Dịch vụ pháp lý là gì? Tìm hiểu ngành Dịch vụ pháp lý – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên

1. Dịch vụ pháp lý là gì?

Cho đến nay, chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về dịch vụ pháp lý. Hiểu một cách đơn giản, dịch vụ pháp lý là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Dịch vụ pháp lý là gì? Tìm hiểu ngành Dịch vụ pháp lý

Dịch vụ pháp lý ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế hội nhập

Dịch vụ pháp lý được thể hiện qua 4 khía cạnh sau: Dịch vụ pháp lý cho lĩnh vực Kinh doanh, Dịch vụ pháp lý cho các khía cạnh Dân sự, Dịch vụ pháp lý về Quản lý trật tự Hành chính và Dịch vụ pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp về dân sự, hành chính, kinh doanh.

2. Tìm hiểu về ngành Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

Ngành Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đã có những thành công đáng ghi nhaanh, số lượng người hành nghề dịch vụ pháp lý không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng được cải thiện.

Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý. Về cơ bản, những quy định đó đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật với hoạt động dịch vụ pháp lý, giúp những quan hệ đó được thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, ngành cũng gặp phải không ít những khó khăn. Đầu tiên, có một số quy định còn chưa phù hợp với quy định của WTO và với thông lệ chung của các nước. Bên cạnh đó, những quy định về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam nằm rải rác tại các văn bản khác nhau. Trong khi tại những nước phát triển và có nền dịch vụ pháp lý phát triển, hoạt động này được điều chỉnh bằng một đạo luật chung, đó là luật về nghề dịch vụ pháp lý thì ở Việt Nam, mỗi loại dịch vụ pháp lý lại được điều chỉnh bởi một văn bản khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng “ thừa vẫn thừa và thiếu vẫn thiếu”.

Về hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, có thể thấy ưu điểm của Việt Nam là “giá rẻ”. tuy vậy, hầu hết các ý kiến đánh giá vẫn thừa nhận rằng, đa phần các văn phòng luật sư, các luật sư trong nước cung cấp dịch vụ pháp lý kém hơn so với các luật sư nước ngoài.

Do hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm mang tầm quốc tế, phần lớn luật sư ở Việt Nam hành nghề tư vấn đơn giản hoặc tranh tụng tại tòa với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhấn trong nước, cá nhân và những hộ gia đình.

3. Ngành Dịch vụ pháp lý và những thông tin cần biết

Những năm tuyển sinh gần đây, ngành Dịch vụ pháp lý, tuy khá mới mẻ song được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm. Dưới đây là một số thông tin cần nắm được khi tìm hiểu về ngành Dịch vụ pháp lý.

Dịch vụ pháp lý học những gì?

Sinh viên của ngành sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành để đáp ứng tốt yêu cầu công việc:

Dịch vụ pháp lý là gì? Tìm hiểu ngành Dịch vụ pháp lý

Học sinh theo học ngành Dịch vụ pháp lý sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực cần thiết

  • Khối kiến thức cơ sở ngành bao gồm: Lịch sử nhà nước Việt Nam, bộ máy nhà nước Việt Nam, pháp luật Việt Nam. Nắm rõ Luật Hiến Pháp, Luật Hành Chính, Luật Dân Sự, Luật Thương Mại, Luật Lao Động,… Công chứng, chứng thực, xây dựng văn bản pháp luật.

  • Kiến thức chuyên ngành: Vận dụng được kiến thức cơ sở vào dịch vụ tư vấn pháp lý, thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến pháp luật của cơ quan, tổ chức.

  • Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kỹ năng dịch vụ cần thiết như: Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp lý, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, lao động, thương mại, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng tư vấn pháp luật, Kỹ năng đánh giá các quy định của pháp luật…

Học ngành Dịch vụ pháp lý ra làm gì?

Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, do nhu cầu về tư vấn pháp luật, thực hiện các thủ tục pháp lý thông qua giao dịch ngày càng nhiều, những văn phòng uật sư, các phòng công chứng tư mở ra ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ngành Dịch vụ pháp lý được dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

  • Cơ quan  nhà nước: làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc các sở ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương…

  • Các tổ chức xã hội: làm việc tại các tổ chức xã hội có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như: văn phòng công chứng, hội luật gia, đoàn luật sư, văn phòng luật sư, ….

  • Tổ chức kinh tế: Làm việc ở tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế trong bộ phận hỗ trợ, bộ phận pháp chế, làm các công tác tham mưu pháp luật cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin cần biết về ngành Dịch vụ pháp lý. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

https://credit-n.ru/contact.html