Dịch vụ là gì? Bản chất, đặc điểm và các loại hình dịch vụ?

Dịch vụ là gì? Bản chất, đặc điểm và các loại hình dịch vụ. Vai trò của dịch vụ.

    Dịch vụ là một trong những ngành rất phát triển trong quá trình vận động và phát triển kinh tế – xã hội. Dịch vụ là một khái niệm thông dụng và cực kỳ phổ biến trong cuộc sống. Hàng ngày, mỗi cá nhân đều sử dụng dịch vụ hoặc là người cung ứng dịch vụ. Vậy hiểu thế nào là dịch vụ? Bản chất, đặc điểm và các loại hình dịch vụ. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    1. Dịch vụ là gì?

    Khái niệm dịch vụ là gì đã có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề này. Cụ thể một số quan điểm nổi bật như sau:

    – “Dịch vụ là một hoạt động hoặc lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên khác về cơ bản là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu bất kỳ thứ gì. Sản xuất của nó có thể có hoặc có thể không gắn với một sản phẩm vật chất” (quan điểm của Kotler và Armstrong).

    – Hay quan điểm của J. William Stanton cho rằng dịch vụ là những hoạt động vô hình có thể nhận dạng riêng biệt, về cơ bản mang lại sự thỏa mãn mong muốn và không nhất thiết phải gắn liền với việc bán một sản phẩm hoặc một dịch vụ khác.

    – Quan điểm của Adrian Payne nhận định “dịch vụ là một hoạt động có một yếu tố vô hình gắn liền với nó và liên quan đến sự tương tác của nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng hoặc với tài sản thuộc về khách hàng. Dịch vụ không liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu đầu ra”.

    – Theo Hiệp hội tiếp thị Hoa Kỳ (1960) định nghĩa “dịch vụ là là các hoạt động, lợi ích hoặc sự thỏa mãn được cung cấp để bán hoặc được cung cấp liên quan đến việc bán hàng hóa”.

    Và theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Luật giá năm 2012 quy định dịch vụ là một loại hàng hóa vô hình, trong đó quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, về bản chất có thể hiểu dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật chất và do một bên cung cấp dịch vụ cho một bên khác có nhu cầu và có trả chi phí. Hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng, ví dụ có thể kể đến một số hoạt động như dịch vụ sửa chữa nhà cửa, máy móc gia dụng; các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ tư vấn pháp luật;…

    Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại

    2. Bản chất, đặc điểm và các loại hình dịch vụ?

    2.1. Bản chất của dịch vụ:

    – Mục tiêu của ngành dịch vụ là mang lại giá trị cho khách hàng, cho người sử dụng dịch vụ. Do vậy, ngành dịch vụ luôn gắn liền với hiệu suất hoặc thành tích

    – Bản chất của dịch vụ xác định là một quá trình, diễn ra theo đúng một trình tự nhất định sẽ phân chia bao gồm nhiều giai đoạn và từng bước thực hiện khác nhau. Và trong mỗi giai đoạn sẽ có nhiều chi phí, công sức để thực hiện.

    – Dịch vụ về bản chất là một quá trình vận hành những hoạt động, hành vi dựa vào những yếu tố mang tính chất vô hình.Từ đó, nhằm mục đích có thể tiến hành giải quyết được những mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

    2.2. Đặc điểm cơ bản của dịch vụ:

    Tính vô hình:

    – Dịch vụ không mang những đặc điểm thu hút các giác quan của khách hàng giống như hàng hóa mang tính vật chất thông thường. Dịch vụ không thể nghe, không thể nhìn, nếm hay cảm nhận, nghe được.

    – Ví dụ: khi bạn đi tàu mua vé chuyến tàu đi từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh, bạn mua vé và bạn chỉ có thể cầm vé biết được mình từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh; bạn biết được mình sẽ đi từ đâu đến đâu nhưng không thể chạm vào nó, nhìn thấy hay cảm nhận được dịch vụ vận chuyển đó.

    Tính không thể tách rời:

    Các dịch vụ thường được sản xuất và tiêu dùng đồng thời. Đối với dịch vụ, nó không thể tách rời được nhà cung ứng dịch vụ. Khác hẳn với hàng hóa, hàng hóa mang tính vật chất nên khi chúng được sản xuất thành sản phẩm, thì sau đó sẽ được phân phối thông qua nhiều khâu trung gian và sẽ được tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đó. Với dịch vụ, về bản chất nhà cung cấp dịch vụ sẽ trở thành một phần để dịch vụ đó được cung ứng, không thể tách rời.

    Tính dễ hư hỏng: 

    Về mặt bản chất, dịch vụ không được lưu trữ để thực hiện việc bán hoặc lưu trữ để sử dụng sau này. Nếu như hàng hóa có thể được cất giữ ở kho, có thể tiến hành kiểm kê được thì dịch vụ ngược lại, dịch vụ không thể tiến hành việc kiểm kê.

    Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ, vì nó có thể có tác động lớn đến kết quả tài chính của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu như trường hợp nhu cầu ổn định, tính dễ hư hỏng không phải là một vấn đề quá lớn mà các công ty cung cấp dịch vụ cần phải quan tâm. Ngược lại nếu như trong trường hợp nhu cầu biến động, các công ty dịch vụ có thể gặp khó khăn rất lớn do không kiểm soát được.

    Tính thay đổi, đa dạng:

    Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của dịch vụ. Trên thực tế, khi cung cứng dịch vụ, chất lượng của dịch vụ khác nhau rất nhiều, có dịch vụ tốt, dịch vụ kém chất lượng, điều này tùy thuộc vào các nhà cung cấp chúng và khi nào, ở đâu và như thế nào. Và một phần nữa là phụ thuộc vào tính chất sử dụng nhiều lao động của các dịch vụ nên có rất nhiều sự khác biệt về chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau.

    Định giá dịch vụ: 

    Việc định giá dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu và sự cạnh tranh, nơi có thể sử dụng phương pháp định giá thay đổi. Quyết định định giá về dịch vụ bị ảnh hưởng bởi tính dễ hư hỏng, sự dao động của nhu cầu và tính không thể tách rời.

    Sự tham gia của người dùng:

    Đặc điểm của dịch vụ quan đến cuối cùng là sự tham gia của người dùng hay còn gọi là bên sử dụng dịch vụ. Một dịch vụ không thể tách rời khỏi nhà cung cấp của nó, nhưng cũng không thể tách rời nó khỏi người dùng.

    2.3. Các loại hình dịch vụ hiện nay:

    * Xét theo phương pháp loại trừ gồm có:

    – Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ

    – Ngân hàng, bảo hiểm.

    – Thương mại.

    – Kinh doanh bất động sản.

    – Dịch vụ công cộng, dịch vụ khối công quyền.

    – Dịch vụ đào tạo

    – Vận chuyển, phân phối, lưu kho.

    * Căn cứ dựa vào mức độ liên hệ với khách hàng gồm có:

    – Các loại dịch vụ thuần túy, gồm:

    + Dịch vụ Đào tạo.

    + Dịch vụ Giao thông công cộng.

    + Dịch vụ Khách sạn.

    + Chăm sóc sức khỏe.

    + Dịch vụ Nhà hàng.

    – Các loại dịch vụ pha trộn:

    + Dịch vụ về bất động sản.

    + Dịch vụ Chi nhánh văn phòng.

    + Bưu điện.

    + Dịch vụ tang lễ.

    + Du lịch.

    + Các dịch vụ về bất động sản.

    * Loại hình dịch vụ có yếu tố sản xuất, bao gồm:

    – Dịch vụ về bất động sản.

    – Dịch vụ sửa chữa.

    – Dịch vụ khối công quyền.

    – Dịch vụ thương nghiệp.

    Xem thêm: Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ theo Luật thương mại

    3. Vai trò của dịch vụ:

    Dịch vụ ngày càng đóng vai trò lớn đối với xã hội nói chung và các nền kinh tế nói riêng. Đặc biệt với thời đại xã hội toàn cầu hóa, thì dịch vụ phát triển không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Cụ thể như sau:

    – Đối với nền kinh tế quốc dân: ngành dịch vụ có đóng vai trò thúc đẩy cũng như góp phần vào sự phát triển mà tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế; đồng thời từ đó góp phần đối với mức độ tăng trưởng kinh tế của nước nhà.

    Bên cạnh đó, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng phát triển cao, thúc đẩy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, từ đó đạt được kết quả lớn về tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới trong các hoạt động cung ứng dịch vụ với các quốc gia trên thế giới.

    – Đối với ngành sản xuất: dịch vụ phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của ngành sản xuất. Vì khi đó cung ứng về nguyên – vật liệu cho sản xuất được đẩy nhanh, và khi đó sản phẩm sản xuất sẽ được phân bổ và tiếp cận với người tiêu dùng một cách nhanh nhất và phổ biến nhất.

    – Bên cạnh đó, trong đời sống, khi ngành dịch vụ phát triển đã tạo được công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động, từ đó mang lại được nguồn thu nhập lớn cho cá nhân và nền kinh tế nước nhà.

    – Ngoài ra, ngành dịch vụ không chỉ đánh vào sự phát triển kinh tế của cá nhân và nước nhà mà còn đáp ứng được những nhu cầu về mặt đời sống tinh thần của con người như mua sắm; đi lại; ăn uống; tiêu dùng của con người;..