Dịch vụ là gì? Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống
Dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn nhận được sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ từ nhà nước trong những năm gần đây. Một nền kinh tế muốn vận hành, phát triển nhanh chóng và bền vững cần có sự tham gia của ngành dịch vụ. Nhưng nhiều người còn chưa rõ dịch vụ là gì và có các loại hình dịch vụ nào. Hiểu về ngành dịch vụ là chìa khóa mở ra cơ hội nghề nghiệp với thu nhập hấp dẫn.
Mục Lục
1. Khái niệm dịch vụ được hiểu như thế nào là đúng?
Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình và không tách rời nhau
Trong cuộc sống thường ngày, cụm từ “dịch vụ” thường xuyên được nhắc đến: dịch vụ giải trí, dịch vụ giáo dục, dịch vụ bảo hiểm,… Nếu tìm kiếm khái niệm dịch vụ thì bạn sẽ thu về nhiều kết quả từ các nguồn khác nhau:
- Theo Wikipedia, dịch vụ là những thứ tương tự hàng hóa nhưng là phi vật chất. Sự ra đời của dịch vụ chính là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu của con người.
- Theo Philip Kotler – Huyền thoại Marketing thế giới, dịch vụ được hiểu là bất kỳ hoạt động hoặc lợi ích nào mà chủ thể A có thể cung cấp cho chủ thể B. Đối tượng cung cấp cần đảm bảo 2 tiêu chí đó là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu bất kỳ một vật chất nào.
- Theo từ điển Tiếng Việt 2004 của Nhà xuất bản Đà Nẵng, dịch vụ được hiểu là công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và cần được trả công.
- …
Ngoài ra, còn rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ. Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật giá năm 2013 cũng đã quy định về nội dung này. Theo đó, dịch vụ được hiểu là hàng hóa mang tính vô hình, không tách rời nhau trong suốt quá trình sản xuất và tiêu dùng. Ngành dịch vụ bao gồm tất cả các dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo đúng luật định.
2. Bản chất thực của dịch vụ
Nắm rõ khái niệm dịch vụ, bạn cần tìm hiểu thêm 3 bản chất của dịch vụ. Vậy 3 bản chất này là gì?
- Dịch vụ chính là quá trình vận hành các hành vi và hành động dựa vào các yếu tố vô hình với mục đích giải quyết mối quan hệ giữa 2 bên gồm doanh nghiệp – nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.
- Dịch vụ luôn gắn liền với hiệu suất, hiệu suất ở đây gồm: tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng người tiêu dùng sẽ nhận được sau khi dùng dịch vụ.
- Dịch vụ cũng là một quá trình diễn ra theo một trình tự nhất định gồm nhiều giai đoạn và nhiều bước khác nhau. Trong một số giai đoạn nhất định, nhà cung cấp sẽ tạo thêm dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.
- Dịch vụ ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng
Nhận biết dịch vụ thông qua 5 đặc điểm cơ bản
Trong thực tế, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hàng hóa vật chất và dịch vụ. Nhận biết các đặc điểm của dịch vụ giúp bạn phân biệt được đâu là hàng hóa, đâu là dịch vụ.
2.1 Tính vô hình của dịch vụ
Đây là đặc điểm đầu tiên trong 5 đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ. Vì dịch vụ mang tính vô hình nên bạn không thể sử dụng các giác quan để cảm nhận về dịch vụ trước khi mua chúng.
Bạn mua một ly kem hoặc một chiếc bánh và có thể thưởng thức ngay sau khi thanh toán. Nhưng bạn mua vé xem bóng đá hoặc ca nhạc thì cần chờ đến khi buổi đấu hoặc buổi biểu diễn diễn ra mới có thể thưởng thức.
2.2 Tính không đồng nhất của ngành dịch vụ
Hiện vẫn chưa có bất kỳ tiêu chuẩn chung nào được công nhận và đưa vào sử dụng trong việc đánh giá chất lượng của dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: người cung cấp, thời gian, địa điểm,…
Ngoài ra, với cùng một dịch vụ nhưng mỗi khách hàng lại đưa ra cảm nhận và phản hồi khác nhau sau khi sử dụng. Chính điều này đã tạo nên tính đa dạng hay tính đồng nhất của dịch vụ.
Dịch vụ có tính vô hình và không đồng nhất về mặt chất lượng
2.3 Tính không thể cất giữ và lưu trữ của dịch vụ
Khác với hàng hóa, dịch vụ không thể lưu trữ trong kho để bán, sử dụng hoặc kiểm kê sau. Dịch vụ chỉ tồn tại vào đúng thời điểm mà chúng được cung cấp cho khách hàng.
Hiểu một cách đơn giản, bạn thấy hoảng sợ và gay cấn khi xem bộ phim kinh dị. Nhưng những cảm xúc này chỉ diễn ra tại thời điểm bạn đang xem phim và bạn không thể lưu trữ cảm xúc này khi bộ phim đã kết thúc.
2.4 Tính không thể tách rời nhau của dịch vụ
Đặc điểm này đã được đề cập đến trong định nghĩa về dịch vụ trích từ Luật giá 2013. Trong một số tài liệu khác, tính không thể tách rời của dịch vụ còn có tên gọi là tính đồng thời – sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng lúc.
Do có tính không thể tách rời nên dịch vụ luôn gắn liền với nhà cung cấp. Ví dụ, khi bạn muốn cắt tóc thì sẽ tìm đến thợ cắt tóc, khi bạn cần khám và điều trị bệnh thì sẽ liên hệ bác sĩ,…
2.5 Tính không thể chuyển quyền sở hữu của dịch vụ
Khi mua hàng hóa vật chất, bạn có thể mang về nhà hoặc cất trữ và đem ra sử dụng khi có nhu cầu. Nhưng khi mua dịch vụ thì bạn chỉ được quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà dịch vụ đem lại trong khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, tất cả dịch vụ không thể tách rời nhà cung cấp của chúng.
Dịch vụ có tính không thể lưu trữ, tách rời và chuyển quyền sở hữu
3. Dịch vụ đóng vai trò gì trong sự phát triển kinh tế – xã hội?
Dịch vụ được xem là một phần quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Cùng tham khảo vai trò chính của dịch vụ ngay thôi nào!
3.1 Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, ngành dịch vụ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tiền tệ trong nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ còn mở ra cơ hội việc làm cho người lao động. Người lao động có thu nhập ổn định hạn chế vấn nạn thất nghiệp, giảm tải áp lực cho nền kinh tế quốc gia.
3.2 Tạo ra nguồn thu lớn cho các doanh nghiệp
Doanh nghiệp dù cung cấp bất kỳ loại hình dịch vụ nào thì đều có nguồn thu cố định từ việc bán dịch vụ đó. Nhờ bán được nhiều dịch vụ mà doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững hơn.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách sạn, chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, giải trí và thể dục có nhiều lợi thế trong cải thiện doanh thu. Lý do là các dịch vụ này dễ mang lại cảm xúc vui vẻ và thoải mái cho người sử dụng.
Sự phát triển của dịch vụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ
3.3 Cung cấp các loại hình dịch vụ thiết yếu cho công chúng
Đời sống vật chất và tinh thần của con người phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhu cầu: ăn uống, giải trí, di chuyển,… Dịch vụ ra đời nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu này.
Dịch vụ ra đời để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người
4. Các loại dịch vụ thường gặp trong đời sống
Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển với tốc độ nhanh chóng và mang về nguồn thu lớn cho nền kinh tế. Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển hàng đầu thế giới gồm có: Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc.
Dù chưa lọt top những ngành dịch vụ của Việt Nam cũng hoạt động một cách đa dạng với nhiều loại hình khác nhau, có thể kể đến như:
41. Dịch vụ khách sạn và nhà hàng
Đây là loại hình dịch vụ bao gồm quán bar, nhà hàng và khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, ăn uống và lưu trú của khách hàng. Dịch vụ khách sạn và nhà hàng hoạt động với phương châm xem khách hàng là Thượng đế.
Nhân sự làm việc trong ngành này có nhiệm vụ tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và vui vẻ khi sử dụng dịch vụ. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp là bí quyết giúp dịch vụ khách sạn và nhà hàng ghi điểm trong mắt khách hàng.
Dịch vụ khách sạn nhà hàng đòi hỏi thái độ phục vụ chuyên nghiệp
4.2 Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch được sinh ra nhờ hoạt động tương tác giữa 2 bên là: khách du lịch và các tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch. Hoạt động tương tác này vừa đáp ứng nhu cầu ăn ở, đi lại, giải trí, nghiên cứu,.. của du khách lại vừa mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng.
Các chức danh công việc phổ biến trong ngành dịch vụ du lịch gồm có: hướng dẫn viên du lịch, đại lý du lịch, công nhân vệ sinh, người tổ chức sự kiện,… Tất cả cá nhân sẽ nỗ lực tổ chức cho du khách một chuyến đi hấp dẫn và bổ ích.
4.3 Dịch vụ giao thông công cộng
Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đang tập trung phát triển giao thông công cộng một cách bền vững. Sự ra đời của dịch vụ giao thông công cộng là giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông đô thị.
Dịch vụ giao thông công cộng cung cấp các loại phương tiện: xe bus, tàu hỏa, tàu điện ngầm,… Tuy nhiên, con người chưa mặn mà với loại hình dịch vụ giá rẻ này vì sự hạn chế về cơ sở vật chất, cách quản lý vấn đề an ninh trật tự,…
Dịch vụ giao thông công cộng giải quyết bài toán về tình trạng tắc đường
4.4 Dịch vụ bưu chính – viễn thông
Dịch vụ bưu chính – viễn thông cung cấp cho con người các sản phẩm chủ đạo như: internet, điện thoại, điện báo, chuyển phát nhanh, phát hành báo chí,… Sự phát triển của loại hình dịch vụ này đã giúp con người dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, ngành dịch vụ – bưu chính viễn thông còn là bước đệm để nâng cao trình độ dân trí và thu hẹp khoảng cách của con người với thế giới bên ngoài. Con người có cơ hội tiếp cận thông tin về các lĩnh vực: chính trị, khoa học, xã hội, kinh tế,… một cách nhanh và chuẩn xác.
4.5 Dịch vụ bất động sản
Dịch vụ kinh doanh bất động sản bao gồm các hoạt động: định giá bất động sản, môi giới bất động sản, tư vấn bất động sản, sàn giao dịch bất động sản,… Tất cả hoạt động này được thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch bất động sản.
Kinh doanh dịch vụ bất động sản vừa là một hoạt động kinh doanh dịch vụ lại vừa là một hoạt động mang tính nghề nghiệp. Phạm vi kinh doanh của loại dịch vụ này là các cá nhân và tổ chức trong nước, người Việt định cư ở nước ngoài, cá nhân và tổ chức nước ngoài có quyền kinh doanh bất động sản.
Dịch vụ kinh doanh bất động sản phát triển mạnh ở cả trong và ngoài nước
4.6 Dịch vụ giải trí
Ngành dịch vụ giải trí và tổ chức sự kiện ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự gia tăng trưởng liên tục của các: gameshow truyền hình, công ty giải trí,… Ngoài ra, dịch vụ giải trí còn mang đến con người một số sản phẩm như: điện ảnh, sân khấu, âm nhạc hay các buổi biểu diễn trực tiếp.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, dịch vụ giải trí đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Trong đó có thể kể đến một số cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
4.7 Dịch vụ tài chính và ngân hàng
Dịch vụ tài chính và ngân hàng bao gồm hệ thống các ngân hàng, công ty tư vấn tài chính và các công ty giữ vai trò kế toán. Nhân sự của ngành này mang các chức danh công việc như: kế toán, cán bộ cho vay, cố vấn tài chính,…
Công việc của các nhân sự làm việc trong ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng là gửi đến khách hàng lời khuyên và tư vấn giá trị về tài chính, kế toán. Đồng thời, giúp khách hàng đăng ký hoặc thiết lập các khoản vay, khoản đầu tư hoặc mở tài khoản ngân hàng.
Dịch vụ tài chính ngân hàng hỗ trợ người dân các vấn đề tài chính và kế toán
4.8 Dịch vụ bảo hiểm
Ngày nay, dịch vụ bảo hiểm không còn xa lạ với người dân vì nhờ có bảo hiểm mà người dân bớt được những khoản chi và nỗi lo khi bị đau ốm và bệnh tật. Sự gia tăng quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tỉ lệ thuận với mong muốn tham gia bảo hiểm của người dân.
Thực tế, rất nhiều người Việt Nam đã sẵn sàng chi trả một khoản tiền cố định hằng tháng cho dịch vụ bảo hiểm. Ở nước ta, loại hình dịch vụ này hoạt động dưới sự giám sát của pháp luật nên người dân có thể yên tâm.
4.9 Dịch vụ giáo dục
Giáo dục cũng được xem là một loại hình dịch vụ do giáo viên, giáo sư,… cung cấp thông qua hình thức giảng bài, luyện thi, hướng dẫn làm đồ án,… Cá nhân hoạt động trong dịch vụ này phải là người có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về giáo dục.
Mục tiêu chính của dịch vụ giáo dục đó là cung cấp trí tuệ, đạo đức và kỹ năng cho người học. Từ đó, giúp người học trở thành một công dân tốt và có đủ khả năng tham gia công cuộc xây dựng một xã hội giàu minh, giàu mạnh.
Dịch vụ giáo dục mang đến người học trí tuệ, đạo đức và kỹ năng
4.10 Dịch vụ thể dục
Ngành dịch vụ thể dục có sự tham gia của các chủ phòng tập, huấn luyện viên thể hình, huấn luyện viên cá nhân, giáo viên Yoga,… Phòng tập thể dục, trang phục và thiết bị tập luyện là hệ thống cơ sở vật chất giúp các huấn luyện viên hoàn thành tốt công việc của mình.
Dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, người tập sẽ có một sức khỏe dẻo dai và vóc dáng lý tưởng. Các bài tập và phương pháp tập luyện được huấn luyện viên đưa ra hứa hẹn mang đến người tập trải nghiệm sảng khoái.
4.11 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Loại hình dịch vụ này phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn có nhiều dịch bệnh bùng phát. Đối mặt với nguy cơ sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, người dân có ý thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ y tế, thiết bị y tế, bảo hiểm y tế, sản xuất thuốc,… là các đơn vị tạo ra dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Yêu cầu để hoạt động trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn khắt khe hơn so với các loại hình dịch vụ khác. Nếu không có giấy phép hoạt động hay chứng chỉ hành nghề thì pháp luật sẽ xử phạt nghiêm minh.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật
4.12 Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp xuất hiện ở cả phái nữ và phái nam tạo điều kiện lý tưởng để dịch vụ chăm sóc sắc đẹp hot hơn bao giờ hết. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ có xu hướng theo đuổi ngành này thay vì một số ngành khác.
Dịch vụ của ngành chăm sóc sắc đẹp bao gồm: spa, nail, thẩm mỹ, trang điểm, làm tóc,… Đặc điểm của ngành này là thời gian tái sử dụng dịch vụ của khách hàng rất ngắn. Hầu hết khách hàng sẽ quay lại tìm người cung cấp dịch vụ chỉ sau khoảng 1 – 3 tháng.
4.13 Dịch vụ thiết kế
Ngành thiết kế bao gồm các dịch vụ sáng tạo và thiết kế được các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp cho khách hàng. Với loại hình dịch vụ thiết kế, khách hàng có thể đưa ra yêu cầu thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, ngoại thất, nội thất,…
Cá nhân hoạt động trong dịch vụ thiết kế có chức danh: nhà thiết kế nội thất, người thiết kế đồ họa, người thiết kế sản phẩm,… Sản phẩm của người thiết kế được tạo nên từ năng lực sáng tạo của bản thân kết hợp với yêu cầu do khách hàng đưa ra.
Dịch vụ thiết kế đòi hỏi năng lực sáng tạo của người thiết kế
4.14 Dịch vụ tiếp thị và bán hàng
Dịch vụ tiếp thị và bán hàng cung cấp cho các tổ chức và cá nhân có có dịch vụ hoặc dịch vụ cần bán các chuyên gia cung cấp các dịch vụ khuyến mại, bán hàng hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ của loại hình dịch vụ này, khách hàng tiềm năng sẽ được đưa lại gần hơn với các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với họ.
Nếu muốn khởi sắc kinh doanh giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt thì tất cả tổ chức và cá nhân có sản phẩm, dịch vụ cần bán nên dùng dịch vụ này. Cách thức kinh doanh truyền thống đã không còn phù hợp trong thời kỳ con người có quá nhiều sự lựa chọn như hiện nay.
5. Tổng kết
Khái niệm dịch vụ là gì, bản chất, đặc điểm cơ bản của dịch vụ cùng các loại hình dịch vụ thịnh hành đều đã được tổng hợp trong bài viết. Hy vọng bạn có thêm nguồn thông tin bổ ích để giúp sự hiểu biết của mình thêm phong phú. Nếu bạn mong muốn theo đuổi ngành dịch vụ thì bài viết này đã trang bị cho bạn hệ thống kiến thức cơ bản mà người làm nghề nhất định phải biết.
———–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: