưởng

Quy trình vệ sinh nhà xưởng được thực hiện theo tiêu chuẩn vệ sinh và bao gồm các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh trần nhà xưởng

Vệ sinh trần nhà xưởng

Trần nhà xưởng thường được kết cấu bằng hệ thống dầm ngang và dọc với dây cáp và hệ thống điện. Bộ phận vệ sinh sẽ sử dụng chổi cán dài để loại bỏ bụi bẩn và mạng nhện.

Ngoài ra, trần nhà xưởng thường có độ cao khoảng 8-12m, đội vệ sinh nhà xưởng ở bước này cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như mũ, nón, giày, dây thừng,…. được thắt một cách an toàn. Đồng thời, phải có xe nâng đỡ – hạ xuống để đảm bảo khu vực trần nhà dễ dàng vệ sinh.

Bước 2: Vệ sinh khu vực tường xung quanh nhà xưởng

Vệ sinh khu vực tường xung quanh nhà xưởng

Ở những khu vực này, bụi bẩn và mạng nhện thường sẽ bám rất nhiều sau khi nhà xưởng đi vào hoạt động sản xuất một thời gian. Đội vệ sinh nhà xưởng sẽ dùng chổi quét mạng nhện trên bề mặt, sau đó lại quét sạch và loại bỏ bụi.

Bước 3: Vệ sinh các thiết bị và máy móc trong nhà xưởng

Máy móc trong các nhà xưởng là nơi bám nhiều bụi bẩn, hóa chất, dầu mỡ, có thể giảm hiệu suất đáng kể nếu không được vệ sinh thường xuyên. Thời gian trung bình để sản xuất ra một sản phẩm tăng lên đồng nghĩa với việc tăng chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tùy từng loại máy, thiết bị mà có những cách vệ sinh khác nhau. Do mỗi loại máy có cấu tạo và chất liệu khác nhau nên hạng mục này luôn cần đến sự tư vấn và hỗ trợ của các kỹ thuật viên nhà xưởng. Điều này không chỉ giúp máy sạch hoàn toàn mà còn đảm bảo máy sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Bước 4: Vệ sinh sàn nhà xưởng

Thi công vệ sinh công nghiệp sàn nhà xưởng

Sàn nhà xưởng thường là nơi tích tụ lượng lớn bụi bẩn, dầu mỡ, hóa chất trong quá trình làm việc và sản xuất. Vì vậy, các công đoạn vệ sinh sàn cần tỉ mỉ và có sự hỗ trợ của các thiết bị vệ sinh công nghiệp như máy hút bụi, máy chà sàn,… Ngoài ra, việc lựa chọn hóa chất tẩy rửa sàn phải đảm bảo đúng chủng loại để có kết quả vệ sinh tốt nhất.

Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ

Bước cuối cùng là rất đơn giản, nhưng cũng quan trọng. Trong bước này, người giám sát sẽ kiểm tra lại tất cả các ngóc ngách của nhà xưởng. Nếu phát hiện vị trí nào còn bám bụi ở bất cứ đâu hoặc nếu bạn chưa làm sạch nó kỹ lưỡng, bạn nên làm sạch lại nó. Kết quả nghiệm thu của quy trình vệ sinh nhà xưởng là tất cả các khu vực đều được làm sạch đảm bảo không còn sót lại bụi, dầu mỡ, hóa chất.

Xem thêm: Quy trình các bước thi công cải tạo nhà xưởng chi tiết, hiệu quả.

Một Số Lưu Ý Khi Vệ Sinh Công Nghiệp Nhà Xưởng

Trong quá trình vệ sinh nhà xưởng, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố quan trọng:

  • Quá trình vệ sinh cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
  • Đội ngũ làm vệ sinh cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như ủng, giày, găng tay, mũ, áo, …
  • Không làm sạch máy móc, thiết bị điện bằng nước.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO

Địa chỉ: 606/76/4, Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Số điện thoại: 028 626 757 76

Hotline: 0818 21 22 26

Fax: 028 626 757 28

Email: [email protected]