Dịch vụ pháp lý và những quy định của pháp luật – Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
Ngày nay, dịch vụ pháp lý đã không còn là cụm từ xa lạ với mọi người bởi đó là một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và trả lời được các câu hỏi: Dịch vụ pháp là gì ? Dịch vụ pháp lý được quy định như thế nào và ai được quyền hành nghề dịch vụ pháp lý ? Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về ngành dịch vụ pháp lý, từ đó giúp bạn có nhìn nhận và định hướng chính xác hơn về ngành này.
Trước hết, chúng ta cần hiểu “dịch vụ pháp lý” là một lĩnh vực khá rộng, nó là “đặc quyền” của giới luật sư, được pháp luật bảo hộ. Lĩnh vực dịch vụ pháp lý được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề luật sư (Pháp lệnh luật sư và văn bản hướng dẫn thi hành). Do đó, khái niệm về “dịch vụ pháp lý” được quy định trong Pháp lệnh luật sư năm 1987 và Pháp lệnh luật sư năm 2001, tuy nhiên ở mỗi thời điểm khác nhau nên khái niệm này được hiểu ở mức độ khác nhau.
Theo Pháp lệnh Luật sư năm 1987, dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm: Việc tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho bên bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân, các tổ chức kinh tế nước ngoài; Đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình và lao động; Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.
Pháp lệnh luật sư năm 2001 quy định dịch vụ pháp lý bao gồm 3 lĩnh vực:
Tố tụng: Là việc tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn và bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; Với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Luật sư có thể tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính; Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp
Tư vấn pháp luật: Là việc tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức; Là đại diện theo ủy quyền của các cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật
Dịch vụ pháp lý khác: Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp lý
Có thể thấy, cụm từ “dịch vụ pháp lý khác” đều được nhắc trong cả 2 Pháp lệnh luật sư 1987 và Pháp lệnh luật sư 2001, nhưng lại không nói rõ dịch vụ pháp lý khác là gì ở trong hai văn bản quan trọng nhất này. Không nói đến Pháp lệnh luật dư 1987 vì văn bản này đã hết hiệu lực thi hành, còn Pháp lệnh luật sư 2001 mới nhưng cũng chưa có văn bản hướng dẫn về dịch vụ pháp lý khác. Do đó, “dịch vụ pháp lý khác” tạm thời vẫn phải sử dụng theo văn bản hướng dẫn trước đây. Theo điều 30, Quy chế đoàn Luật sư ban hành kèm theo Nghị định 15/HĐBT ngày 21-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Pháp lệnh luật sư 1987 do Hội đồng Nhà nước ban hành thì các dịch vụ pháp lý khác được hiểu là: Việc hướng dẫn, giải thích về những vấn đề có liên quan đến pháp luật; Hướng dẫn làm các đơn từ, hợp đồng, viết di chúc, giấy tờ tặng cho và các văn bản có tính chất pháp lý. Những hướng dẫn này có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng.
Ai được làm dịch vụ pháp lý?
Trước đây, theo Pháp lệnh luật sư 1987, chỉ có Luật sư, Luật sư tập sự và những người có đủ các tiêu chuẩn đã quy định tại phần II, Thông tư 1119/QLTPK ngày 24/12/1987 của Bộ Tư pháp (gọi tắt là “Người khác”) mới được làm dịch vụ pháp lý. Theo Thông tư 1119, “Người khác” phải có đầy đủ các điều kiện: Có tư cách đạo đức; Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc đã qua công tác pháp lý từ 5 năm trở lên và có kiến thức tương đương đại học pháp lý. Vào thời điểm đó, tại các văn phòng dịch vụ pháp lý, Luật sư, Luật sư tập sự, “người khác” chỉ được thực hiện tư vấn về giải đáp pháp luật; Tư vấn về cơ sở pháp lý của các hoạt động kinh tế, xã hội, quản lý xí nghiệp cụ thể là tư vấn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, dân sự và lao động; Hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế cơ sở… mà không được phép đại diện cho đương sự để tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế và tranh chấp dân sự hoặc thay mặt đương sự trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị giải quyết một việc cụ thể.
So với Pháp lệnh luật sư 1970, Pháp lệnh hiện hành quy định về đối tượng được làm dịch vụ pháp lý có hạn chế lớn nhưng phạm vi lại được mở rộng rất nhiều. Theo Pháp lệnh Luật sư 2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/12/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư, người được làm dịch vụ pháp lý là những người được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và tham gia một tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư hay công ty luật hợp pháp). Đối với luật sư tập sự chỉ được hoạt động dịch vụ pháp lý khi luật sư hướng dẫn phân công và được sự đồng ý của khách hàng. Đồng thời, luật sư tập sự phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc của mình trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nơi mình tập sự và tuyệt đối không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật.
Quyền lợi sinh viên được hưởng khi tham gia học tập tại trường
- Phương trâm đào tạo của trường: NÓI KHÔNG VỚI THẤT NGHIỆP; 100% sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập từ 80 triệu/năm nhóm các ngành du lịch, khách sạn, chế biến món ăn…;
- Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, thực tập tại doanh nghiệp nước ngoài( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…);
- Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU ĐÃI khi tham gia làm việc tại nước ngoài với các doanh nghiệp, tập đoàn do Công ty XKLĐ của Trường ( GLOTECH) giới thiệu;
- Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU TIÊN xét cấp học bổng toàn phần AOYAMA (tổng giá trị học bổng tương đương 800 triệu/3 khóa học) khi tham gia học tại trường (sinh viên được tài trợ toàn bộ tiền kinh phí học tập, chỗ ở, tạo cơ hội việc làm thêm tại Nhật Bản). Năm 2016, Tập đoàn kết hợp với Nhà trường đã cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngành Điều Dưỡng và Công tác xã hội của trường;
- Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA chương trình đào tạo tiếng Đức tại trường phục vụ du học chuyên sâu ngành Điều Dưỡng;
- Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên;
- Sinh viên ĐƯỢC HỌC LIÊN THÔNG Đại học sau khi tốt nghiệp;
- Con em gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng CSXH khi nhập học theo quy định hiện hành.
✎ ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN CAO ĐẲNG 2017
[ninja_form id=5]
[ninja_form id=5]
✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:
Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy
Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy
Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp
✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:
- Tuyển sinh ngành Dược
- Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
- Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
- Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
- Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
- Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
- Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
- Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
- Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
- Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
- Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
- Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
- Tuyển sinh ngành Kế toán
- Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
- Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
- Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý
☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: [email protected]
✎ Website chính thức| https://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/
Tham khảo một số thông tin về ngành Dịch vụ pháp lý tại đây: